Hợp đồng bảo hiểm điện tử và các vấn đề liên quan

  • 06/07/2022
  • [post-views]

Trong Cẩm nang chuyển đổi số 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông (Việt Nam) cho biết: “Chuyển đổi số là câu chuyện chung của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt ngành, nghề. […] Doanh nghiệp công nghệ số chỉ là một phần nhỏ, là những người tạo ra công nghệ số hoặc tư vấn ứng dụng công nghệ số. Những doanh nghiệp khác dùng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số mới là phần lớn và là phần quan trọng nhất”. 

Nhận định trên là rất xác đáng. Ứng dụng công nghệ số để đổi mới hoạt động, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh là cơ hội mà nhiều doanh nghiệp cần nắm bắt để tồn tại và phát triển, dù là trong bất kỳ ngành, nghề nào. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng không thể nằm ngoài xu thế chuyển đổi số, đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát và đặt ra các phép thử nghiêm khắc cho cách vận hành truyền thống của doanh nghiệp. Hơn nữa, với các tiến bộ về công nghệ hiện nay, doanh nghiệp bảo hiểm còn có thể vận dụng để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại một cách hiệu quả.

Sử dụng chữ ký số để ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Có thể thấy vấn đề xác thực chủ thể ký kết hợp đồng bảo hiểm cũng như quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là rất quan trọng. Với công nghệ hiện tại, chữ ký số có thể là một giải pháp có một số ưu điểm so với chữ ký viết tay, với cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ và khả thi về mặt kỹ thuật. Việc sử dụng chữ ký số sẽ không đặt ra vấn đề chữ ký giả như trong trường hợp ký tay. 

Hợp đồng bảo hiểm và các văn bản liên quan, nếu được ký số sẽ hiển thị chính xác thời điểm được ký kết, có thể dễ dàng được lưu giữ và có giá trị chứng minh chủ thể ký kết trong thời hạn có hiệu lực của chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp, cũng như được xem là hợp đồng bằng văn bản theo quy định. Nếu không thừa nhận chữ ký số trên một tài liệu, chủ thể sở hữu hoặc quản lý chữ ký số sẽ có nghĩa vụ chứng minh chữ ký số của mình bị sử dụng không hợp pháp (chẳng hạn như bị lừa dối, nhầm lẫn, bị đánh cắp thiết bị chữ ký số), song sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả xảy ra do không tuân thủ đầy đủ các biện pháp quản lý chữ ký số. 

Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể yêu cầu đại lý bảo hiểm phải sử dụng chữ ký số để có thể quản lý, đảm bảo tính minh bạch, trung thực trong các hoạt động của đại lý bảo hiểm, làm gia tăng niềm tin và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp bảo hiểm có thể yêu cầu đại lý bảo hiểm cập nhật, xác nhận quá trình thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng bằng chữ ký số (chẳng hạn như khi khách hàng thanh toán phí bằng tiền mặt thì đại lý phải cập nhật và ký số trên ứng dụng (app) bảo hiểm để xác nhận với cả khách hàng lẫn doanh nghiệp bảo hiểm). 

Việc sử dụng các phương tiện điện tử bao gồm hợp đồng điện tử tuy sẽ thay đổi cách thức thu xếp, ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, song điều này sẽ không hạ thấp hay thay thế vai trò của đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm sẽ vẫn là lực lượng chủ yếu tiếp cận khách hàng, giới thiệu, chào bán sản phẩm, hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin, và với việc triển khai giao dịch điện tử, chất lượng, tính minh bạch và trung thực trong hoạt động của đại lý bảo hiểm sẽ được bảo đảm tốt hơn và những đại lý bảo hiểm nào không tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh sẽ bị đào thải.

Bộ hợp đồng bảo hiểm điện tử có đủ các chứng từ sau: 

Danh mục bộ hợp đồng bảo hiểm: mục lục tự động chuyển đến trang có chứng từ cần xem. Giấy chứng nhận bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm. Chứng từ giao dịch bảo hiểm khác (Nếu có). 

Quy tắc và Điều khoản sản phẩm bảo hiểm: Khách hàng click vào từng mục sản phẩm để xem điều khoản tương ứng được Bộ Tài Chính phê duyệt. Với mỗi công ty bảo hiểm sẽ có yêu cầu về điều kiện lưu trữ khác nhau.

Số hóa việc mua bảo hiểm của bạn và cải thiện trải nghiệm của khách hàng của bạn 

Tự động hóa và giảm thiểu rủi ro pháp lý 

Số hóa quy trình làm việc nội bộ giúp giảm chi phí vận hành và tăng năng suất của nhân viên. Ngoài ra, bạn giảm rủi ro không có chữ ký trong các điều kiện của chính sách, tránh việc khách hàng sử dụng giấy tờ. Đơn giản hóa việc ký kết các chính sách và dịch vụ tài chính cho khách hàng của bạn 

Giúp chủ hợp đồng của bạn ký hợp đồng bảo hiểm và bất kỳ tài liệu nào khác liên quan đến dịch vụ của bạn dễ dàng hơn. 

Với FPT.eContract, khách hàng của bạn không bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ thuật số hoặc đăng ký trên nền tảng của chúng tôi để ký. 

Tính hợp pháp và bảo vệ dữ liệu tối đa. Phạm vi pháp lý rộng hơn nếu có bất đồng và giảm nguy cơ những người bên ngoài công ty của bạn truy cập vào dữ liệu cá nhân. Chúng ta đã biết rằng thông tin được số hóa an toàn hơn các tài liệu được lưu trữ trên giấy.

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hợp đồng điện tử FPT:
Số điện thoại: 1900.636.191
Email: fpt.econtract@fpt.com.vn
Website: econtract.fpt.com.vn/

 

TAGS

Tin liên quan

6 Đặc điểm của hợp đồng điện tử, ưu điểm và hạn chế

Đặc điểm của hợp đồng điện tử thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong quá trình tham gia vào dạng hợp đồng này, bạn cần nắm rõ các tính chất cơ bản như định dạng lưu trữ, số lượng chủ thể giao kết và quản lý. Góc chia sẻ sau đây, FPT.eContract sẽ tiến hành […]

Mẫu hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ mới nhất

Hợp đồng bảo mật thông tin song ngữ có lẽ không còn xa lạ với những ai làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, tham gia vào các dự án chuyển giao công nghệ. Khi ký kết vào hợp đồng hay thỏa thuận bảo mật thông tin, bạn tuyệt đối không tiết lộ […]

Giải pháp hợp đồng điện tử là gì? 3 Lưu ý cần biết

Giải pháp hợp đồng điện tử đã và đang nâng cao hiệu quả hoạt động, mở ra cơ hội mới cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng hợp đồng điện tử thể hiện rất rõ nét trong khoảng chục năm gần đây. 1. Giải pháp hợp đồng điện tử […]