">

Hợp đồng điện tử, Chữ ký điện tử và những điều cần biết

  • 04/05/2022
  • [post-views]

1. Định nghĩa hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử 

Hợp đồng Điện tử là bất kỳ loại hợp đồng nào được hình thành trong các giao dịch thương mại điện tử bởi sự tương tác của hai hay nhiều cá nhân sử dụng. 

Ví dụ như email, là sự tương tác giữa một chủ thể với một tác nhân điện tử như máy tính; hoặc sự tương tác của ít nhất hai tác nhân điện tử được lập trình.

Hợp đồng Điện tử là hợp đồng được mô hình hóa, được quy định, thực hiện và triển khai bởi một hệ thống phần mềm

eSignatures – Chữ ký điện tử được định nghĩa là: “Một âm thanh, biểu tượng hoặc quy trình điện tử được gắn, hoặc được liên kết một cách hợp lý với một bản ghi. Chữ ký được thực hiện bởi một người có ý định ký vào tài liệu.”

2. Giá trị pháp lý hợp đồng điện tử 

Điều 34 Luật Giao dịch điện tử quy định: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.” Tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận tính pháp lý chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.” 

Như vậy, pháp luật đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện đúng theo giao kết trong hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng điện tử phải đảm bảo các nội dung sau: 

– Nội dung của hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được soạn thảo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh.

– Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

3. Căn cứ pháp lý chữ ký điện tử 

Chữ ký điện tử không bị cấm bởi CC 2015. Luật Giao dịch điện tử 2005 và Nghị định 130 sẽ công nhận Chữ ký điện tử là một loại chữ ký nếu đủ các tiêu chí sau: 

– Nhận dạng: Phương pháp khởi tạo chữ ký cần chỉ ra được chủ thể ký kết, kèm theo đó là sự đồng ý với nội dung tài liệu 

– Độ tin cậy: Phương pháp khởi tạo phải đáng tin, đảm bảo đáp ứng được mục đích giao kết hợp đồng và gửi đi. Tuy nhiên, CC 2015, Luật Giao dịch điện tử 2005 và Nghị định 130 không cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách xác định danh tính chủ thể đăng ký.

4. Yêu cầu đối với hợp đồng điện tử, chữ ký điện tử 

Hợp đồng điện tử cần phải có sự đồng ý hoàn toàn từ người ký. Hầu hết trường hợp người ký có thể biểu lộ sự chấp thuận bằng cách đồng ý trong email, hoặc đơn giản là ký hợp đồng qua email.

Cần thông báo đầy đủ cho người ký về ý nghĩa chữ ký của họ. Người ký phải hiểu rõ rằng họ đang đồng ý bị ràng buộc với các điều khoản của một tài liệu khi chấp thuận ký. Cũng cần làm rõ rằng họ không ký chỉ để đơn thuần xem xét tài liệu hoặc xác minh là đã nhận tài liệu. Có thể cung cấp cho người ký các tùy chọn khác. 

Luật chữ ký điện tử đối với giấy tờ không cần thiết trong nhiều trường hợp, nhưng một số người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn có thể được phép chọn sử dụng giấy tờ nếu họ muốn. 

Thông báo cho người ký rằng họ có thể rút lại sự đồng ý. Người ký cần được thông báo rằng họ có thể rút lại sự đồng ý sử dụng chữ ký điện tử hoặc hợp đồng điện tử bất kỳ lúc nào. Quy trình, thủ tục rút lại chữ ký cũng cần được giải thích rõ ràng. 

Thông tin chi tiết về hợp đồng điện tử FPT.eContract, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System

Tư vấn sản phẩm

Tổng đài 24/7: 1900.636.191- ext 1

Miền Bắc: 0934.583.499; 0919.626.829

Miền Nam: 0934.453.466; 0932.991.468

Email: FPT.eContract@fpt.com.vn

Hỗ trợ khách hàng

Tổng đài 24/7: 1900.636.191 – ext 3

Email: customersupport@fpt.com.vn

TAGS

Tin liên quan

Hợp đồng điện tử có hiệu lực khi nào?

Có thể hiểu rằng, hợp đồng điện tử có hiệu lực như một hợp đồng văn bản truyền thống nếu thỏa mãn đầy đủ được các yêu cầu về việc tạo lập thông tin, gửi, nhận và lưu trữ thông tin bằng các phương tiện điện tử. Như vậy, để hợp đồng điện tử có […]

Những lưu ý cần biết khi ký kết hợp đồng điện tử

Ký kết hợp đồng điện tử đang được các cá nhân và Doanh nghiệp bắt đầu làm quen và thực hiện trong giao kết các hợp đồng thương mại, dịch vụ, lao động… Hình thức giao kết này có những điểm khác biệt nhất định so với ký kết hợp đồng giấy truyền thống, vì thế […]

Với FPT.eContract, doanh nghiệp tự tin duy trì hoạt động và tăng tốc cạnh tranh

Hai câu chuyện thực tế ứng dụng ký kết điện tử từ Ford Việt Nam và COFICO đã được chia sẻ tại hội thảo trực tuyến “Ký kết điện tử vượt giãn cách – chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh” vừa diễn ra do FPT IS tổ chức. Qua đó, doanh nghiệp có […]