Phân biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
- 08/04/2022
- [post-views]
Về cơ bản, hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống tương đối giống nhau. Tuy nhiên, có một vài điểm khác biệt giữa hai loại hợp đồng này.
1. Chủ thể giao kết hợp đồng điện tử
Trong giao dịch điện tử, ngoài các chủ thể tham gia vào giao kết thông thường là người mua và người bán còn xuất hiện các chủ thể thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Chủ thể thứ ba này không tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng mà tham gia với tư cách hỗ trợ cho việc thực hiện hợp đồng và đảm bảo tính hiệu quả cũng như giá trị pháp lý của hợp đồng như đảm bảo việc chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.
2. Hình thức giao dịch hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử là một thỏa thuận được tạo ra và ký kết dưới dạng điện tử, không sử dụng giấy tờ. Ví dụ là một hợp đồng mà bạn viết trên máy tính của mình và gửi email cho một đối tác kinh doanh và doanh nghiệp liên kết email lại với một chữ ký điện tử cho thấy sự chấp nhận.
Còn hợp đồng truyền thống được giao dịch bằng cách sử dụng các văn bản, tài liệu Giao dịch bằng ngôn ngữ, lời nói Giao dịch bằng các phương thức, hành động Và các phương thức khác do hai bên thỏa thuận. Các giao dịch trao đổi với nhau bằng các phương tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay để thể hiện việc giao kết. Các bên tham gia phải gặp mặt trực tiếp rồi mới đi đến việc giao kết hợp đồng

3. Phạm vi áp dụng hợp đồng điện tử
Hợp đồng truyền thống được ứng dụng đa dạng trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội, trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực….
Trong khi đó, hợp đồng điện tử có pháp vi áp dụng hạn chế hơn, chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể mà không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
4. Ưu điểm của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử không yêu cầu bên thứ ba phải xác minh tính xác thực của mình, cho phép các bên tham gia tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho một giao dịch cụ thể. Đây là một trong những ưu điểm đầu tiên của hợp đồng thông minh.
Ưu điểm thứ hai, hợp đồng thông minh yêu cầu sử dụng chữ ký có khóa kỹ thuật số, chỉ chủ sở hữu mới có thể ký. Khác với hợp đồng truyền thống, Bên A có thể ký kết cả hai văn bản của cả hai bên, trong khi bên B không hề hay biết.
Ưu điểm thứ ba, tính xác thực chắc chắn là một lợi thế quan trọng của hợp đồng điện tử. Hợp đồng truyền thống có thể bị làm giả hoặc sửa đổi nếu không được bảo mật hoặc xác thực bởi một chuyên gia. Thậm chí, một vài thay đổi trong từ ngữ cũng có thể gây ra hậu quả quan trọng với thỏa thuận cuối cùng. Các hợp đồng thông minh ngược lại, được lưu trữ trên một hệ thống cơ sở dữ liệu, nên có tính bất biến. Tất cả các thỏa thuận đều được đánh dấu thời gian và được thông báo tới các bên tham gia, nhằm ngăn chặn các sửa đổi không mong muốn với các điều khoản trong hợp đồng.
Là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp đầu tiên và dẫn đầu thị trường về hợp đồng điện tử và ký số, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý. FPT.eContract là nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến hợp đồng điện tử hàng đầu dành cho cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam.
- Doanh nghiệp e-commerce ký kết hợp đồng lao động 100% từ xa với FPT.eContract
- Tập đoàn sản xuất thực phẩm đảm bảo kinh doanh không gián đoạn ứng dụng FPT.eContract
- Lợi ích của chữ ký số trong trường học
- Lợi ích của chữ ký số trong ngành giáo dục
- Liệt kê 5 cách chữ ký điện tử có thể mang lại lợi ích cho các đại lý bất động sản