Bảng giá Gói Ký hợp đồng, tài liệu điện tử FPT.eContract

LITE

Miễn phí

Miễn phí
FCC.50

Gói ký 50 tài liệu

1.100.000đ
FCC.100

Gói ký 100 tài liệu

1.800.000đ
FCC.200

Gói ký 200 tài liệu

3.200.000đ
FCC.500

Gói ký 500 tài liệu

7.500.000đ
FCC.1000

Gói ký 1.000 tài liệu

14.000.000đ
FCC.2000

Gói ký 2.000 tài liệu

24.000.000đ
FCC.5000

Gói ký 5.000 tài liệu

50.000.000đ
FCC.Max

Gói ký trên 10.000 tài liệu

Liên hệ

Đăng ký mua

> Chính sách Bảo mật dữ liệu cá nhân
  • Khách hàng lựa chọn gói phần mềm phù hợp với số lượng tài liệu sử dụng
  • Các gói tài liệu không giới hạn thời gian sử dụng
  • Sản phẩm phần mềm FPT.eContract không chịu thuế VAT
  • Chưa bao gồm phí SMS nếu khách hàng sử dụng dịch vụ gửi hợp đồng cho người ký bằng tin nhắn
  • Lưu trữ miễn phí dữ liệu với mỗi bộ hồ sơ ký trong vòng 10 năm
  • Miễn phí tư vấn, khảo sát ban đầu
  • Hợp đồng, tài liệu điện tử được lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu duy nhất tại Việt Nam đạt an toàn thông tin ISO 27001:2013 và 22301:2012
  • Sử dụng chung hạ tầng CNTT bảo mật của FPT
  • Đảm bảo hệ thống dự phòng (back up) dữ liệu của FPT.
MỜI HỢP TÁC ĐẠI LÝ & CỘNG TÁC VIÊN
Trân trọng mời Đại lý và Cộng tác viên cùng cộng tác kinh doanh bộ sản phẩm của FPT IS với nhiều ưu đãi hấp dẫn!
Thông tin người đăng ký


    > Chính sách Bảo mật dữ liệu cá nhân

    Đối tác, khách hàng của bạn khi ký kết không cần mua cũng như không cần đăng ký tài khoản FPT.eContract. Chỉ cần một bên có tài khoản FPT.eContract khởi tạo hợp đồng và luồng ký thì mọi bên đối tác tham gia ký chỉ cần cung cấp địa chỉ email để thực hiện giao dịch ký kết hợp đồng.

    Hợp đồng, tài liệu sẽ được tự động chuyển đến bên ký tương ứng như đã xác lập trong luồng ký bằng email hoặc tin nhắn thông báo trên điện thoại, desktop hoặc thiết bị kết nối internet bất kỳ để ký kết bằng chữ ký số hoặc chữ ký ảnh

    Ký số bằng Chữ ký số để
    Xác định nguồn gốc đảm bảo danh tính của người ký
    Tính toàn vẹn đảm bảo nguyên vẹn nội dung trên văn bản không được chỉnh sửa
    Tính không thể phủ nhận không thể từ chối việc ký điện tử trên văn bản mà chủ sở hữu gửi đi.
    Tính pháp lý tài liệu điện tử được ký điện tử có cùng giá trị pháp lý như một tài liệu giấy được ký bằng chữ ký viết tay.

    Pháp lý chữ ký số căn cứ theo

    Nghị định 130/2018/NĐ-CP–Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ Chứng thực chữ ký số.
    Nghị định 165/2018/NĐ-CP – Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thúc đẩy giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính
    Điều 33 Chương IV Luật giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 số 51/2005/QH11
    Hợp đồng điện tử được ký bởi chữ ký số điện tử.

    Theo Điều 34 Luật Giao dịch điện tử, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Vì vậy, hợp đồng điện tử hoàn toàn có giá trị pháp lý tương tự như hợp đồng giấy.

    Luật Giao dịch điện tử tại khoản 1, 2 Điều 14 quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”.

    Vì vậy, trong trường hợp tranh chấp cần đến tòa án và trọng tài, chỉ cần đảm bảo được tính toàn vẹn của dữ liệu và xác định được người khởi tạo cũng như các yếu tố liên quan, hợp đồng điện tử có thể được chấp nhận với giá trị như hợp đồng thông thường.

    Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử. Đây là thông tin được mã hóa bằng khóa riêng của người gửi, được đính kèm theo văn bản nhằm đảm bảo cho người nhận định danh và xác thực đúng nguồn gốc, tính toàn vẹn của dữ liệu nhận được.

    Chữ ký số được hiểu như con dấu điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

    Căn cứ áp dụng Hợp đồng điện tử trong hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 45/2019/QH14

    Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
    Điều 220. Hiệu lực thi hành

    Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
    Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận hợp pháp đã giao kết có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung để phù hợp và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
    Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

    Hợp đồng điện tử trong thương mại căn cứ theo Luật thương mại: 36/2005/QH11
    Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại. Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

    Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự được áp dụng căn cứ theo Bộ luật dân sự: 91/2015/QH13
    Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    Căn cứ Luật kế toán: 88/2015/QH13

    Điều 17. Chứng từ điện tử

    Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
    Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.
    Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
    Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán

    Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
    Điều 19. Ký chứng từ kế toán

    Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.

    Hợp đồng điện tử được áp dụng cho các văn bản liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng:

    Hợp đồng lao động
    Hợp đồng cung cấp dịch vụ
    Hợp đồng thuê khoán
    Hợp đồng vay vốn
    Hợp đồng bảo hiểm
    Hợp đồng vận chuyển tài sản, hành khách
    Hợp đồng mua bán
    Hợp đồng dịch vụ, thương mại
    Hợp đồng đại lý
    Đơn đặt hàng

    Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống
    1 Căn cứ pháp lý Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005. Bộ luật Dân sự mới nhất 2015
    2 Phương thức giao dịch – Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản
    – Được ký bằng chữ ký điện tử

    Thông thường, hợp đồng truyền thống có các phương thức sau:
    – Bằng văn bản

    – Bằng lời nói

    – Bằng hành động

    – Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận

    3 Nội dung Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:
    – Yêu cầu kỹ thuật

    – Chứng thực chữ ký điện tử

    – Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật

    – Đối tượng của hợp đồng;
    – Số lượng, chất lượng;

    – Giá, phương thức thanh toán;

    – Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

    – Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    -Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

    – Phương thức giải quyết tranh chấp

    Luật mẫu của UNCITRAL (Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc) về Thương mại điện tử năm 1996 (sửa đổi năm 1998)
    Luật Giao dịch điện tử 2005:
    Định nghĩa về Hợp đồng điện tử

    Thừa nhận tính pháp lý của Hợp đồng điện tử

    Nguyên tắc giao kết và thực hiện hiện hợp đồng điện tử

    Nghị định 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
    Giá trị của chữ ký số trên thông điệp dữ liệu là tương đương với chữ ký trên văn bản giấy

    Giá trị của chữ ký số của cơ quan/tổ chức trên thông điệp dữ liệu là tương đương với con dấu.

    Luật mẫu về Chữ ký điện tử năm 2001: Ngày 05 tháng 7 năm 2001, UNCITRAL đã thông qua Luật mẫu về Chữ ký điện tử và sách huớng dẫn về việc áp dụng.
    Công ước Liên hợp quốc về sử dụng các giao dịch điện tử trong các hợp đồng quốc tế năm 2005: Đuợc bắt đầu từ năm 2001, ngay sau Luật mẫu về Chữ ký điện tử được ban hành. Việc xây dựng Công ước quốc tế về sử dụng các giao dịch điện tử trong các hợp đồng quốc tế đã hoàn tất vào ngày 23/11/2005 sau khi được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Công ước này bao gồm các điều khoản quy định về những vấn đề liên quan đến hợp đồng điện tử nhằm mục đích tăng cuờng tính an toàn pháp lý và khả năng tiên lượng trong thương mại khi mà các giao dịch hợp đồng quốc tế được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.

    Chính sách bảo mật dữ liệu cá nhân được công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT quy định TẠI ĐÂY
    Trong đó, FIS cam kết việc chia sẻ hoặc cùng xhttp://econtract.fpt.com.vn/wp-content/uploads/2023/10/ECONTRACT-Chinh-sach-bao-mat-DLCN.pdfử lý Dữ liệu cá nhân chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết để thực hiện các Mục Đích Xử Lý được nêu tại Chính sách này hoặc theo quy định của pháp luật. Khách hàng có quyền được biết về hoạt động xử lý Dữ liệu cá nhân của mình, được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý Dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Đang lấy dữ liệu

    Liên hệ
    Mọi thông tin chi tiết về chính sách hợp tác kinh doanh, các gói cước sản phẩm, dịch vụ, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ hotline

    1900 636 713

    Khách hàng tiêu biểu