Hợp đồng EPC là gì? Quyền và nghĩa vụ của từng bên
- 06/07/2023
- [post-views]
Hợp đồng EPC là gì là câu hỏi được nhiều độc giả quan tâm. Hợp đồng EPC chủ yếu áp dụng tại các dự án công nghiệp lớn. Chủ thể giao kết của loại hình hợp đồng này thường là tổ chức doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Quyền lợi và nghĩa vụ của từng chủ thể luôn được quy định chi tiết.
Hợp đồng EPC là gì?
Theo NĐ số 37/2015/NĐ-CP quy định về hợp đồng xây dựng, hợp đồng EPC được định nghĩa cụ thể như sau:
“Hợp đồng EPC là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.”
- Lễ ký kết hợp đồng EPC của tập đoàn điện lực Việt Nam và đối tác
Hiểu đơn giản thì hợp đồng EPC tổng hợp gồm nhiều hạng mục hợp đồng nhỏ, từ mua sắm cho đến thiết kế, triển khai thi công xây dựng. Chủ thể chính của loại hình hợp đồng này là bên giao thầu và bên nhận thầu.
Ưu nhược điểm của hợp đồng EPC
Sau đây là phần phân tích ưu điểm và nhược điểm của loại hình hợp đồng EPC đang được áp dụng tại nhiều dự án công nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Ưu điểm
- Đối với bên giao thầu: Giảm thiểu vốn đầu tư, tiết kiệm nhân công, tối ưu hóa thời gian triển khai, hạn chế rủi ro trong khi thực hiện thiết kế và thi công.
- Đối với bên nhận thầu: Chủ động hơn trong khâu thiết kế và thi công, không bị phụ thuộc quá nhiều vào sự giám sát của bên giao thầu, duy trì thi công xuyên suốt.
- Ứng dụng hợp đồng EPC giúp bên giao thầu tiết kiệm thời gian
Nhược điểm
- Muốn ứng dụng hợp đồng EPC hiệu quả đòi hỏi các bên tham gia phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe.
- Nếu áp dụng sai dự án, cả bên giao thầu và nhận thầu đều phải đối mặt với rủi ro tài chính, thua lỗ, thất thoát ngân sách.
- Trong quá trình triển khai dự án, cả hai bên có thể gặp phải bất cập liên quan đến công nghệ kỹ thuật, quy trình thiết kế và thi công không phù hợp với tình hình thực tế.
- Nếu lựa chọn nhà thầu yếu kém dễ dẫn tình trạng dự án chậm triển khai, chất lượng thi công kém.
Hợp đồng EPC được áp dụng trong những trường hợp nào?
Theo Điều 3 trong Thông tư 30/2016/TT-BXD ban hành năm 2016 có quy định chi tiết trường hợp áp dụng hợp đồng EPC. Cụ thể, loại hình hợp đồng này thường được chỉ định áp dụng đối với những dự án đặc thù như:
- Dự án xây dựng cần đẩy nhanh thời gian triển khai.
- Các dự án phức tạp đòi hỏi áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao, thống nhất từ khâu thiết kế cho đến khâu cung ứng thiết bị, triển khai thi công và bàn giao công nghệ.
- Hợp đồng EPC chủ yếu áp dụng tại các dự án xây dựng lớn
Quyền và nghĩa vụ của từng bên tham gia hợp đồng EPC
Sau đây, FPT.eContract sẽ tiến hành phân tích quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia vào hợp đồng EPC.
Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu
Bên giao thầu chính là chủ đầu tư, giữ vai trò quan trọng trong việc lựa chọn bên nhận thầu.
Quyền lợi
Khi tham gia giao kết hợp đồng EPC, bên giao thầu luôn được hưởng đầy đủ quyền lợi theo quy định. Bao gồm:
- Toàn quyền từ chối hoặc chấp nhận nghiệm thu dựa theo điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.
- Được kiểm tra, giám sát hoạt động thi công của bên nhận thầu miễn sao không cản trở quá trình triển khai thi công.
- Có quyền yêu cầu bên nhận thầu tạm dừng triển khai nếu nhận thấy sai sót ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại ngân sách nhà nước.
- Được quyền yêu cầu bên nhận thầu cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến thiết bị, sản phẩm phục vụ dự án.
- Có thể cấp phép cho nhà thầu phụ tham gia nếu nhận thấy nhà thầu chính không đủ khả năng đảm đương toàn bộ dự án.
Nghĩa vụ
Bên cạnh quyền lợi, bên giao thầu EPC còn phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng. Chẳng hạn như:
- Cập nhật chi tiết thông tin liên quan đến dự án cho bên nhận thầu.
- Thực hiện nghiệm thu theo đúng quy định, xét duyệt kịp thời bản thiết kế đáp ứng yêu cầu của dự án.
- Tiến hành xin cấp phép xây dựng theo đúng quy định.
- Bàn giao đầy đủ mặt bằng cho bên nhận thầu thực hiện triển khai thi công.
- Thực hiện giám sát minh bạch theo cam kết trong hợp đồng.
- Tổ chức mời thầu công khai, thảo luận nghiêm túc với bên nhận thầu về thủ tục mời thầu, quá trình triển khai và mua sắm thiết bị.
- Tiến hành nghiệm thu dự án, thanh toán theo đúng cam kết.
- Tôn trọng quyền tác giả với những thiết bị, sản phẩm tư vấn kèm hợp đồng.
- Tiến hành tổ chức các đợt đào tạo đội ngũ quản lý, công nhân vận hành sau khi dự án hoàn thành.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu phải được quy định rõ trong hợp đồng EPC.
Quyền lợi
Quyền lợi của bên nhận thầu trong hợp đồng EPC bao gồm:
- Có quyền yêu cầu bên giao thầu cung cấp chính xác thông tin liên quan đến dự án sẽ đảm nhận theo cam kết hợp đồng.
- Được quyền đưa ra đề xuất, giải quyết phát sinh không nằm trong phạm vi hợp đồng với bên giao thầu.
- Có quyền từ chối thực hiện hạng mục công việc ngoài điều khoản hợp đồng đã ký kết.
- Thực hiện tổ chức, quản lý hạng mục công việc cần triển khai theo cam kết trong hợp đồng.
Nghĩa vụ
Sau đây là những nghĩa vụ cơ bản của bên nhận thầu:
- Bố trí đầy đủ nhân lực, thiết bị cần thiết phục vụ thi công triển khai dự án.
- Nghiên cứu chi tiết tài liệu liên quan đến dự án cung cấp bởi bên giao thầu, bàn giao lại tài liệu hoặc hệ thống phương tiện (nếu điều khoản hợp đồng có đề cập) .
- Thông báo cho bên giao thầu biết về tình trạng thiếu hụt phương tiện thiết bị, tài liệu cần thiết phục vụ dự án .
- Không tiết lộ thông tin điều khoản hợp đồng theo thỏa thuận cam kết với bên giao thầu.
- Triển khai thi công theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận đã ký kết.
- Lập kế hoạch thiết kế sau khi hồ sơ thiết kế FEED được bên giao thầu phê duyệt.
- Thực hiện mua sắm vật tư thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình triển khai dự án.
- Sẵn sàng phối hợp cùng nhà thầu phụ theo chỉ định của bên giao thầu.
- Thực hiện tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên vận hành công trình hoặc nhận chuyển giao công nghệ.
- Tiến hành thử nghiệm, vận hành công trình trước khi chuyển giao cho bên giao thầu.
- Bàn giao đầy đủ hồ sơ, chứng từ cần thiết theo cam kết cho hợp đồng đã ký với bên giao thầu.
FPT.eContract là đơn vị cung cấp phần mềm hợp đồng điện tử tiên tiến, giúp doanh nghiệp giải quyết yêu cầu số hóa quy trình ký kết hợp đồng. Với sự hỗ trợ của phần mềm này, doanh nghiệp có thể triển khai dễ mô hình dàng văn phòng không giấy tờ, tiết kiệm 80% thời gian và 70% chi phí.
- Khách hàng tiêu biểu của FPT.eContract
Trong tháng 5, phiên bản FPT.eContract Lite miễn phí sẽ chính thức ra mắt, hỗ trợ khách hàng trải nghiệm không giới hạn. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, cân nhắc lựa chọn gói phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract đang nhận được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023