Hiểu hơn về quy định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại
- 21/05/2023
- [post-views]
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là gì? Dựa trên căn cứ nào? Mức độ bồi thường là bao nhiêu? Đây là mối quan tâm của nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình thiết lập hợp đồng thương mại. Nếu không nắm vững và đầy đủ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì việc việc áp dụng chế tài này rất khó khăn. Bởi vậy, bài dưới đây sẽ làm rõ hơn về quy định này.
1. Thế nào là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại
Trong giao dịch thương mại, khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ, trách nhiệm như đã thỏa thuận thì có nghĩa là đã vi phạm hợp đồng. Việc vi phạm hợp đồng sẽ gây nên những tổn thất cho bên còn lại. Bên vi phạm hợp đồng cần có nhiệm bồi thường, khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm gây nên.
Bồi thường thiệt hại được quy định trong Điều 302 Luật Thương mại 2005 (viết tắt là LTM) như sau:
“Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”
Như vậy có thể hiểu rằng, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là chế tài pháp luật quy định. Chế tài này buộc bên vi phạm bù đắp những thiệt hại do hành vi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thương mại gây nên cho bên còn lại.
- Xem thêm : Vi phạm hợp đồng thương mại
2. Khi nào áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại?
Căn cứ pháp lý để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là Điều 303, Luật Thương mại 2005. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong các trường hợp sau:
2.1. Có hành vi vi phạm hợp đồng
Hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra khi một bên không tuân thủ các quy định đã ký kết trong hợp đồng. Tức là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp thực hiện trái với quy định của pháp luật cũng là hành vi vi phạm hợp đồng. Điều này gây nên những tổn thất cho bên bị vi phạm. Như vậy việc vi phạm hợp đồng thương mại chính là căn cứ để áp dụng chế tài bồi thường thường thiệt hại.
2.2. Có thiệt hại thực tế
Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính toán được cụ thể, có thể quy ra được thành tiền mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do bên vi phạm gây ra. Thiệt hại đó có thể là giá trị tổn thất trực tiếp hoặc khoản lợi trực tiếp mà lẽ ra bên bị vi phạm được hưởng nếu không xảy ra việc vi phạm hợp đồng.
Căn cứ vào Điều 304 và 305 trong LTM 2005 thì chế tài bồi thường chỉ được áp dụng khi người bị vi phạm làm rõ được thiệt hại đang gánh chịu là do vi phạm hợp đồng gây ra.
2.3. Việc vi phạm hợp đồng là lý do trực tiếp gây ra tổn thất
Trong trường hợp xảy ra thiệt hại, bên bị vi phạm hợp đồng phải chứng minh được thiệt hại đó xảy ra có nguyên nhân trực tiếp là do bên kia vi phạm hợp đồng. Các thiệt hại xảy ra gián tiếp, quá xa với hành vi vi phạm thì không được tính là căn cứ yêu cầu bồi thường.
3. Trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 294, LTM 205 cũng quy định một số trường hợp không phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại như:
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp các bên đã tự thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thiệt hại xảy ra khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra trong trường hợp bất khả kháng.
- Việc vi phạm hợp đồng của bên này là hoàn toàn là do lỗi của bên còn lại.
- Hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra do việc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bên vi phạm hợp đồng cần phải chứng minh được hành vi vi phạm của mình nằm trong trường hợp miễn trách nhiệm. Thêm vào đó cần có văn bản thông báo cho bên còn lại biết về sự việc này. Nếu không thông báo hoặc thông báo chậm trễ thì bên vi phạm hợp đồng vẫn phải bồi thường thiệt hại.
4. Mức bồi thường thiệt hại trong HĐTM xác định như thế nào?
Pháp luật không quy định cụ thể về tỷ lệ bồi hay mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại. Mức bồi thường sẽ dựa trên giá trị thiệt hại trực tiếp do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi nhuận trực tiếp mà đáng lẽ ra bên bị vi phạm được hưởng. Bên bị vi phạm cũng cần phải chứng minh được sự thiệt hại này xảy ra là do tác động trực tiếp từ việc vi phạm hợp đồng.
Ngoài ra, bên bị vi phạm cũng cần áp dụng các giải pháp phù hợp để hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp có thể hạn chế được mà bên vi bị phạm không áp dụng thì bên vi phạm được quyền yêu cầu giảm bớt mức bồi thường.
5. Hình thức của bồi thường thiệt hại
Các bên có thể tự thỏa thuận về hình thức bồi thường. Các hình thức bồi thường thiệt hại phổ biến bao gồm bồi thường bằng hiện vật, bằng tiền, thậm chí là công việc. Có thể thực hiện bồi thường 1 lần hoặc chia làm nhiều lần.
6. Kết luận
Chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng khi hợp đồng có giá trị pháp lý với những quy định cụ thể. Ký kết hợp đồng điện tử là một trong những giải pháp được các doanh nghiệp lựa chọn để đảm bảo sự minh bạch thông tin và giá trị pháp lý theo quy định. Từ đó, việc áp dụng chế tài bồi thường dễ dàng hơn. FPT e.Contract là lựa chọn tốt nhất hiện nay để triển khai quy trình số hóa trong giao kết hợp đồng. Các doanh nghiệp có mong muốn sử dụng giải pháp này hãy tìm hiểu thêm về báo giá hợp đồng điện tử. Ngoài ra, để hiểu hơn về hợp đồng điện tử hãy liên hệ với FPT để được nhân viên tư vấn miễn phí.
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023