Điểm danh các loại hợp đồng thương mại phổ biến trong quy định

  • 21/05/2023
  • [post-views]

Hiện nay hợp đồng thương mại được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết có các loại hợp đồng thương mại nào, nội dung và hình thức ra sao. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề này.

1. Các loại hợp đồng thương mại phổ biến trong quy định

Dựa vào mục đích và đặc điểm giao dịch, hợp đồng thương mại được chia thành nhiều loại. Dưới đây là các loại hợp đồng thương mại phổ biến nhất.

1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa

Đây là loại hợp đồng có sự thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng. Trong đó bên bán hàng có trách nhiệm chuyển hàng hóa cho bên mua. Đồng thời bên mua có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán. Việc giao hàng, thời gian giao, địa điểm, phương thức giao hàng,…được thỏa thuận rõ trong hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có 2 loại phổ biến là HĐMB hàng hóa trong nước và HĐMB hàng hóa quốc tế.

Các loại hợp đồng thương mại rất đa dạng

1.2. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ cũng là một trong những loại hợp đồng thương mại được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Khái niệm hợp đồng dịch vụ được quy định chi tiết trong Điều 513, Điều 514 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Một số hợp đồng dịch vụ phổ biến như: Hợp đồng dịch vụ kế toán, hợp đồng dịch vụ tài chính, hợp đồng dịch vụ bảo hiểm, hợp đồng dịch vụ bảo vệ,…

Xem thêm : Hợp đồng thương mại điện tử là gì

1.3. Hợp đồng xúc tiến thương mại

Đây là hợp đồng có sự thoả thuận giữa các chủ thể về việc cung cấp các dịch vụ nhằm nâng cao giá trị, quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín, tầm ảnh hưởng của thương hiệu và nâng cao doanh số bán hàng.

Hợp đồng xúc tiến thương mại phải kể đến như: Hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ tổ chức triển lãm thương mại, hợp đồng dịch vụ khuyến mại,…

1.4. Hợp đồng trung gian thương mại

Đây là loại hợp đồng có sự thoả giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền là thương nhân. Theo đó bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện một số công việc trung gian thương mại như đại diện thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, môi giới,…nhằm mang đến lợi ích cho bên ủy quyền. Trách nhiệm của bên ủy quyền là thanh toán thù lao cho bên được ủy quyền.

Các loại hợp đồng trung gian thương mại có thể kể đến như: HĐ đại lý thương mại, HĐ đại diện thương nhân, HĐ ủy thác mua bán hàng hóa.

Bất cứ hợp đồng thương mại nào cũng cần sự thỏa thuận giữa 2 bên
Bất cứ hợp đồng thương mại nào cũng cần sự thỏa thuận giữa 2 bên

1.5. Một số loại hợp đồng thương mại khác

Ngoài các loại hợp đồng thường thấy ở trên còn một số loại hợp đồng khác như: HĐ tổ chức đấu giá hàng hóa, HĐ nhượng quyền thương mại, HĐ gia công trong thương mại,…

2. Nội dung và hình thức của các loại hợp đồng thương mại

Để có hiệu lực pháp lý thì nội dung và hình thức của hợp đồng thương mại phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định.

2.1. Nội dung của hợp đồng thương mại

Nội dung quan trọng nhất trong các loại hợp đồng thương mại đó là các điều khoản mà 2 bên cùng thỏa thuận. Mỗi loại hợp đồng thương mại sẽ có những điều khoản riêng phù hợp với đặc điểm của hoạt động giao dịch trong thương mại. Trong đó phải kể đến các điều khoản như: đối tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, phạt vi phạm, chất lượng, phương thức và thời hạn thanh toán, phương thức giải quyết tranh chấp,…Các điều khoản này cần được thiết lập dựa trên quy định của pháp luật.

Nội dung hợp đồng cần có thể hiện rõ ràng các điều khoản
Nội dung hợp đồng cần có thể hiện rõ ràng các điều khoản

Xem thêm : Chủ thể của hợp đồng lao động

2.2. Hình thức của hợp đồng thương mại

Điều 119, Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Ký kết hợp đồng thương mại cũng là một giao dịch dân sự. Vậy hợp đồng thương mại có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, lời nói, hành vi cụ thể. Ngoài ra, hợp đồng thương mại cũng có các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản như: thông điệp dữ liệu, điện báo, telex, fax. Điều này đã được quy định trong Điều 3 Luật Thương Mại 2005.

Hình thức của hợp đồng thương mại do các bên tự do thỏa thuận. Tuy nhiên ký kết hợp đồng dưới dạng văn bản với đầy đủ các điều khoản rõ ràng, minh bạch sẽ giúp cho việc thực hiện theo hợp đồng hiệu quả hơn. Đồng thời tránh được các rủi ro, tranh chấp về sau.

3. Ký kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử

Công nghệ thông tin ngày càng thể hiện sức ảnh hưởng lớn trong các hoạt động thương mại, ngay cả việc ký kết hợp đồng cũng được số hóa thay vì lập hợp đồng bằng giấy như trước đây. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã và đang lựa chọn ký kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử.

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đã được pháp luật thừa nhận trong Điều 34, Luật Giao dịch điện tử 2005. Theo đó, giá trị của hợp đồng điện tử tương đương như hợp đồng bằng văn bản giấy.

Ký kết hợp đồng điện tử là giải pháp hiện đại và chuyên nghiệp
Ký kết hợp đồng điện tử là giải pháp hiện đại và chuyên nghiệp

Việc ký hợp đồng thương mại điện tử cực kỳ nhanh chóng, có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi trên nhiều nền tảng thiết bị như điện thoại, máy tính. Quy trình ký kết được số hóa, đảm bảo an ninh và toàn vẹn dữ liệu. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trên môi trường số, doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp ký kết hợp đồng điện tử uy tín như FPT.eContract.

FPT.eContract đi đầu trong lĩnh vực số hóa quy trình ký kết hợp đồng tại Việt Nam. Phần mềm này là lựa chọn của rất nhiều tổ chức doanh nghiệp lớn như: Bộ Tài chính, TOYOTA, SONY, VIB, Tiki, Vietinbank, Đất Xanh Miền Nam, VINAMILK,…Để hỗ trợ các doanh nghiệp, FPT.eContract có nhiều gói ký hợp đồng khác nhau. Doanh nghiệp có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để biết thêm chi tiết về giá.

Đặc biệt, từ tháng 5/2023, doanh nghiệp có thể trải nghiệm gói ký hợp đồng FPT.eContract Lite với chi phí 0đ, không giới hạn về thời gian và số lượng. Dẫn đầu nền tảng ký hợp đồng số tại Việt Nam, FPT.eContract là lựa chọn uy tín cho mọi khách hàng.

4. Kết luận

Các loại hợp đồng thương mại rất đa dạng. Để đơn giản quy trình ký kết hợp đồng và bắt kịp xu hướng của thời đại, các doanh nghiệp nên áp dụng phương thức hợp đồng điện tử. Nếu vẫn còn băn khoăn về giải pháp này hãy liên hệ với FPT.eContract để được tư vấn kỹ hơn.

TAGS

Tin liên quan

Nhựa Bình Minh sử dụng Hợp đồng điện tử FPT.eContract

Vừa qua, Nhựa Bình Minh (BMP) đã tiếp tục tin tưởng lựa chọn FPT IS với dịch vụ hợp đồng điện tử FPT. eContract và chữ ký số FPT CA. Sau hơn 4 tháng hoạt động sản xuất ngừng trệ vì đại dịch, BMP đã bắt tay vào nghiên cứu và có những bước chuyển […]

Hệ sinh thái điện tử FPT chất lượng Sao Khuê

Chùm sản phẩm thuộc Hệ sinh thái điện tử FPT eServices là Hợp đồng điện tử FPT.eContract, Ứng dụng trích xuất tự động hóa đơn đầu vào FPT Digital Accounting, Hóa đơn điện tử FPT.eInvoice và Chữ ký số FPT.CA đều vinh dự được trao giải thưởng Sao Khuê qua các năm 2021, 2019 và […]

Chữ ký số và những điều cần biết

Chữ ký số có hình dạng như một chiếc USB, còn được gọi với cái tên khác là USB Token. Thông tin về chủ sở hữu sẽ được mã hóa bên trong USB.