Chữ ký điện tử là gì? Các loại chữ ký điện tử
- 23/04/2022
- [post-views]
Chữ ký điện tử là gì? Các ví dụ về chữ ký điện tử? Chữ ký điện tử có tính pháp lý hay không? Các loại chữ ký điện tử trên thị trường hiện nay? Trong bài viết này, cùng FPT.eContract tìm hiểu chi tiết các vấn đề này.
Chữ ký điện tử là gì?
Theo Luật Giao dịch điện tử 2005, “chữ ký điện tử” có các đặc điểm sau: được tạo ra dưới dạng từ, chữ cái, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử; được kết hợp hoặc liên kết hợp lý với các hợp đồng điện tử (Ví dụ: ở định dạng PDF hoặc Word); có khả năng chứng thực người đã ký hợp đồng điện tử và xác nhận người đó đã chấp thuận nội dung của hợp đồng.
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Theo Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử sẽ có giá trị pháp lý khi thoả mãn các điều kiện sau:
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký:
-
Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu
-
Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức, cần đảm bảo chữ ký điện tử đó có chứng thực và đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử 2005
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký
- Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
- Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
Các loại chữ ký điện tử
Hiện nay, các bên có thể ký hợp đồng điện tử bằng chữ ký trực tuyến theo các cách phổ biến sau: Chữ ký số USB Token, Chữ ký số từ xa, Chữ ký số Smartcard, Chữ ký số HSM.
1. Chữ ký số USB Token:
Đây là một trong các loại chữ ký điện tử truyền thống được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với chữ ký số USB Token, doanh nghiệp sử dụng USB Token – một loại thiết bị chứa các dữ liệu mã hóa và thông tin của doanh nghiệp, dùng để xác nhận thay cho chữ ký của doanh nghiệp đó trên các loại văn bản và tài liệu số.
Cách sử dụng chữ ký số USB Token khá đơn giản. Người dùng chỉ cần cắm USB Token vào máy tính, cài đặt các phần mềm cần thiết và thực hiện ký số trên các văn bản điện tử. Tuy nhiên, theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện ký số nếu không mang theo USB Token.
2. Chữ ký số từ xa
Khác với loại chữ ký USB Token truyền thống, Chữ ký số từ xa (hay còn gọi là remote signature, chữ ký số online) là loại chữ ký số kiểu mới sử dụng công nghệ điện toán đám mây để ký mà không cần sử dụng thêm bất cứ thiết bị nào như USB hay SIM.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số từ xa ở bất cứ đâu, bất kỳ lúc nào, đảm bảo an toàn và tính pháp lý. Có thể nói chữ ký số từ xa chính là hình thức ký kết tiện lợi nhất trong các loại chữ ký điện tử hiện nay.
3. Chữ ký số HSM
HSM (viết tắt của Hardware Security Module) là một thiết bị vật lý được dùng để bảo vệ và quản lý các cặp khóa chứng thư số cho các ứng dụng có tính xác thực mạnh và xử lý mật mã. Về hình thức, HSM được sản xuất dưới dạng một card PCI cắm vào máy tính hoặc là một thiết bị phần cứng độc lập có kết nối internet.
Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của chữ ký số HSM tương tự như USB Token. Để chữ ký số HSM có thể vận hành, chúng ta cần sử dụng thiết bị phần cứng HSM có chứa cặp khóa (khóa công khai và khóa bí mật) để xác nhận danh tính người dùng. Dữ liệu được mã hóa trong HSM được bảo mật an toàn, không thể nhân bản, sao chép hay làm giả. Tuy nhiên, nếu như chữ ký số USB Token chỉ được sử dụng như một loại hình offline, phải cắm USB token vào máy tính mới có thể thực hiện ký số, thì chữ ký số HSM lại linh hoạt hơn khi có thể phát huy tính năng ở môi trường trực tuyến.
4. Chữ ký số Smartcard
Chữ ký số Smart Card là loại chữ ký số được thiết lập sẵn trên smart card (thẻ thông minh), phổ biến nhất là SIM điện thoại di động do các nhà mạng phát hành. Việc sử dụng chữ ký số này có thể tiến hành ngay trên thiết bị di động cá nhân mà không phụ thuộc vào Internet. Tuy nhiên, trường hợp người dùng có sim nằm ngoài vùng phủ sóng của nhà mạng, hoặc đang đi công tác nước ngoài thì không thể thực hiện ký số được.
Doanh nghiệp nên lựa chọn loại chữ ký điện tử nào?
Nếu xét về tính tiện lợi và nhanh chóng, giải pháp chữ ký số từ xa sẽ là lựa chọn tối ưu hơn hết. Ngược lại, doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí có thể cân nhắc phương án ký số trực tiếp thông qua USB Token.
Trên đây là một số thông tin quan trọng về chữ ký điện tử và các loại chữ ký điện tử. Trước khi tạo chữ ký điện tử, người dùng nên cân nhắc các yếu tố để lựa chọn hình thức phù hợp nhất, cũng như tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín để có được trải nghiệm sử dụng tốt nhất.
Là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp đầu tiên và dẫn đầu thị trường về hợp đồng điện tử và ký số, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý. FPT.eContract là nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến hợp đồng điện tử hàng đầu dành cho cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.
>> ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023