Hợp đồng 3 bên là gì? Nội dung và nguyên tắc ký kết

  • 16/05/2023
  • [post-views]

Hợp đồng 3 bên cần có sự tham gia ký kết của 3 chủ thể. Loại hình văn bản này khá quen thuộc trong đời sống. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ hợp đồng 3 bên là gì. Chính vì thế trong phần chia sẻ ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ giúp bạn giải thích một cách ngắn gọn về định nghĩa của loại hình hợp đồng có sự tham gia của 3 bên.

1. Hợp đồng 3 bên là gì?

Hợp đồng 3 bên thuộc nhóm hợp đồng dân sự cơ bản. Điểm khác biệt của loại hình hợp đồng này nằm ở sự tham gia ký kết của 3 chủ thể. Cả 3 chủ thể đều bình đẳng trong thảo luận, giao kết hợp đồng. Mỗi bên cần phải tuân thủ trách nhiệm đã cam kết.

Hợp đồng 3 bên luôn có sự tham gia của 3 chủ thể
Hợp đồng 3 bên luôn có sự tham gia của 3 chủ thể

Nói tóm lại, hợp đồng 3 bên luôn có 3 chữ ký của 3 đại diện pháp nhân. Hợp đồng thường chính thức có hiệu lực từ thời điểm tất cả các bên tham gia ký kết.

Hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng hợp tác,… Là một vài dạng hợp đồng 3 có sự tham gia của 3 chủ thể phổ biến nhất, hay được áp dụng trong đời sống.

2. Giá trị pháp lý của hợp đồng 3 bên

Tính chất của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng 3 viên nói riêng được quy định khá chi tiết trong Điều 401 Bộ Luật Dân sự ban hành năm 2015.

Cụ thể, hợp đồng giao kết hợp pháp sẽ chính thức có hiệu lực pháp lý sau thời điểm giao kết (nếu không có thêm thỏa thuận từ các bên liên quan).

Tính pháp lý của đồng có tự tham gia của 3 chủ thể đã được pháp luật công nhận
Tính pháp lý của đồng có tự tham gia của 3 chủ thể đã được pháp luật công nhận

Kể từ lúc hợp đồng chính thức có hiệu lực, tất cả bên tham gia cần tuân thủ nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết trong hợp đồng. Trường hợp sửa đổi điều khoản hoặc hủy bỏ hợp đồng thì bắt buộc phải đạt được sự đồng thuận tất cả bên tham gia vào giao kết.

Toàn bộ 3 chủ thể trong hợp đồng cần có trách nhiệm tuân thủ điều khoản, thỏa thuận giữa từng bên tham gia. Nếu xuất hiện tranh chấp, phía cơ quan chuyên trách lúc bấy giờ sẽ dựa vào tính pháp lý của hợp đồng để thực hiện phân xử.

2. Nội dung và hình thức của hợp đồng 3 bên

Về hoạt hình thức và nội dung, hợp đồng có sự tham gia của 3 chủ thể không khác biệt quá lớn so với các văn bản hợp đồng thông thường.

2.1. Nội dung

Nội dung trong hợp đồng cần thể hiện theo đúng quy định trong văn bản pháp luật dân sự hiện hành. Ứng với từng lĩnh vực cụ thể, người ta có thể điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp nhưng vẫn đúng luật.

Dựa vào Điều 398 Luật Dân sự 2015, trong hợp đồng dân sự cần đề cập đầy đủ số nội dung cơ bản như:

  • Đối tượng tham gia giao kết (tổ chức hay cá nhân cụ thể).
  • Thông tin liên quan đến giao dịch như khối lượng hàng hóa, giá cả,.. Tùy vào từng lĩnh vực.
  • Cách thức thanh toán cụ thể giữa từng bên tham gia.
  • Thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và hết hiệu lực.
  • Nơi diễn ra hoạt động ký kết hợp đồng.
  • Trách nhiệm, quyền lợi cùng nghĩa vụ của từng bên tham gia giao kết.
  • Trách nhiệm của từng bên nếu xuất hiện tranh chấp.
Trong bản bảo hợp đồng phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản cần thiết nhất
Trong bản bảo hợp đồng phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản cần thiết nhất

2.2. Hình thức

Hợp đồng 3 bên có thể soạn thảo theo hình thức văn bản giấy thông thường hoặc thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên, dù thể hiện theo phương thức nào, trong hợp đồng vẫn phải tập hợp đầy đủ chữ ký của 3 bên.

Trường hợp thể hiện theo hình thức thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử), từng bên tham gia phải ký kết bằng chữ ký số đúng quy định.

Kể từ thời điểm ký kết, hợp đồng sẽ chính thức có hiệu lực. Nếu một chủ thể uỷ quyền ký kết, văn bản hợp đồng này vẫn đảm bảo hiệu lực pháp lý, được pháp luật bảo vệ.

3. Nguyên tắc ký kết hợp đồng 3 bên

Ngoài quy định về hình thức và nội dung, khi tiến hành ký kết hợp đồng có sự tham gia của 3 bên, bạn lưu ý đến nguyên tắc ký kết. Chẳng hạn như:

  • Hoạt động ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng giữa các bên tham gia.
  • Ba chủ thể đại diện ký kết phải trong tình trạng tỉnh táo, đủ khả năng thực hiện hành vi dân sự.
  • Trường hợp chủ thể tham gia giao tiếp là tổ chức thì cần đảm bảo đúng thẩm quyền.
  • Nếu ủy quyền cho người đại diện, bạn cần làm sẵn giấy tờ xác nhận.
Hoạt động ký kết cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện giữa các bên
Hoạt động ký kết cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện giữa các bên

4. Mẫu hợp đồng 3 bên thông dụng 2023

Hợp đồng 3 bên vẫn đang được ứng dụng rất rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Muốn đảm bảo giá trị pháp lý, mỗi văn bản hợp đồng cần trình bày đúng hình thức và chuẩn nội dung. Sau đây là một vài mẫu hợp đồng mà bạn có thể tham khảo:

Một số mẫu hợp đồng 3 bên trên điều trình bày đúng theo chuẩn nội dung, hình thức, đầy đủ giá trị pháp lý. Lưu ý trước khi ký kết, các bên tham gia cần đọc kỹ tất cả điều khoản, đối chiếu với giấy tờ kèm theo.

FPT.eContract là phần mềm hợp đồng điện tử tiên tiến có thể sử dụng để ký kết tài liệu/hợp đồng đơn phương hoặc đa phương giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về số hóa quy trình khởi tạo và lưu trữ hợp đồng. Giải pháp hứa hẹn sẽ thay thế hợp đồng truyền thống, hướng đến xây dựng doanh nghiệp không giấy tờ. Từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hợp đồng điện tử FPT.eContract được cập nhật nhiều chứng chỉ mật cao cấp, giá trị pháp lý đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên tham giao kết.

Nếu có nhu cầu ứng dụng FPT.eContract, quý khách hàng vui lòng tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, lựa chọn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp. Vào tháng 5/2023 vừa qua, đơn vị đã chính thức cho ra mắt phiên bản FPT.eContract 0đ, không giới hạn thời gian và số lượng.

Nếu đang có nhu cầu ứng dụng hợp đồng điện tử hay giải đáp bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng có thể đăng ký để nhận tư vấn nhận tư vấn miễn phí và demo minh họa trực quan nhất.

TAGS

Tin liên quan

[Tải miễn phí] Tổng hợp các mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng phải được trình bày theo đúng thể thức quy định, đầy đủ phần nội dung cần thiết. Trong bài viết sau đây, FPT.eContract sẽ tổng hợp đến bạn một số mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng kèm link download mới nhất. Biên […]

4 điểm khác nhau chữ ký điện tử và chữ ký số

Chữ ký điện tử và chữ ký số là 2 khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn. Thực tế, chữ ký điện tử bao gồm chữ ký số, hay chữ ký số còn được xem là tập con của chữ ký điện tử. Cùng tìm hiểu các điểm giống và khác nhau giữa chữ ký […]

Hợp đồng điện tử và hợp đồng bảo hiểm điện tử: Những điều bạn cần biết

Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Hợp đồng bảo hiểm điện tử được sử dụng rộng rãi và phổ biến và nó mang lại nhiều lợi ích. Vậy hợp đồng bảo hiểm điện tử là gì?  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hợp đồng bảo […]