Hợp đồng dân sự là gì? Các loại hợp đồng dân sự phổ biến 

  • 10/08/2023
  • [post-views]

Hợp đồng dân sự đang ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Thế nhưng, chắc hẳn không phải ai cũng biết rõ hợp đồng dân sự là gì. Trong góc chia sẻ kiến thức dưới đây, FPT.eContract sẽ tiến hành tổng hợp một vài thông tin cần biết về hợp đồng dân sự nói chung.

1. Hợp đồng dân sự là gì?

Khái niệm hợp đồng dân sự được đề cập tương đối cụ thể trong Điều 385 của Luật Dân Sự 2015. Theo đó, “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

hop-dong-dan-su-la-gi

Hợp đồng dân sự là gì? 

Hợp đồng dân sự có thể được lập bằng văn bản giấy thông thường hoặc theo dạng thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử).

2. Đặc điểm của đồng dân sự

Đặc điểm của hợp đồng dân sự thể hiện rõ qua phần nội dung, thời gian và địa điểm giao kết, hiệu lực, quy định về phụ lục.

2.1. Nội dung cơ bản

Nội dung cơ bản trong hợp đồng dân sự phải tuân thủ theo quy định đề cập chi tiết tại Điều 398 của Bộ Luật Dân Sự 2015. Các nội dung cơ bản nhất bao gồm:

  • Đối tượng cụ thể của hợp đồng.
  • Số lượng, đơn giá, đặc điểm chất lượng (tùy theo tính chất lĩnh vực áp dụng).
  • Điều khoản về thanh toán.
  • Thời gian và địa điểm xác lập hợp đồng.
  • Quy định về phương thức triển khai hợp đồng.
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng.
  • Điều khoản về trách nhiệm bồi thường của từng bên nếu vi phạm hợp đồng.
  • Cách thức giải quyết tranh chấp (nếu có).
hop-dong-dan-su-la-gi

Nội dung hợp đồng dân sự phải đầy đủ thông tin cơ bản

2.2. Địa điểm giao kết

Địa điểm giao kết hợp đồng thường do các chủ thể tham gia tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận chi tiết, địa điểm giao kết sẽ được mặc định là địa chỉ cư trú của chủ thể hoặc địa chỉ trụ sở của đại diện pháp nhân tham gia hợp đồng.

2.3. Thời điểm giao kết

Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự được quy định tương đối chi tiết trong Điều 400 của Luật Dân Sự 2015. Cụ thể:

  • Hợp đồng sẽ chính thức giao kết khi bên nhận đề nghị giao kết chính thức chấp nhận giao kết.
  • Nếu tất cả chủ thể hợp đồng có thỏa thuận im lặng thì trong trường hợp này coi như hợp đồng đã chính thức giao kết.
  • Với hợp đồng giao kết theo dạng lời nói, thời điểm giao kết chính là lúc các bên đạt được thỏa thuận về điều khoản hợp đồng.
  • Đối với hợp đồng giao kết theo dạng văn bản, thời điểm giao kết chính là lúc các bên đặt bút ký kết.
  • Đối với dạng hợp đồng giao kết bằng lời nói nhưng sau đó chuyển sang hợp đồng văn bản, thời điểm giao kết sẽ xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 400 của Luật Dân Sự 2015.

2.4. Hiệu lực

Theo Điều 401 của Luật Dân Sự năm 2015, hiệu lực của hợp đồng dân sự được quy định cụ thể như sau:

  • Hợp đồng chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm các bên đạt thỏa thuận giao kết (nếu không có thỏa thuận khác).
  • Kể từ thời điểm hợp đồng chính thức có hiệu lực, tất cả bên tham gia phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Một số điều khoản trong hợp đồng có thể sửa đổi nhưng phải được sự đồng thuận của tất cả chủ thể tham gia.
hop-dong-dan-su-la-gi

Hợp đồng dân sự thường bắt đầu có hiệu lực kể từ khi các bên đặt bút ký kết 

2.5. Quy định về phụ lục

Phụ lục chính là văn bản kèm theo hợp đồng, giải thích chi tiết điều khoản. Mọi thay đổi điều khoản trong hợp đồng cần thực hiện thông qua phụ lục. Sau đây quy định về phụ lục hợp đồng dân sự chiếu theo Điều 403 Luật Dân Sự năm 2015:

  • Mỗi hợp đồng phải có phụ lục kèm theo nhằm giải thích chi tiết các quy định về điều khoản.
  • Hiệu lực của phụ lục hợp đồng tương tự như hợp đồng. Nội dung trong phụ lục hợp đồng phải giống như trong hợp đồng.
  • Nếu trong phụ lục xuất hiện điều khoản không đúng với nội dung của hợp đồng, điều khoản này không được xem là hợp lệ (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
  • Nếu tất cả bên tham gia đồng ý với điều khoản trái với nội dung hợp đồng trong phụ lục thì điều khoản đó được xem là hợp lệ.

3. Các loại hợp đồng dân sự phổ biến

Hợp đồng dân sự nói chung bao gồm nhiều loại hình. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến 6 loại hợp đồng cơ bản dưới đây:

  • Hợp đồng song vụ: Tất cả tất bên tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau.
  • Hợp đồng đơn vụ: Chỉ một bên tham gia cần thực thi nghĩa vụ với bên còn lại.
  • Hợp đồng chính: Loại hình hợp đồng không bị ràng buộc bởi hợp đồng phụ.
  • Hợp đồng phụ: Loại hình hợp đồng bổ sung cho hợp đồng chính.
  • Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ 3: Tất cả chủ thể tham gia đều có trách nhiệm thực thi nghĩa vụ với bên thứ 3.
  • Hợp đồng có điều kiện: Việc thực thi nghĩa vụ phụ thuộc vào thời điểm phát sinh, điều chỉnh thay đổi và chấm dứt hợp đồng.
hop-dong-dan-su-la-gi

Hợp đồng dân sự gồm nhiều dạng

4. Tổng hợp một số mẫu hợp đồng dân sự thường gặp

Muốn hiểu rõ hơn bản chất hợp đồng dân sự là gì, bạn nên tham khảo qua một vài mẫu hợp đồng thường gặp trong thực tế. Chẳng hạn như:

Mong rằng từ bài tổng hợp chi tiết của FPT.eContract, bạn sẽ hiểu chính xác định nghĩa và tính chất hợp đồng dân sự là gì!

Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract hiện được triển khai tại hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam. Đây là giải pháp phần mềm tiên tiến phát triển bởi tập đoàn FPT, hỗ trợ các doanh nghiệp số hóa hoạt động ký kết hợp đồng, tiết giảm chi phí và thời gian triển khai.

FPT.eContract đảm bảo mọi hợp đồng khởi tạo đều đầy đủ tính pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia ký kết. Thông tin khách hàng sẽ được bảo mật một cách chuyên nghiệp.

Nếu cần triển khai FPT.eContract, bạn có thể tham khảo qua phần báo giá hợp đồng điện tử. Đặc biệt, phiên bản free FPT.eContract Lite vừa chính thức ra mắt vào hồi tháng 5/2023. Nếu muốn nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí, bạn có thể liên hệ với FPT.

>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

TAGS

Tin liên quan

Xác thực minh bạch, độ bảo mật cao – FPT.eContract đang trên đà tăng trưởng

Việc Bộ Công Thương ra mắt hệ thống xác thực hợp đồng điện tử tạo thêm sự bảo đảm của cơ quan Nhà nước đối với các tài liệu đã ký kết; giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thêm căn cứ và cơ sở triển khai hình thức ký kết điện tử, […]

Cập nhật 2023 quy trình quản lý hợp đồng mới nhất

Quản lý hợp đồng theo đúng quy trình giúp tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động lưu trữ và tra cứu. Trong bài chia sẻ dưới đây, FPT.eContract sẽ giúp bạn cập nhật quy trình quản lý hợp đồng mới nhất. Vì sao cần […]

NDA là gì? Nội dung cơ bản trong thỏa thuận NDA 

Để bảo vệ bí mật kinh doanh, phát minh sáng chế đang trong giai đoạn nghiên cứu, doanh nghiệp nên triển khai thỏa thuận NDA. Vậy cần hiểu chính xác NDA là gì? Trong phần chia sẻ kiến thức dưới đây, FPT.eContract sẽ cập nhật một vài thông tin cơ bản nhất về thỏa thuận […]