Hợp đồng dịch vụ với cá nhân: Tính pháp lý và ứng dụng

  • 27/07/2023
  • [post-views]

Trong thực tế, khi sử dụng dịch vụ như thuê xe, thuê vệ sĩ, thuê thiết kế,.. cung cấp bởi các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp, bạn thường được yêu cầu làm hợp đồng. Đây là hợp đồng dịch vụ với cá nhân rất phổ biến.

Trong bài viết ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ tổng hợp một vài thông tin cần biết về hợp đồng cá nhân với công ty. Hi vọng với những chia sẻ dưới đây, bạn có thể hiểu rõ hơn về loại hình hợp đồng dịch vụ có chủ thể tham gia là cá nhân này.

Hợp đồng dịch vụ với cá nhân là gì?

Hợp đồng dịch vụ nói chung được định nghĩa rất chi tiết tại Điều số 315 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015. Cụ thể “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.

hop-dong-dich-vu-voi-ca-nhan
Hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Từ định nghĩa trên, có thể hiểu hợp đồng dịch vụ với cá nhân đơn giản là thỏa thuận giữa một cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ. Trong đó, tổ chức cung cấp dịch vụ ở đây thường là doanh nghiệp.

Ngoài ra, chủ thể tham gia hợp đồng cũng có thể là cá nhân với cá nhân. Một bên chủ thể cá nhân là nhà cung cấp dịch vụ cho bên còn lại. Đây đơn giản là quan hệ cung ứng dịch vụ dựa theo thỏa thuận mà hai bên đã thống nhất.

Tính hợp pháp khi ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Chủ thể của hợp đồng dịch vụ thường là cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với tổ chức kinh doanh. Bên cung cấp dịch vụ có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh.

Trường hợp bên cung cấp dịch vụ là cá nhân, cá nhân đó cần đáp ứng điều kiện theo quy định mới nhất trong Nghị định số 39/2007/NĐ-CP. Cụ thể:

  • “Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại”. Chiếu theo nội dung trong Khoản 1, Điều 3 của Nghị định số 39/2007/NĐ-CP.
  • “Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ này”. Chiếu theo nội dung trong Khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 39/2007/NĐ-CP.

Như vậy, cá nhân nếu muốn cung cấp dịch vụ hợp pháp cần phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, áp dụng bảng giá theo đúng quy định của từng ngành nghề kinh doanh.

hop-dong-ca-nhan-voi-cong-ty
Bên cung cấp dịch vụ có thể là cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp

Hợp đồng cá nhân với công ty ứng dụng trong trường hợp nào?

Hợp đồng dịch vụ cá nhân với công ty đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề. Tất cả chủ thể tham gia hợp đồng đều có quyền bình đẳng trao đổi nội dung thỏa thuận. Đồng thời, mỗi bên sẽ được hưởng quyền lợi đi đôi cùng trách nhiệm thực thi điều khoản hợp đồng.

Thực tế, hợp đồng dịch vụ cá nhân thường phát sinh trong 2 trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp 1: Phát sinh khi cá nhân sử dụng dịch vụ của tổ chức doanh nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ cho tổ chức doanh nghiệp.
  • Trường cấp 2: Phát sinh khi tổ chức doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho cá nhân hoặc sử dụng dịch vụ của cá nhân nào đó.

Các ví dụ:

  • Khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải của tổ chức doanh nghiệp.
  • Khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ content cung cấp bởi cộng tác viên cá nhân.
  • Công ty vệ sĩ cung cấp dịch vụ bảo vệ cho khách hàng cá nhân.
mau-hop-dong-dich-vu-voi-ca-nhan
Hợp đồng dịch vụ cá nhân phổ biến trong nhiều ngành nghề

Một số mẫu hợp đồng dịch vụ với cá nhân

Để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng dịch vụ với cá nhân, bạn cần soạn thảo theo đúng thể thức quy định. Ngoài ra, nội dung điều khoản hợp đồng phải đầy đủ, đảm bảo lợi ích cho từng chủ thể tham gia giao kết.

Sau đây, FPT.eContract sẽ gửi đến bạn phần tổng hợp một vài mẫu hợp đồng dịch vụ giữa cá nhân với cá nhân và cá nhân với tổ chức doanh nghiệp.

Nếu đang gặp vướng mắc trong quá trình triển khai ký kết số lượng lớn hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng giải pháp hợp đồng điện tử. Trong đó, FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong đến từ tập đoàn FPT.

ky-hop-dong-dich-vu-voi-ca-nhan
FPT.eContract – giải pháp hợp đồng tiên phong đến từ tập đoàn FPT

FPT.eContract sẽ giúp doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng theo hướng nhanh gọn, tiết kiệm chi phí. Với giải pháp này, doanh nghiệp có thể tiến nhanh đến mô hình làm việc không giấy tờ, nâng cao hiệu quả cũng như hiệu suất làm việc tại các phòng ban.

Giải pháp phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract được cấp chứng chỉ bảo mật cấp cao từ nhiều tổ chức uy tín. Hợp đồng khởi tạo bởi FPT.eContract có đầy đủ tính pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho từng chủ thể tham gia giao kết.

Trong 5/2023, FPT vừa chính thức giới thiệu FPT.eContract Lite (phần mềm hợp đồng điện từ miễn phí). Đây là phần mềm cho phép người dùng tạo hợp đồng không giới hạn số lượng cũng như thời gian.

Bên cạnh đó, FPT vẫn duy trì nhiều phiên bản trả phí với các tính năng nâng cao. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng những giải pháp này, quý khách có thể tham khảo qua báo giá hợp đồng điện tử, lựa chọn gói phần mềm phù hợp nhất.

Sau tổng hợp chia sẻ của FPT.eContract, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại hình hợp đồng dịch vụ với cá nhân. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm về giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract, quý khách hàng hãy liên hệ với FPT để nhận tư vấn và demo miễn phí.

>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

TAGS

Tin liên quan

Hợp đồng thỏa thuận là gì? Các mẫu hợp đồng mới nhất

Hợp đồng thỏa thuận được triển khai trong hầu hết mọi ngành nghề. Tuy vậy, có lẽ không nhiều người hiểu chính xác hợp đồng thỏa thuận là gì. Trong góc chia sẻ kiến thức ngày hôm nay, FPT.eContact sẽ tổng hợp một vài thông tin cơ bản về loại hình hợp đồng phổ biến […]

Hợp đồng điện tử: Định nghĩa hợp đồng điện tử và các phương tiện chính

Hợp đồng điện tử là gì?  Hợp đồng điện tử là một hợp đồng kỹ thuật số được tạo và ký kết bằng kỹ thuật số. Hợp đồng điện tử có thể được tạo trực tuyến để gửi qua email cho bên liên quan để cho phép họ ký hợp đồng điện tử thông qua […]

Các loại, rủi ro và quy định về hợp đồng bảo hiểm điện tử

Bảo hiểm điện tử giúp tự động hóa, giảm thiểu rủi ro pháp lý, số hóa quy trình làm việc nội bộ và tăng năng suất của nhân viên.