Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống, điều gì tạo nên sự khác biệt?

  • 08/06/2020
  • [post-views]

Trong bối cảnh hợp đồng điện tử xuất hiện và đang dần thay thế hợp đồng truyền thống trong nhiều giao dịch vì sự tiện lợi và tối ưu của mình. Nhiều khách hàng quan tâm đến hợp đồng điện tử đặt ra câu hỏi rằng điểm khác biệt giữa hợp đồng điện tử  hợp đồng truyền thống là gì? Và loại hợp đồng nào  hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Hợp đồng điện tử về cơ bản vẫn giữ các đặc điểm pháp lý của một hợp đồng truyền thống nhưng cũng mang nhiều điểm khác biệt nhất định. 

Điểm khác biệt đầu tiên là phương thức giao kết hợp đồng điện tử

Hợp đồng truyền thống sẽ thường được được giao kết bằng việc các bên chủ thể giao dịch sẽ gặp trực tiếp nhau hay trao đổi với nhau bằng giấy tờ và chữ ký tay hoặc các hình thức khác do hai bên thỏa thuận. 

Còn hợp đồng điện tử sẽ chỉ sử dụng một hình thức giao kết bằng các phương tiện tử như fax, các mạng máy tính có kết nối với nhau…hợp đồng sẽ được ký bằng chữ ký điện tử. 

Điểm khác biệt thứ hai giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống là phạm vi áp dụng của hợp đồng

Khác với hợp đồng truyền thống có thể áp dụng rộng rãi và dễ dàng sử dụng, ký kết trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, mọi hoạt động kinh tế.

Phạm vi áp dụng của hợp đồng điện tử có phần giới hạn hơn khi chỉ áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, thương mại, kinh doanh và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.

Và không áp dụng đối với văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, quyền sở hữu và sử dụng nhà, đất và các bất động sản khác…

Điểm khác biệt thứ ba của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống là về nội dung hợp đồng

Thông thường, hợp đồng truyền thống sẽ bao gồm các nội dung như ối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp…

Ngoài các nội dung như hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về: Yêu cầu kỹ thuật, chứng thực chữ ký điện tử, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật…

Chủ thể tham gia ký kết, là điểm khác biệt thứ ba giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống.

Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng điện tử thường hạn chế hơn. Ngoài những điều kiện và kiến thức như hợp đồng truyền thống, chủ thể tham gia ký kết còn phải hiểu biết về luật trong giao dịch điện tử, có kiến thức công nghệ thông tin, thông điệp dữ liệu điện tử, và các phương tiện để thực hiện các giao dịch điện tử.

Bên cạnh đó, trong giao kết hợp đồng điện tử có xuất hiện các bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng, cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. 

Những người thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán hay giao kết hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử cho chủ thể tham gia ký kết. 

So với các hình thức của hợp đồng truyền thống, hợp đồng điện tử với các tính chất đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng và khả năng không bị giới hạn bởi không gian của mình sẽ sớm trở thành một phương tiện phổ biến trong thời đại công nghệ hóa hiện nay. 

Để được tư vấn chi tiết về phần mềm Hợp đồng điện tử FPT.eContract, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System

0934.453.466 – 0934.583.499 

https://econtract.fpt.com.vn

#Hợpđồngđiệntửvàhợpđồngtruyềnthống #hopdongdientu

TAGS

Tin liên quan

Rủi ro khi sử dụng hợp đồng điện tử

Việc sử dụng hợp đồng điện tử trong các hoạt động thương mại và kinh doanh mang đến nhiều lợi ích và sự thuận tiện cho các doanh nghiệp. Nhưng không thể tránh khỏi việc gặp phải một số rủi ro trong quá trình sử dụng hợp đồng điện tử. Để giảm thiểu tối đa […]

Hợp đồng thương mại điện tử là gì? Quy trình giao kết như thế nào?

Số hóa trong lĩnh vực thương mại đang trở thành xu hướng tất yếu. Trong đó hợp đồng thương mại điện tử được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng thay cho phương thức ký kết hợp đồng truyền thống. Vậy hợp đồng thương mại điện tử là gì? Có giá trị pháp lý như thế […]

Điểm nổi bật của giải pháp eKYC ứng dụng trong ngành ngân hàng, tài chính

Tại Việt Nam, từ ngày 5/3/20121 tất cả ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến để mở tài khoản online cho khách hàng. Từ tháng 7/2020 đã có nhiều ngân hàng triển khai giải pháp eKYC. Các ngân hàng đã triển khai eKYC cho biết, hoạt động kinh doanh […]