Hợp đồng FIDIC là gì? Các thông tin cần biết về hợp đồng FIDIC

  • 19/06/2023
  • [post-views]

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng. Ký kết hợp đồng xây dựng quốc tế là điều bắt buộc với các bên. Loại hợp đồng tiêu chuẩn được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng có yếu tố nước ngoài đó là hợp đồng FIDIC. Vậy hợp đồng FIDIC là gì? Có những loại nào phổ biến?

Hợp đồng FIDIC là gì?

Đây là loại hợp đồng mẫu tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng quốc tế. Hợp đồng này được biên soạn bởi Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế được gọi tắt là FIDIC. Hợp đồng FIDIC được áp dụng trong tất cả các dự án đầu tư lớn, nhỏ thuộc ngành xây dựng mà các bên chủ thể có quốc tịch, pháp lý, ngôn ngữ khác nhau.

Hợp đồng FIDIC có đặc trưng riêng. Đó là sự phân phối rủi ro giữa các bên tham gia một cách công bằng. Rủi ro của dự án sẽ được phân tích ngay từ đầu. Từ đó lựa chọn hình thức hợp đồng tương ứng với từng quy mô dự án và mức độ rủi ro.

hop-dong-fidic
Hợp đồng FIDIC là mẫu hợp đồng tiêu chuẩn quốc tế dùng trong lĩnh vực xây dựng

Đối tượng sử dụng hợp đồng FIDIC

Hợp đồng FIDIC được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Đối tượng sử dụng hợp đồng là các đơn vị, doanh nghiệp có quốc tịch, pháp lý khác nhau. Các bên này cùng tham gia dự án đầu tư xây dựng lớn, nhỏ mang tính quốc tế. Hợp đồng sẽ giúp bảo vệ sự quyền lợi và sự công bằng của các bên.

Các dạng hợp đồng FIDIC mới nhất

Hợp đồng này có nhiều mẫu với màu sắc khác nhau, phù hợp với quy mô dự án xây dựng và nhu cầu các bên tham gia. Dưới đây là những mẫu hợp đồng FIDIC mới nhất:

Sách xanh (The Green Book)

Mẫu hợp đồng này phù hợp với các dự án có giá trị nhỏ dưới 500.000 USD. Ngoài ra, còn thích hợp sử dụng cho các dự án có thời gian thi công dưới 6 tháng. Hoặc dự án có công việc đơn giản, công việc lặp đi lặp lại.

Sách đỏ (The Red Book)

Dạng hợp đồng này phù hợp với dự án xây dựng lớn và phức tạp hơn. Trong đó chủ đầu tư (Employer) chịu trách nhiệm hầu hết phần thiết kế. Còn nhà thầu (Contractor) được phép tham gia một phần trong việc thiết kế.

Nhà tư vấn (Engineer) chịu trách nhiệm quản lý hợp đồng, giám sát việc thực hiện công trình, xác nhận việc thanh toán và thông báo cho chủ đầu tư. Dựa trên số lượng công việc đã hoàn thành, nhà thầu sẽ nhận được thanh toán theo hợp đồng.

Sách hồng (The Pink Book)

Là hợp đồng phái sinh từ sách đỏ nên hợp đồng này có đặc điểm tương tự sách đỏ. Tuy nhiên hợp đồng này được dành riêng cho các dự án đầu tư xây dựng được ngân hàng Phát triển Đa Phương (Multilateral Development Banks) tài trợ vốn.

hop-dong-fidic-moi-nhat
Sách hồng – The Pink Book

Sách cam (The Orange Book)

Dạng hợp đồng FIDIC này được áp dụng cho các dự án chìa khóa trao tay, vừa thiết kế vừa xây dựng. Nhà thầu có trách nhiệm thiết kế gần như toàn bộ dự án. Nếu nhà đầu tư yêu cầu về thiết kế thì nhà đầu tư cần có bản phác thảo. Đối với mẫu hợp đồng này, nhà tư vấn có nhiệm vụ quản lý hợp đồng; giám sát công việc xây dựng và sản xuất, lắp dựng tại công trường. Đồng thời có nhiệm vụ xác nhận việc thanh toán.

Sách vàng (The Yellow Book)

Đây là loại hợp đồng trọn gói phù hợp với dự án trong đó nhà thầu chịu trách nhiệm hầu hết các công việc về thiết kế và thi công. Nhà tư vấn là người quản lý, giám sát và xác nhận việc thanh toán. Nhà thầu được thanh toán khi hoàn thành công việc theo tiến độ đề ra. Thông thường là được thanh toán 1 lần.

hop-dong-fidic
Sách vàng – The Yellow Book

Sách bạc (The Silver Book)

Hợp đồng này dùng cho các dự án điện hoặc dự án về cơ sở hạ tầng tư nhân. Nhà thầu sẽ thiết kế và thi công công trình toàn bộ. Vì thế, trách nhiệm của nhà thầu rất lớn và rủi ro cũng khá cao. Sự tham gia của chủ đầu tư ở đây rất nhỏ. Nhà thầu được thanh toán một lần. Đây chính là dạng hợp đồng trao tay.

Sách xanh (The Blue Book)

Mẫu hợp đồng FIDIC này phù hợp với các dự án về cải tạo, nạo vét hoặc xây dựng phụ trợ. Kèm theo đó là rất nhiều các thỏa thuận hành chính. Trong hợp đồng này chủ đầu tư có trách nhiệm thiết kế công trình, xác định các thông số kỹ thuật một cách chi tiết, mô tả hoạt động của công trình và xây dựng bản vẽ.

hop-dong-fidic
Sách xanh – The Blue Book

Sách trắng (The White Book)

Sách trắng được dùng để yêu cầu nhà tư vấn cung cấp cho chủ đầu tư một số dịch vụ. Các dịch vụ đó có thể là nghiên cứu tính khả thi hay quản lý, điều hành dự án. Còn việc thiết kế, thi công dự án sẽ phù hợp với một hợp đồng FIDIC khác.

Hợp đồng DBO

Hợp đồng này để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu trong việc thiết kế, thi công và bảo trì sau khi bàn giao dự án. Điều này để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra thường xuyên do các nguyên nhân như vật liệu kém chất lượng, tay nghề thi công kém,… Thời gian nhà thầu phải bảo trì dự án là 20 năm từ khi hoàn thành dự án.

Khi nào không nên sử dụng hợp đồng FIDIC?

Hợp đồng FIDIC được sử dụng phổ biến trong nhiều dự án xây dựng, kỹ thuật.  Tuy nhiên với những hợp đồng quy mô nhỏ, đơn giản thì không cần sử dụng hợp đồng này mà có thể tự thỏa thuận, thiết kế hình thức hợp đồng riêng để hợp tác lâu dài mà không cần đến hợp đồng FIDIC. Chúng ta cần cân nhắc có sử dụng hợp đồng FIDIC hay không tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, pháp luật ở các quốc gia đang đang đầu tư.

Ứng dụng hợp đồng điện tử để ký kết các hợp đồng xây dựng đang ngày càng trở nên phổ biến. Những tiện ích vượt trội của hợp đồng điện tử khiến cho loại hợp đồng ngày càng được áp dụng phổ biến trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Với nhiều gói ký kết hợp đồng số khác nhau, FPT.eContract là phần mềm được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Hợp đồng số “không biên giới” giúp doanh nghiệp dễ dàng vươn tầm thế giới để hòa nhập với sự phát triển của toàn cầu. Doanh nghiệp hãy tham khảo báo giá hợp đồng điện tử của FPT.eContract để lựa chọn giải pháp phù hợp với đơn vị mình.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cần biết về hợp đồng FIDIC. Hy vọng những thông tin FPT.eContract chia sẻ đã giúp doanh nghiệp lựa chọn được dạng hợp đồng phù hợp với quy mô dự án của mình.

TAGS

Tin liên quan

Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế: Điểm giống và khác nhau

Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế áp dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại. Tính pháp lý của 2 loại hình hợp đồng này đã được quy định rõ trong Bộ Luật Dân sự ban hành và bổ sung năm 2015. 1. Khái niệm hợp đồng nguyên tắc và hợp […]

Hợp đồng bất động sản là gì?

Hợp đồng bất động sản là một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý giữa người mua bất động sản và người bán. Giống như các loại hợp đồng mua bán khác, nó quy định rằng sẽ có một sự trao đổi quyền sở hữu đối với một tài sản, thường (nhưng không phải […]

Quy định mới nhất về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại ngày càng trở nên quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền. Vậy cần hiểu một cách chính xác hợp đồng nhượng quyền là gì? Nội dung cơ bản trong văn bản giao kết này phải đầy đủ những thông tin nào? Bạn hãy theo dõi bài viết […]