Rủi ro khi sử dụng hợp đồng điện tử
- 08/06/2020
- [post-views]
Việc sử dụng hợp đồng điện tử trong các hoạt động thương mại và kinh doanh mang đến nhiều lợi ích và sự thuận tiện cho các doanh nghiệp. Nhưng không thể tránh khỏi việc gặp phải một số rủi ro trong quá trình sử dụng hợp đồng điện tử. Để giảm thiểu tối đa rủi ro khi sử dụng hợp đồng điện tử, hãy tìm hiểu một số điều cần tránh trong quá trình sử dụng hợp đồng điện tử.
Có thể hiểu những rủi ro khi sử dụng hợp đồng điện tử là những tổn thất, mất mát xảy ra trong quá trình thực hiện các giao dịch điện tử của những người sử dụng, nó ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển cũng như lợi ích của doanh nghiệp. Có thể phân loại một số rủi ro khi sử dụng hợp đồng điện tử thường gặp như sau:
- Rủi ro về mặt thiếu thông tin.
- Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng cung cấp thiếu thông tin cơ bản cho đối tác như tên, địa chỉ, số điện thoại, email, giấy phép đăng ký kinh doanh. Việc các bên chủ thể ký kết hợp đồng không cung cấp đầy đủ thông tin về mình có thể đẩy đối tác của mình vào thế yếu.
- Thiếu thông tin hoặc cung cấp những thông tin không thống nhất về việc thay đổi công nghệ sản xuất, sản phẩm trên thị trường như niêm yết sai giá, sai mặt hàng, sai số lượng…
2. Rủi ro về mặt pháp lý
- Các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng điện tử không đáp ứng đủ yêu cầu về kiến thức pháp lý, kiến thức công nghệ thông tin, kỹ thuật…
- Hệ thống pháp lý và quy định của pháp luật về hợp đồng điện tử chưa đầy đủ. Các quy định, hướng dẫn trong giao kết hợp đồng điện tử không rõ ràng có thể gây ra sai phạm hoặc bất đồng trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử.
3. Rủi ro về mặt kỹ thuật
- Phương thức thanh toán trực tuyến qua mạng đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng. Tuy nhiên, người sử dụng có bị đánh cắp hoặc bị sao chép các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng. Việc thanh toán điện tử đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần phải giải quyết như: vấn đề bảo mật; bảo đảm an toàn, thuận lợi, chính xác cho người sử dụng.
- Bên cạnh đó các chủ thể ký kết hợp đồng điện tử cũng có thể bị tấn công bởi tin tặc vào hệ thống máy chủ bằng các đoạn mã nguy hiểm hay các chương trình gây hại.
- Nam đang trong giai đoạn triển khai ứng dụng chữ ký điện tử vào các giao dịch, tuy nhiên cũng như chữ ký tay, chữ chữ ký điện tử cũng có thể làm giả. Để ngăn chặn sự giả mạo nhằm đảm an toàn cho các giao dịch điện tử thì cần phải nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chứng thực và mã hóa để bảo vệ dữ liệu.
Để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gặp phải trong quá trình sử dụng và giao kết hợp đồng điện tử. Các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng điện tử và người sử dụng cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin về pháp lý, công nghệ thông tin cũng như lựa chọn nhà cung cấp hợp đồng điện tử có chất lượng tốt và có sự uy tín cao.
Để được tư vấn chi tiết về phần mềm Hợp đồng điện tử FPTeContract, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System
0934.453.466 – 0934.583.499
#Rủi ro khi sử dụng hợp đồng điện tử #Rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023