4 điểm khác nhau chữ ký điện tử và chữ ký số
- 08/05/2022
- [post-views]
Chữ ký điện tử và chữ ký số là 2 khái niệm khiến nhiều người nhầm lẫn. Thực tế, chữ ký điện tử bao gồm chữ ký số, hay chữ ký số còn được xem là tập con của chữ ký điện tử. Cùng tìm hiểu các điểm giống và khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số với FPT.eContract trong bài viết sau đây.
1. Chữ ký điện tử và chữ ký số là gì?
1.1 Chữ ký điện tử
2.2 Chữ ký số
- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa.
- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
2. Điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký điện tử và chữ ký số
2.1 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký điện tử
2.2 Điều kiện đảm bảo an toàn của chữ ký số
3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số
3.1 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Theo Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử sẽ có giá trị pháp lý khi thảo mãn các điều kiện sau:
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký:
-
Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu
-
Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức, cần đảm bảo chữ ký điện tử đó có chứng thực và đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử 2005
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký
- Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
- Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
Như vậy, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý và khi đáp ứng điều kiện an toàn, chữ ký điện tử có thể thay thế chữ ký tay hay con dấu của cá nhân, doanh nghiệp khi giao dịch trên môi trường điện tử.
3.2 Giá trị pháp lý của chữ ký số
Như vậy, chữ ký số được pháp luật công nhận là có giá trị pháp lý như chữ ký tay và con dấu truyền thống thông thường khi đáp ứng các điều kiện được quy định.
3. Điểm giống và khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số
2.1. Sự giống nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số
Cả chữ ký điện tử và chữ ký số đều có giá trị pháp lý và được pháp luật cho phép sử dụng để thay thế cho chữ ký tay và con dấu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi giao dịch trên môi trường điện tử.
2.2. Sự khác nhau giữa chữ ký điện tử và chữ ký số
Mặc dù đều có giá trị pháp lý nhưng chữ ký điện tử và chữ ký số vẫn có những sự khác nhau như sau:
Chữ ký điện tử | Chữ ký số | |
Khái niệm/Bản chất | Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử. Có thể hiểu là bất kỳ biểu tượng, hình ảnh, quy trình nào được đính kèm tài liệu/ hợp đồng biểu thị danh tính của người ký và hành động đồng ý với nó. |
Chữ ký số được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Có thể được hình dung như một con dấu điện tử, được mã hóa và xác định danh tính người thực sự ký nó |
Tính bảo mật | Không sử dụng mã hóa. Chữ ký dễ bị giả mạo | Được mã hóa bởi hệ thống mật mã không đối xứng với khóa bí mật và khóa công khai. Độ bảo mật cao, khó bị sao chép, giả mạo hay thay đổi |
Cách tạo lập | Có thể được tạo nên bằng cách scan hình ảnh, tạo bằng các website trực tuyến… | Người dùng cần đăng ký sử dụng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. |
Cách sử dụng | Người dùng sẽ chèn chữ ký điện tử vào văn bản, tài liệu cần ký mà không qua các thiết bị mã hóa. | Người dùng cần kết nối USB Token, nhập mã PIN bảo mật và tiến hành ký số tại vị trí cần ký theo nhu cầu sử dụng. |
Xác nhận | Không có quy trình xác nhận cụ thể | Được xác nhận bởi các cơ quan chứng nhận tin cậy hoặc nhà cung cấp dịch vụ ủy thác. |
Qua đây có thể nhận thấy, chữ ký điện tử có khởi tạo đơn giản và sử dụng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chữ ký số lại có độ bảo mật cao hơn và giúp bảo vệ lợi ích người dùng tốt hơn – đây là điều kiện quan trọng nhất khi tiến hành giao dịch điện tử. Do đó, chữ ký số được khuyến nghị sử dụng khi ký kết điện tử.
Để sử dụng chữ ký số, người dùng cần đăng ký dịch vụ được cấp bởi các đơn vị cung cấp chữ ký số trên thị trường được Bộ thông tin và Truyền thông cấp phép. Trong đó, FPT là 1 trong những đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng uy tín, đầy đủ pháp lý trên thị trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023