Chữ ký số và những điều cần biết

  • 09/05/2022
  • [post-views]

Cách khởi tạo chữ ký số

Khởi tạo chữ ký bởi các nền tảng, thiết bị chuyên dụng do cơ quan được cấp phép chứng thực chữ ký số cung cấp. Chữ ký sau đó được gắn với hợp đồng cần được ký kết theo phương thức điện tử. Trên thực tế, chữ ký số hiếm được sử dụng trong các giao kết hợp đồng lớn và phức tạp, mà chủ yếu được sử dụng khi bên ký nộp tờ khai hải quan, tờ khai bảo hiểm xã hội, nộp thuế qua mạng, xuất hóa đơn điện tử hoặc khi cơ quan, cá nhân giao dịch qua hệ thống ngân hàng trực tuyến.

Chữ ký số cần chứa các thông tin gì?

Trong chữ ký số sẽ chứa các thông tin như tên tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, thông tin của doanh nghiệp gồm mã số thuế, tên công ty…và các thông tin liên quan như số hiệu của chứng thư số, thời hạn có hiệu lực, khóa công khai…

Đặc điểm chữ ký số

Chữ ký số có hình dạng như một chiếc USB, còn được gọi với cái tên khác là USB Token. Thông tin về chủ sở hữu sẽ được mã hóa bên trong USB. Đây chính là thiết bị phần cứng để xây dựng cặp khóa và giúp lưu trữ thông điệp dữ liệu của khách hàng. 

Mã khóa công khai bảo mật tốt. Chữ ký số được thiết kế dựa trên công nghệ mã khóa công khai tiên tiến nhất hiện nay- RSA : tức người sử dụng sẽ có 1 cặp khóa gọi là keypair . Trong cặp khóa này có chứa khóa công khai gọi là public key và khóa bí mật private key . Điều này giúp chủ nhân chữ ký gia tăng được độ bảo mật, hạn chế những thành phần xấu lợi dụng chiếm đoạt chữ ký cho những mục đích không chính đáng.

Ký số. Sau khi tạo chữ ký, nhà lập trình sẽ đưa khóa bí mật vào chương trình phần mềm. Tại đây chữ ký số CKS được gắn những thông điệp dữ liệu và chức năng bảo mật dữ liệu tốt.

Người ký là chủ sở hữu của chữ ký online này, và sẽ sử dụng cặp khóa bí mật để truy cập vào chữ ký online. Sau đó ký số và dữ liệu đã được lập trình liên quan đến thông tin cá nhân, ảnh đại diện… để xác nhận thông điệp dữ liệu. 

Chữ ký số và những điều cần biết

Chủ thể của chữ ký số 

Người nhận chữ ký có thể là các cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh, tổ chức xã hội, Nhà nước. Khi chữ ký được gửi tới, người nhận có thể sử dụng chứng thư số của người ký để kiểm tra dữ liệu trong đó. Sau khi xác minh được đúng tài khoản tin cậy, thông tin đã chuẩn xác thì có thể tiến hành giao dịch. Chữ ký số chứa nhiều thông tin, hình ảnh sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình kiểm tra thông tin để giao dịch.

Giá trị pháp lý của chữ ký số theo quy định của pháp luật 

Chữ ký số được chứng nhận bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực, và cần đảm bảo các yêu cầu bảo mật sau: Phải được khởi tạo trong thời hạn hiệu lực của chứng thư số tương ứng. Có thể kiểm tra được bằng số khóa công khai trên chứng thư số hợp lệ đó. Chữ ký được khởi tạo bằng cả khóa riêng và khóa công khai tương ứng được ghi trên chứng thư số, do cơ quan có thẩm quyền cấp. Khóa riêng chỉ nằm dưới sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký.

Hiện nay, tại Việt Nam có các nhà cung cấp chữ ký số hợp pháp cho doanh nghiệp: VIETTEL, FPT, BKAV, CK, VINA, NEWTEL, NACENCOMM, SAFE-CA. Doanh nghiệp có thể mua chữ ký số từ đại lý các nhà cung cấp này.

TAGS

Tin liên quan

Sự khác biệt giữa Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống

STT Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống 1 Căn cứ pháp lý Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005. Bộ luật Dân sự mới nhất 2015 2 Phương thức giao dịch – Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng […]

2 cách kiểm tra chứng thư số trên hợp đồng điện tử

Một trong bốn yếu tố quan trọng để xác định hợp đồng điện tử đủ giá trị pháp lý hay không chính là kiểm tra chứng thư số. Để kiểm tra chứng thư số hợp đồng điện tử là điều đơn giản bất kỳ ai cũng có thể thực hiện trong chưa đến 30s với […]

FPT ra mắt giải pháp FPT.eContract hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử

Ngày 25/5, FPT chính thức ra mắt FPT.eContract – giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử từ xa 24/7. Giải pháp Hợp đồng điện tử toàn diện FPT.eContract hướng tới xây dựng doanh nghiệp không giấy tờ, tối ưu vận hành, tiết kiệm tới 70% thời gian và chi phí so […]