Giải pháp eKYC là gì? Ứng dụng eKYC trong thực tiễn

  • 19/06/2022
  • [post-views]

Công nghệ định danh eKYC hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực, đặc biệt là ngành tài chính – ngân hàng để ký kết hợp đồng và định danh khách hàng. Vậy eKYC là gì, và ứng dụng eKYC như thế nào trong thực tiễn? Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này với FPT.eContract qua bài viết dưới đây.

1. eKYC là gì?

KYC là viết tắt của cụm từ Know Your Customer – Nhận biết khách hàng của bạn. Đây là một quy trình nhằm xác minh danh tính của khách hàng khi tham gia vào các dịch vụ của ngân hàng như mở tài khoản, rút tiền, gửi tiền… KYC là bước đầu tiên trong tất cả các hoạt động trước khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tài chính, ngân hàng đó. Hiểu đơn giản, ngân hàng hay tổ chức phải nhận biết về khách hàng của mình và KYC giúp các ngân hàng đảm bảo khách hàng giao dịch đó là chính chủ, là người đã đăng kí dịch vụ với ngân hàng. Đặc biệt, việc biết khách hàng của mình là ai không những giúp các tổ chức tài chính, ngân hàng xác minh danh tính khách hàng, mà còn giúp các ngân hàng đánh giá và giám sát rủi ro, ngăn ngừa các gian lận bất hợp pháp.

Khác với KYC truyền thống khách hàng cần phải gặp mặt trực tiếp, đối chiếu giấy tờ tùy thân rất mất thời gian, ứng dụng eKYC tổ chức có thể định danh khách hàng ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu bằng thiết bị di động có kết nối internet dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo như: Xác thực khuôn mặt (face-matching): So khớp khuôn mặt với ảnh trên giấy tờ tùy thân mà khách hàng cung cấp, Nhận diện ký tự (OCR): Đọc và trích xuất các thông tin trên giấy tờ, đối chiếu thông tin cá nhân với cơ sở dữ liệu tập trung về danh tính người dùng, Xác minh người thật (liveness detection): Xác minh người thật đang thực hiện giao dịch chứ không phải giao dịch được thực hiện bởi robot…

2. Quy trình eKYC phổ biến hiện nay

Ngày nay, người dùng có thể ứng dụng eKYC để mở mới một tài khoản chứng khoán/ngân hàng chỉ với vài phút. Quy trình eKYC thực hiện rất đơn giản chỉ với các bước như sau.

Bước 1: Tải ứng dụng ngân hàng/chứng khoán đang cần tạo tài khoản và điền đầy đủ các trường thông tin cá nhân. Sau đó, chọn loại giấy tờ muốn xác minh và đối chiếu (thường là lựa chọn CMND/CCCD/Hộ chiếu). Chụp hình ảnh 2 mặt của tài liệu.

Bước 2: Các thông tin trên hình chụp sẽ được trích xuất dựa trên công nghệ nhận diện ký tự quang học OCR. Tiếp theo, chụp ảnh chân dung cá nhân hoặc chọn xác thực gương mặt theo hướng dẫn tự động từ hệ thống.

Bước 3: Công nghệ sinh trắc học toàn diện (Biometrics) xác định hình ảnh trên giấy tờ tùy thân có khớp với hình dáng khuôn mặt. Nếu không trùng khớp hệ thống sẽ báo lỗi và khách hàng cần thực hiện nhận diện lại.

3. Ứng dụng eKYC trong thực tiễn

Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, các ngân hàng ứng dụng eKYC như một chiến lược để thu hút khách hàng. eKYC được thực hiện tự động, rút ngắn thời gian xác minh giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng và giảm thiểu chi phí cho hoạt động của ngân hàng. Tại Việt Nam, từ ngày 5/3/2021, tất cả ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến để mở tài khoản online cho khách hàng (Xem thêm Tại đây). Các ngân hàng đã triển khai eKYC cho biết, hoạt động kinh doanh của họ đã đạt được những kết quả nổi bật khi số lượng khách hàng mới tăng nhanh, số lượng giao dịch qua kênh Mobile Banking và Internet Banking cũng tăng rõ rệt.

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 20020, số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Mobile Banking tăng gần 124% về số lượng và 126% về giá trị so với năm 2019, số lượng giao dịch thanh toán qua Internet tăng gần 9% về số lượng và 26% về giá trị giao dịch so với năm 2019. Tính đến nay có hơn 20% ngân hàng tại Việt Nam ứng dụng eKYC trong việc định danh khách hàng như VPBank, TPBank, Vietcombank, VietinBank, ACB, Bản Việt… Trong đó VPBank là ngân hàng đầu tiên ứng dụng thành công eKYC. Chỉ sau 2 tháng ra mắt, VPBank đã có 15.000 tài khoản đăng ký mới, bằng 50% dự toán cả năm 2020. Tiếp theo là HDBank chỉ sau 1 tháng triển khai việc định danh trực tuyến eKYC trên app HDBank đã thu hút gần 15.000 khách hàng đăng ký.

Bên cạnh ngân hàng, ứng dụng eKYC hiện đang trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác như y tế, dịch vụ công, viễn thông, du lịch…

  • Y tế: Ứng dụng để người dùng truy cập hệ thống bảo hiểm, điều trị; quản lý các thiết bị sức khỏe,..
  • Thương mại điện tử: Ứng dụng để người dùng mua sắm, thực hiện các giao dịch mua bán và thanh toán an toàn
  • Du lịch: Ứng dụng để đặt tour, hoặc để kiểm soát du khách nhập cảnh/ ra vào khu vực.
  • Chính phủ điện tử: Ứng dụng cho công dân khi truy cập và sử dụng các dịch vụ công, như đóng thuế, bầu cử,…

4. Ứng dụng eKYC trong ký kết hợp đồng với FPT.eContract

FPT.eContract là giải pháp Hợp đồng điện tử tiên phong giải quyết bài toán số hóa quy trình ký kết hợp đồng đơn phương, song phương hoặc đa phương. Ngoài xác thực bằng mã OTP gửi đến số điện thoại, FPT.eContract còn ứng dụng eKYC giúp xác thực chủ thể ký là chính xác, tăng cường bảo mật cho tài liệu và hợp đồng.

Với eKYC, doanh nghiệp có thể khai báo giấy tờ tùy thân của người cần ký trước khi gửi hợp đồng đi. Sau khi được tài liệu từ doanh nghiệp, người ký cần phải thực hiện eKYC để xác thực hình ảnh trên giấy tờ tùy thân khớp với hình dáng khuôn mặt trước khi được truy cập vào tài liệu và tiến hành ký.

FPT.eContract là nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến hợp đồng điện tử hàng đầu dành cho cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam được tin dùng bởi hơn 1.000 doanh nghiệp lớn trong nhiều lĩnh vực: tài chính – ngân hàng, sàn thương mại điện tử, dược phẩm, du lịch, thực phẩm,… như Chứng khoán Tiên Phong, VIB, Unilever, Tiki, Vinamilk, Be,…Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

>> ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

TAGS

Tin liên quan

FPT “hiến kế” đẩy mạnh chuyển đổi số lĩnh vực hạ tầng và nông nghiệp tại Industry 4.0 Summit

Tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế Industry 4.0 2021 (Industry 4.0 Summit), sự kiện lớn và uy tín nhất Việt Nam về công nghiệp 4.0, Công ty cổ phần FPT một lần nữa khẳng định vai trò đồng hành và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, thông qua […]

Số hợp đồng là gì? Quy tắc về cách đánh số hợp đồng

Số hợp đồng từ lâu được ứng dụng trong công tác lưu trữ tài liệu, văn thư tại văn phòng doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Cách viết số hợp đồng cần tuân thủ theo nguyên tắc riêng, hỗ trợ tốt hoạt động lưu trữ và tra cứu tài liệu. 1. Số hợp đồng là […]

Hợp đồng 3 bên là gì? Nội dung và nguyên tắc ký kết

Hợp đồng 3 bên cần có sự tham gia ký kết của 3 chủ thể. Loại hình văn bản này khá quen thuộc trong đời sống. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ hợp đồng 3 bên là gì. Chính vì thế trong phần chia sẻ ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ giúp […]