Điều kiện pháp lý của chữ ký điện tử bạn cần biết

  • 11/05/2022
  • [post-views]

Chữ ký điện tử là thuật ngữ chỉ chữ ký được thiết lập dưới dạng từ, chữ cái, chữ số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, được đính kèm, hay liên kết hợp lý với thông điệp dữ liệu. Chữ ký có khả năng xác thực người ký nhận, thông điệp dữ liệu, sự chấp thuận của chủ thể với nội dung đã ký.

Quy định về chữ ký điện tử 

Về mặt kỹ thuật, luật quy định rằng chữ ký điện tử có giá trị miễn là cả hai bên đồng ý với phương thức ký hợp đồng đó. Điều này có thể tiết kiệm đáng kể cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Một hình thức phổ biến của hợp đồng điện tử là cú nhấp vào ô ‘Tôi Đồng ý’ trực tuyến của khách. Có nhiều cách để biểu lộ sự chấp nhận trực tuyến khi không có chữ ký ướt như thông thường. Khách hàng có thể nhập tên của họ vào ô chữ ký, dán bản scan chữ ký của họ hoặc sử dụng công nghệ xáo trộn . Theo nguyên tắc chung, chữ ký số được sử dụng để ký mật mã và chữ ký điện tử được sử dụng cho các phương pháp ký trực tuyến khác.

Điều kiện pháp lý của chữ ký điện tử bạn cần biết

Tiêu chí công nhận chữ ký điện tử

Để được coi là chữ ký điện tử “bảo mật hợp lệ”, cần phải đáp ứng các tiêu chí sau: Chữ ký số được khởi tạo trong thời gian chứng thư số còn hiệu lực, và có thể được kiểm tra bằng khóa công khai được ghi trên chứng thư số đó. Mỗi chữ ký số được khởi tạo bởi một cặp khóa cá nhân và khóa công khai.

Cặp khóa này được ghi trên chứng thư số, và phải do một trong các tổ chức sau cung cấp, chứng nhận: 

a) Cơ quan cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; 

b) Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ; 

c) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; 

d) Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo mật đối với chữ ký số chuyên dùng theo quy định tại Nghị định số 130/2018/NĐ-CP có quy định: Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số được Chính phủ ban hành ngày 27/09/2018, có hiệu lực từ ngày 15/11/2018. Khóa cá nhân nằm dưới sự kiểm soát duy nhất của người ký tại thời điểm ký. 

Tại Việt Nam, do mức độ bảo mật cao hơn so với các hình thức chữ ký điện tử khác, chữ ký điện tử đã được chứng nhận bởi CA cấp phép tại Việt Nam ví dụ: FPT, VNPT, Viettel được coi là chữ ký điện tử được bảo mật.

Các nhà cung cấp chữ ký số hợp pháp cho doanh nghiệp: VIETTEL, FPT, BKAV, CK, VINA, NEWTEL, NACENCOMM, SAFE-CA. Doanh nghiệp có thể mua chữ ký số từ đại lý các nhà cung cấp này.

TAGS

Tin liên quan

FPT.eContract đạt giải Stevie Awards Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Stevie Awards 2021)

Trải qua 2 tháng đánh giá bởi 100 giám khảo là các Giám đốc Điều hành trên khắp thế giới, phần mềm Hợp đồng điện tử – FPT.eContract của FPT IS đã xuất sắc giành giải Đồng – Giải thưởng Stevie Awards Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Stevie Awards 2021), hạng mục Sáng tạo trong […]

Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý

Với sự phát triển của internet và công nghệ thông tin, việc thực hiện các giao dịch trực tuyến đã trở nên phổ biến và tiện lợi hơn bao giờ hết. Hợp đồng điện tử đang dần trở thành một xu hướng chung và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Theo sách trắng Thương […]

Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu

Để thích ứng với bối cảnh số hoá toàn xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trước mối quan tâm của doanh nghiệp về ảnh hưởng của nghị định với hoạt động ký kết điện tử, FPT IS mang tới Webinar “Ứng dụng Hợp […]