Hợp đồng đơn vụ là gì? So sánh hợp đồng đơn vụ và song vụ

  • 06/07/2023
  • [post-views]

Bên cạnh hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ cũng được áp dụng rộng rãi trong giao kết dân sự. Bộ Luật Dân sự năm 2015 có đề cập rất chi tiết về quy định thực hiện, thể thức và hiệu lực của loại hình hợp đồng này.

Hợp đồng đơn vụ là gì?

Hợp đồng đơn vụ là thỏa thuận giữa tất cả chủ thể tham gia, trong đó chỉ có một chủ thể cần thực hiện nghĩa vụ với chủ thể còn lại. Phía chủ thể còn lại chính là bên có quyền.

hop-dong-don-vu-la-gi

Trong hợp đồng đơn vụ chỉ có một bên chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ

Thực tế, phần lớn hợp đồng đơn vụ đều thuộc dạng giao kết không bồi hoàn. Vì chỉ chủ thể có nghĩa vụ cần thực hiện nghĩa vụ với chủ thể có quyền (bên mang quyền). Trong loại hình hợp đồng này, bên mang quyền không cần phải thực hiện nghĩa vụ nào với bên có nghĩa vụ.

Quy định liên quan về hợp đồng đơn vụ

Quy định liên quan đến thực hiện hợp đồng, hình thức và hiệu lực hợp đồng được đề cập chi tiết trong Bộ Luật Dân sự 2015.

Quy định về thực hiện hợp đồng

Theo Điều 409 của Bộ Luật Dân sự 2015, sau thời điểm hợp đồng chính thức được ký kết, tất cả các bên tham gia phải thực hiện theo nghĩa vụ đã cam kết. Nghĩa vụ có thể thực hiện trước hoặc sau dựa vào sự đồng thuận của bên có quyền.

Quy định về hình thức hợp đồng

Tương tự như các loại hình hợp đồng dân sự khác, hợp đồng đơn vụ vẫn phải tuân thủ quy định về hình thức giao kết. Một số hình thức phổ biến nhất gồm giao kết bằng lời nói, giao kết theo dạng văn bản, giao kết có chứng thực, giao kết có công chứng.

Hợp đồng giao kết theo dạng văn bản

Quy định về hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng đơn vụ thường chính thức có hiệu lực từ thời điểm tất cả chủ thể đồng thuận ký kết. Ngoài ra, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn xác định dựa trên thỏa thuận của chủ thể tham gia hoặc theo quy định riêng của từng ngành nghề.

Theo từng hình thức giao kết, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đơn vụ được xác định cụ thể như sau:

  • Giao kết bằng lời nói: Chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm các bên tham gia đồng thuận với toàn bộ nội dung trong hợp đồng.
  • Giao kết bằng văn bản: Bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm chủ thể cuối cùng ký vào hợp đồng.
  • Giao kết bằng văn bản có công chứng, đăng ký: Có hiệu lực kể từ thời điểm văn bản hợp đồng được đóng dấu công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

Hợp đồng giao kết theo dạng văn bản thường có hiệu lực từ thời điểm ký kết

Bên cạnh đó, hiệu lực của hợp đồng giao kết đơn vụ còn có thể xác định dựa theo thỏa thuận của chủ thể tham gia vào hợp đồng hoặc theo quy định riêng của từng ngành.

Chẳng hạn như với hợp đồng cha mẹ cho tặng tài sản con cái, hợp đồng chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm con cái nhận tài sản (dựa vào Điều 458 của Bộ Luật Dân sự 2015).

So sánh hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ

Cả hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ đều là giao kết dân sự giữa tất cả chủ thể nhằm xác lập, điều chỉnh hoặc kết thúc quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ hơn về mặt bản chất, cả hai loại hình hợp đồng này vẫn có điểm khác biệt.

Tiêu chí so sánhHợp đồng đơn vụHợp đồng song vụ
Nghĩa vụ của từng bênChỉ một bên có nghĩa vụ với bên còn lạiCả hai bên phải có nghĩa vụ với nhau
Tính chấtLà loại hình hợp đồng chỉ phục vụ lợi ích của một bên tham gia

Nội dung hợp đồng không có điều khoản đền bù

Là loại hình hợp đồng phục vụ lợi ích của cả hai bên tham gia

Nội dung hợp đồng thường có điều khoản đền bù, ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên

Nguyên tắc thực hiệnNghĩa vụ thực hiện theo cam kết hoặc theo sự thỏa thuận của bên có nghĩa vụ với bên có quyềnThực hiện nghĩa vụ theo cam kết trong hợp đồng
Ví dụ thực tếHợp đồng cho tặng tài sảnHợp đồng thuê nhà

Hợp đồng mua bán nhà đất

Hợp đồng vay vốn ngân hàng

Bảng so sánh điểm khác biệt giữa hai loại hình hợp đồng

Như vậy, sau phân tích trên đây, bạn chắc hẳn đã hiểu rõ hơn về tính chất của hợp đồng đơn vụ. Đây là loại hình hợp đồng mà chỉ một chủ thể có nghĩa vụ với chủ thể còn lại. Quy định liên quan đến nguyên tắc thực hiện, thể thức và hiệu lực hợp đồng được đề cập trong Luật Dân sự 2015.

FPT.eContract là phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong, giải pháp lý tưởng cho doanh nghiệp trong quá trình số hóa quy trình ký kết hợp đồng. Khi ứng dụng FPT.eContract, doanh nghiệp của bạn có thể triển khai ký kết cùng lúc số lượng lớn hợp đồng, ký ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào, an toàn bảo mật và đáp ứng đầy đủ giá trị pháp lý theo pháp luật Việt Nam hiện hành.

Phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract

Phiên bản FPT.eContract Lite miễn phí sẽ chính thức ra mắt vào tháng 5/2023. Với phiên bản này, khách hàng không bị giới hạn bởi số lượng và thời gian. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo bảng giá hợp đồng điện tử, chọn lựa gói phù hợp theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Hiện nay, FPT.eContract vinh dự được đồng hành cùng 2000+ doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Vinamilk, Vietjet Air, Toyota Việt Nam, VietBank, 30Shine, VN Pay,.. Nếu có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về giải pháp hợp đồng điện tử của FPT, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

TAGS

Tin liên quan

Hợp đồng điện tử FPT.eContract đạt giải thưởng Make in Vietnam 2021

Sáng ngày 11/12, trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III, Phần mềm hợp đồng điện tử – FPT.eContract đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2021, khẳng định chất […]

Cách thực hiện giao kết hợp đồng điện tử

Một hợp đồng điện tử được hình thành như thế nào ? Những điều quan trọng bạn cần biết khi kí kết hợp đồng điện tử ? FPT sẽ phân tích tính pháp lý cũng như quy trình hình thành của một hợp đồng điện tử

Hợp đồng vô hiệu là gì? Cách xử lý hợp đồng vô hiệu

Trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự, bạn có thể đã từng nghe tới thuật ngữ hợp đồng vô hiệu. Vậy cần hiểu chính xác hợp đồng vô hiệu là gì? Trong bài tổng hợp kiến thức pháp luật ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ phân tích chi tiết về tính vô hiệu của […]