Hợp đồng giả cách là gì? Cách nhận biết hợp đồng giả cách

  • 17/08/2023
  • [post-views]

Tình trạng người vay tiền, mua bán tài sản bị lừa ký kết vào hợp đồng giả cách hiện không phải là hiếm. Vậy hợp đồng giả cách là gì? Làm thế nào để nhận biết loại hình hợp đồng này? Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận diện chính xác hợp đồng giả cách và cách phòng ngừa rủi ro.

1. Hợp đồng giả cách là gì?

Hợp đồng giả cách không phải là hợp đồng hợp pháp. Đây đơn giản là một loại hình hợp đồng giả tạo, thường được tạo ra với mục đích che giấu các giao dịch bất hợp pháp.

Hợp đồng giả cách là gì? 

Hiện nay, hợp đồng giả cách xuất hiện phổ biến trong hoạt động cho vay, giao dịch mua bán hoặc cho tặng tài sản. Nếu không đọc kỹ điều khoản, chủ thể tham gia giao kết rất dễ mắc bẫy, không được bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp.

2. Cách nhận biết hợp đồng giả cách

Chắc hẳn không ít người vẫn thắc mắc làm sao chứng minh hợp đồng giả cách. Nếu muốn nhận biết chính xác hợp đồng giả cách, bạn phải dành thời gian đọc kỹ điều khoản, tìm ra điểm bất hợp lý, trái pháp luật.

2.1. Không ghi lãi suất cụ thể

Rất nhiều trường hợp người đi vay tiền của các tổ chức ngoài ngân hàng phải ký hợp đồng xác nhận giao dịch, nhưng trong hợp đồng này lại không hề ghi lãi suất cụ thể. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy hợp đồng người vay ký kết là hợp đồng giả tạo, không có giá trị pháp lý.

hop-dong-gia-cach-la-gi

Hợp đồng cho vay giả cách thường không ghi lãi suất cụ thể

Chẳng hạn: Bên A vay của bên B 500 triệu đồng. Cả hai bên có ký kết với nhau một hợp đồng với giá trị tiền vay 500 triệu đồng nhưng lại không ghi lãi suất cụ thể (lãi suất tự thỏa thuận).

Hợp đồng của bên A và bên B vẫn được công chứng như bình thường. Thế nhưng thực tế, bên A phải trả cho bên B lãi suất 100% / năm, cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp này, hợp đồng khởi tạo ban đầu là hợp đồng giả cách được tạo ra nhằm mục đích che giấu giao dịch cho vay nặng lãi, trái pháp luật.

2.2. Giá trị tài sản giao dịch thấp hơn thực tế

Trong quá trình giao dịch tài sản, không ít người gặp phải tình trạng giá trị tài sản trên hợp đồng thấp hơn nhiều so với thực tế. Mục đích khi tạo ra hợp đồng này là để trốn thuế.

hop-dong-gia-cach-la-gi

Nhiều hợp đồng giao dịch ghi giá trị tài sản thấp hơn thực tế

Chẳng hạn: Bên C mua một căn hộ của bên B với giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên trong hợp đồng thì giá trị của căn hộ chỉ là 500 triệu đồng. Như vậy, phí chuyển nhượng mà 2 bên phải chi trả đương nhiên giảm xuống 50%.

2.3. Cầm cố tài sản theo cách lách luật

Khi ký hợp đồng đầu tư, bạn cần đặc biệt chú ý đến điều khoản cầm cố tài sản. Bởi hiện nay rất nhiều đối tượng lôi kéo người tham gia bằng cách đưa ra dự án siêu lợi nhuận, nhưng lại yêu cầu nhà đầu tư ký kết hợp đồng cầm cố tài sản theo dạng mua bán hoặc chuyển nhượng.

Nếu ký hợp đồng này, coi như bạn đã chuyển nhượng tài sản cho người khác. Đến khi phát hiện và yêu cầu giải quyết, bạn rất khó đòi lại tài sản.

2.4. Người đi vay tiền phải ký giao dịch mua bán tài sản

Loại hình hợp đồng giả cách phổ biến nhất hiện nay là hợp đồng cho vay tài sản với lãi suất cao kèm điều khoản mua bán tài sản theo dạng chuyển nhượng. Rủi ro cho người đi vay lúc này là rất lớn. Muốn nhận diện loại hình hợp đồng giả cách, bạn hãy dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Trong hợp đồng thường có điều khoản người vay nếu vi phạm nghĩa vụ trả nợ sẽ phải chuyển nhượng tài sản cho bên cho vay. Tuy nhiên, điều khoản liên quan đến lãi suất, thời hạn chi trả lại không rõ ràng.
  • Nhiều điều khoản trong hợp đồng gây bất lợi cho người vay. Chẳng hạn như giá trị tài sản thế chấp lớn hơn nhiều lần so với khoản vay.

3. Rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng giả cách

Tại Điều 131 Bộ Luật Dân Sự 2015, cách giải quyết hợp đồng giả cách hay xử lý hậu quả của loại hình hợp đồng này được quy định như sau:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

  1. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  1. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  2. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Tuy vậy không phải lúc nào bên bị hại cũng có thể chứng minh mình là nạn nhân của hợp đồng giả cách với cơ quan phân xử. Rủi ro thường gặp phải nhất là mất tài sản, phải chi trả khoản nợ lớn gấp nhiều lần ghi trong hợp đồng.

Vậy nên trong quá trình vay mượn, mua bán tài sản cần làm hợp đồng, bạn phải đọc kỹ điều khoản hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia pháp lý, nhằm hạn chế rủi ro có thể gặp phải.

hop-dong-gia-cach-la-gi

Quy trình ký kết hợp đồng với sự hỗ trợ của FPT.eContract 

FPT.eContract – giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam phát triển bởi Tập đoàn FPT. Hợp đồng khởi tạo bởi FPT.eContract đảm bảo giá trị pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia ký kết.

Nhiều doanh nghiệp lớn như công ty sữa Vinamilk, hãng xe Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, ngân hàng quốc tế VIB,… đều đang là khách hàng của FPT.eContract. Với sự hỗ trợ của giải pháp này, doanh nghiệp sẽ có thể triển khai số hóa quy trình ký kết hợp đồng một cách nhanh gọn.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu ứng dụng FPT.eContract, bạn hãy tham khảo báo giá hợp đồng điện tử. Song song với các gói phần mềm trả phí, FPT còn phát hành cả bản FPT.eContract Lite miễn phí hồi tháng 5/2023. Đây là phiên bản free không giới hạn số lượng và thời gian, tích hợp nhiều tính năng hiện tại.

4. Lời kết

Từ phần định nghĩa hợp đồng giả cách là gì, bạn chắc hẳn đã thấy rõ rủi ro nếu ký kết vào loại hình hợp đồng này. FPT.eContract chính là giải pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp triển khai ký kết số lượng lớn hợp đồng, đảm bảo tính pháp lý. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và nhận demo miễn phí, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi.

TAGS

Tin liên quan

Các loại, rủi ro và quy định về hợp đồng bảo hiểm điện tử

Bảo hiểm điện tử giúp tự động hóa, giảm thiểu rủi ro pháp lý, số hóa quy trình làm việc nội bộ và tăng năng suất của nhân viên.

6 Đặc điểm của hợp đồng điện tử, ưu điểm và hạn chế

Đặc điểm của hợp đồng điện tử thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong quá trình tham gia vào dạng hợp đồng này, bạn cần nắm rõ các tính chất cơ bản như định dạng lưu trữ, số lượng chủ thể giao kết và quản lý. Góc chia sẻ sau đây, FPT.eContract sẽ tiến hành […]

Hợp đồng điện tử và các đặc tính của hợp đồng điện tử

Trong thời xưa, thực sự hầu như vài thập kỷ trước, chúng ta đều sử dụng để thực hiện chữ ký ở định dạng truyền thống, nơi chữ ký ướt / mực hoặc dấu vân tay vật lý được sử dụng để dán làm chữ ký trên tài liệu. Những chữ ký này không có […]