Hợp đồng gia công là gì? Cập nhật quy định mới nhất

  • 06/09/2023
  • [post-views]

Trước sự phát triển của nhiều ngành hàng sản xuất, nhu cầu gia công hàng hóa theo yêu cầu cũng ngày càng tăng. Trong quá trình đặt hàng, các bên cần làm hợp đồng gia công rõ ràng. Thế nhưng, thực tế lại không nhiều người biết chính xác hợp đồng gia công là gì.

Hy vọng thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hình văn bản giao kết này.

1. Hợp đồng gia công là gì?

Muốn hiểu một cách chính xác hợp đồng gia công là gì, bạn cần tham khảo Điều 524 Luật Dân sự 2015. Trích dẫn cụ thể:

“Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.”

hop-dong-gia-cong-la-gi

Hợp đồng gia công là gì? 

Đối tượng của hợp đồng gia công ở đây là các loại hàng hóa có mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng cụ thể. Bên nhận gia công sẽ tiếp nhận yêu cầu của bên đặt gia công, và sản xuất theo đúng nguyên mẫu sản phẩm được quy định.

2. Đặc điểm của hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công mang tính chất của hợp đồng song vụ và hợp đồng có đền bù. Bên cạnh đó, kết quả sẽ được vật thể hóa. Cụ thể như sau:

2.1. Mang tính chất của hợp đồng song vụ

Bên phía nhận gia công sản phẩm có quyền yêu cầu khách hàng hay bên đặt gia công cung cấp chính xác vật liệu đạt tiêu chuẩn. Cùng với đó là thông tin về chủng loại, số lượng, bản thiết kế chi tiết và của sản phẩm mẫu phục vụ quá trình gia công.

hop-dong-gia-cong-la-gi

Hợp đồng gia công mang tính chất của hợp đồng song vụ 

Trong khi đó, bên đặt gia công có quyền yêu cầu bên nhận gia công phải tạo ra sản phẩm theo đúng nguyên mẫu, đúng số lượng.

Cả hai bên lúc này đều có trách nhiệm qua lại. Như vậy, hợp đồng gia công có tính chất tương tự như hợp đồng song vụ, ràng buộc trách nhiệm của hai chủ thể.

2.2. Là dạng hợp đồng có đền bù

Sau khi bên gia công hoàn thành đúng yêu cầu, cam kết trong hợp đồng, bên đặt gia công phải có trách nhiệm thanh toán đúng thời hạn.

Trường hợp một trong 2 bên vi phạm thì bên còn lại phải có trách nhiệm đền bù theo thỏa thuận hợp đồng. Tính chất này giống như hợp đồng đền bù.

2.3. Kết quả được vật thể hóa

Hàng hóa cần gia công phải dựa trên nguyên mẫu. Bên đặt gia công cần cung cấp chính xác kích thước, chất liệu, tiêu chuẩn chất lượng,… cho bên nhận gia công.

Sản phẩm hay hàng hóa chỉ có thể hiện thực hoá sau khi bên nhận gia công hoàn tất sản xuất, giao lại cho bên đặt gia công. Lúc này, nghĩa vụ của bên đặt gia công là phải thanh toán đầy đủ cho bên nhận gia công.

3. Quyền và nghĩa vụ của từng bên trong hợp đồng gia công

Muốn hiểu hơn bản chất hợp đồng gia công là gì, bạn cần nắm rõ một số quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của từng bên.

hop-dong-gia-cong-la-gi

Cả bên nhận gia công và bên đặt gia công phải có trách nhiệm thực thi cam kết hợp đồng 

3.1. Bên đặt gia công

Nghĩa vụ và quyền lợi của bên đặt gia công được quy định tương đối chi tiết tại Điều 544-545 Bộ Luật Dân sự 2015.

a. Nghĩa vụ

Nghĩa vụ của bên đặt gia công, theo Điều 544:

  1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
  2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
  3. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

b. Quyền lợi

Quyền của bên đặt gia công, theo Điều 545:

  1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
  3. Trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3.2. Bên nhận gia công

Theo Điều 546-547 trong cùng Bộ Luật Dân sự 2015, nghĩa vụ và quyền lợi của bên nhận gia công được quy định cụ thể như sau:

a. Nghĩa vụ

Nghĩa vụ của bên nhận gia công, theo Điều 546:

  1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
  2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
  3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
  5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
  6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

b. Quyền lợi

Quyền của bên nhận gia công, theo Điều 547:

  1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
  3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.

4. So sánh hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán

Không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán. Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng về cơ bản thì chúng vẫn là hai loại hình hợp đồng khác nhau.

4.1. Điểm giống nhau

Sau đây là một vài điểm giống nhau của hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán:

  • Mọi điều khoản cam kết trong hợp đồng đều dựa trên tinh thần tự nguyện, tự do trao đổi giữa các bên.
  • Đều mang tính chất của hợp đồng song vụ và hợp đồng có đền bù.
  • Giao kết trong cả hai hợp đồng phải đáp ứng điều kiện cơ bản của hợp đồng dân sự nói chung.

Hop-dong-gia-cong-la-gi

Hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán có nhiều điểm tương đồng 

4.2. Điểm khác nhau

Bên cạnh một số điểm tương đồng, hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán vẫn có sự khác biệt về nhiều mặt. Cụ thể, bạn hãy theo dõi bảng so sánh chi tiết dưới đây:

Tiêu chí so sánhHợp đồng gia côngHợp đồng mua bán
Đối tượng của hợp đồngHàng hóa xác được định theo nguyên mẫu, dựa vào yêu cầu của bên đặt gia công.Bất kỳ loại hình hàng hóa, dịch vụ nào được giao dịch hợp pháp.
Bản chấtKết quả được vật thể hóa, dựa theo nguyên mẫu cung cấp bởi bên đặt gia công.Chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa giữa các bên tham gia hợp đồng.
Nội dungĐiều khoản liên quan đến hoạt động gia công theo yêu cầu, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên.Được thỏa thuận bởi các bên, quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch mua bán.
Chủ thể của hợp đồngCá nhân hoặc tổ chức, bên nhận gia công phải có tư cách thương nhân (cá nhân hoặc tổ chức được cấp giấy phép kinh doanh).Cá nhân hoặc tổ chức (không yêu cầu cụ thể về tư cách thương nhân).

Bảng so sánh điểm khác biệt giữa hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán

5. Mẫu hợp đồng gia công mới nhất

Nếu chưa biết hướng soạn thảo hợp đồng gia công theo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho từng bên, bạn có thể tham khảo qua mẫu hợp đồng đã được FPT.eContract tổng hợp.

Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng kèm link download  

Với sự hỗ trợ của những giải pháp thông minh như FPT.eContract, quá trình ký kết hợp đồng gia công sẽ trở nên đơn giản hơn. FPT.eContract là phần mềm hợp đồng điện tử phát triển bởi tập đoàn FPT. Phần mềm này hiện ứng dụng tại hơn 2.000 doanh nghiệp trên cả nước.

Khi áp dụng FPT.eContract vào quy trình trình ký kết hợp đồng, doanh nghiệp sẽ nhận về vô số lợi ích như:

  • Rút ngắn hơn 80% thời gian cho hoạt động ký kết.
  • Giảm hơn 70% chi phí triển khai cho hoạt động lưu trữ tài liệu.
  • Bảo đảm quyền lợi cho mọi chủ thể tham gia ký kết (hợp đồng tạo bởi FPT.eContract có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy).

Hop-dong-gia-cong-la-gi

FPT.eContract – giải pháp số hóa quy trình khi kết hợp đồng cho mọi doanh nghiệp

Nếu đang muốn triển khai FPT.eContract nhưng còn băn khoăn về chi phí, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử trải nghiệm phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite mới ra mắt hồi tháng 5/2023. Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc nào, bạn hãy để lại thông tin tại phần LIÊN HỆ.

Chắc hẳn từ chia sẻ chi tiết trên đây, bạn đã hiểu rõ hợp đồng gia công là gì. Loại hình hợp đồng này luôn có sự tham gia của bên nhận gia công và bên đặt gia công sản phẩm theo nguyên mẫu. Trong quá trình hợp tác kinh doanh sản xuất hàng hóa, nếu cần sử dụng đến hợp đồng gia công, các bên nên cân nhắc triển khai hợp đồng chi tiết, tuân thủ quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của chính mình.

TAGS

Tin liên quan

Hệ sinh thái điện tử FPT chất lượng Sao Khuê

Chùm sản phẩm thuộc Hệ sinh thái điện tử FPT eServices là Hợp đồng điện tử FPT.eContract, Ứng dụng trích xuất tự động hóa đơn đầu vào FPT Digital Accounting, Hóa đơn điện tử FPT.eInvoice và Chữ ký số FPT.CA đều vinh dự được trao giải thưởng Sao Khuê qua các năm 2021, 2019 và […]

Cập nhật 2023 quy trình quản lý hợp đồng mới nhất

Quản lý hợp đồng theo đúng quy trình giúp tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động lưu trữ và tra cứu. Trong bài chia sẻ dưới đây, FPT.eContract sẽ giúp bạn cập nhật quy trình quản lý hợp đồng mới nhất. Vì sao cần […]

Hợp đồng bất động sản là gì?

Hợp đồng bất động sản là một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý giữa người mua bất động sản và người bán. Giống như các loại hợp đồng mua bán khác, nó quy định rằng sẽ có một sự trao đổi quyền sở hữu đối với một tài sản, thường (nhưng không phải […]