Hợp đồng kỳ hạn là gì? Cập nhật 2023 quy định mới nhất
- 16/06/2023
- [post-views]
Hợp đồng kỳ hạn đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Loại hình hợp đồng này giúp doanh nghiệp ứng phó tốt hơn trước rủi ro từ biến động giá cả hàng hóa, lãi suất, tài sản tài chính.
Vậy cần hiểu chính xác hợp đồng kỳ hạn là gì? FPT.eContract sẽ giúp bạn cập nhật một vài quy định mới nhất về loại hình hợp đồng này trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng kỳ hạn là gì?
So với nhiều loại hình hợp đồng khác, hợp đồng kỳ hạn (forward contract) vẫn còn tương đối mới mẻ. Muốn hiểu rõ khái niệm của loại hình giao kết kỳ hạn, bạn cần tham khảo một số quy định trong Luật Chứng khoán 2019.
Khái niệm
Theo Khoản 13 Điều 4 Luật chứng khoán ban hành năm 2019 và chính thức có hiệu lực từ năm 2021, hợp đồng kỳ hạn được định nghĩa cụ thể như sau:
“Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.”
Như vậy, loại hình giao kết kỳ hạn tương tự như chứng khoán phái sinh. Trong giao kết này, chủ thể tham gia là người mua và người bán sẽ thực hiện giao dịch một loại hình tài sản tại thời điểm trong tương lai, theo giá thỏa thuận tại thời điểm hiện tại.
Nói cách khác, hợp đồng giao kết kỳ hạn hay forward contract chính là loại hình hợp đồng giao sau. Đối tượng hay tài sản cơ sở trong hợp đồng được giao sau 2 ngày hoặc xa hơn kể từ thời điểm ký kết.
Ví dụ: Công ty A đặt mua 10 tấn cà phê của Công ty B theo dạng hợp đồng kỳ hạn với đơn giá 100.000đ/kg tại thời điểm ký kết (14/05/2023). Theo bản hợp đồng này, Công ty B cần giao đúng số lượng cà phê cho Công ty A vào ngày 14/06/2023. Đến ngày 14/06/2023, dù giá cà phê có lên xuống thế nào thì Công ty B vẫn phải giao đủ 10 tấn cà phê theo đơn giá 100.000đ/kg cho Công ty A.
Yếu tố cấu thành hợp đồng kỳ hạn
Một hợp đồng giao kết kỳ hạn chỉ được xem là hợp pháp nếu hội tụ đầy đủ yếu tố cơ bản như tài sản cơ sở, chủ thể giao kết,.. Cụ thể như:
- Tài sản cơ sở mua bán: Gồm tài sản thực từ quá trình sản xuất (nông sản, khoáng sản,…) và tài sản tài chính (ngoại tệ, nội tệ, cổ phiếu,..).
- Chủ thể tham gia hợp đồng: Bên mua và bên bán đồng ý với tất cả điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.
- Thời điểm giao hàng trong tương lai: Chính là thời điểm hợp đồng được thanh toán. Hàng hóa cần phải được giao đúng thời điểm cam kết trong hợp đồng vào một ngày xác định trong tương lai.
- Giá kỳ hạn: Giá của hàng hóa, dịch vụ được xác định tại thời điểm ký kết nhưng lại áp dụng vào thời điểm giao hàng trong tương lai. Để xác định giá kỳ hạn, người ta thường dựa vào giá giao ngay và lãi suất.
Một số loại hình hợp đồng kỳ hạn cơ bản
Hợp đồng giao kết kỳ hạn áp dụng trên thị trường tài chính, mua bán hàng hóa hiện hiên rất đa dạng. Chẳng hạn như:
- Hợp đồng cổ phiếu: Tài sản cơ sở trong loại hình hợp đồng này là cổ phiếu.
- Hợp đồng trái phiếu: Tài sản cơ sở tương ứng trong hợp đồng là trái phiếu.
- Hợp đồng hàng hóa: Tài sản cơ sở tương ứng trong hợp đồng là các loại hàng hóa (nông sản, khoáng sản, sản phẩm năng lượng,..).
- Hợp đồng giao dịch tiền tệ: Bên mua và bên bán tiến hành trao đổi tiền tệ theo một tỷ giá được xác định tại thời điểm hiện tại nhưng lại giao dịch trong tương lai.
- Hợp đồng lãi suất: Hai chủ thể tham gia đồng ý với mức lãi suất được ấn định ở hiện tại nhưng áp dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai.
- Hợp đồng không giao dịch: Hai chủ thể tham gia hợp đồng tiến hành giao dịch bằng tiền mặt theo thỏa thuận.
Rủi ro cần lường trước khi tham gia hợp đồng kỳ hạn
Khi tham gia giao kết kỳ hạn, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro liên quan đến thanh khoản và thanh toán.
- Rủi ro liên quan đến vấn đề thanh khoản: Hợp đồng giao kết kỳ hạn vẫn còn khá xa lạ tại Việt Nam. Bởi chủ yếu chỉ có sự tham gia của 2 bên, không qua trung gian nên rủi ro liên quan đến thanh khoản của loại hình hợp đồng này là rất lớn.
- Rủi ro liên quan đến vấn đề thanh toán: Hợp đồng giao kết kỳ hạn gần như không có sự tham gia của bên trung gian, không có ký quỹ phòng ngừa rủi ro cho các bên. Trường hợp giá mua trong tương lai thấp hơn giá mua trong hợp đồng, bên mua hàng có thể tìm cách thoái thác thanh toán. Bên giao hàng lúc này phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.
Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có giống nhau không?
Cả hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai đều hoạt động như công cụ tài chính phái sinh. Thế nhưng nếu xét kỹ hơn về mặt bản chất, hai loại hình hợp đồng này vẫn có khá nhiều khác biệt. Sau đây là bảng so sánh điểm khác biệt.
Tiêu chí so sánh | Hợp đồng kỳ hạn | Hợp đồng tương lai |
Quy chuẩn trung | Không yêu cầu chuẩn hóa về mặt điều khoản, giá trị hay số lượng tài sản cơ sở | Được niêm yết trên các sàn chứng khoán phái sinh, yêu cầu chuẩn hóa về mặt điều khoản, giá trị và số lượng tài sản cơ sở |
Thị trường giao dịch | Thị trường phi tập trung | Thị trường tập trung |
Thời điểm thanh toán | Thanh toán khi hàng được giao | Thanh toán hàng ngày |
Tài sản thế chấp | Tài sản thế chấp chưa được chuẩn hóa | Tài sản thế chấp đã qua chuẩn hóa về mặt khối lượng, chất lượng, giá trị |
Tính thanh khoản | Thấp hơn hợp đồng tương lai | Thanh khoản khá cao bởi được niêm yết trên các sàn giao dịch |
Ký quỹ | Không bố trí ký quỹ | Có bố trí khí quỹ, cả hai chủ thể tham gia đều phải đặt cọc |
Bảng so sánh hợp đồng giao kết kỳ hạn và hợp đồng tương lai
FPT.eContract tự hào là giải pháp hợp đồng điện tử hàng đầu tại Việt Nam được phát triển bởi FPT IS, sở hữu đầy đủ chứng chỉ bảo mật và đáp ứng quy định pháp lý hiện hành. Đây là giải pháp cho doanh nghiệp trong số hóa quy trình khởi tạo, lưu trữ, quản lý hợp đồng, hướng đến xây dựng văn phòng làm việc không giấy tờ.
Nếu có nhu cầu tìm hiểu, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để lựa chọn gói đăng ký phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Từ tháng 5/2023, FPT.eContract chính thức cho ra mắt phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite. Với phiên bản này, khách hàng có thể tạo hợp đồng miễn phí mà không bị giới hạn bởi số lượng, thời gian. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về hợp đồng điện tử, quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023