Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế: Điểm giống và khác nhau
- 20/05/2023
- [post-views]
Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế áp dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại. Tính pháp lý của 2 loại hình hợp đồng này đã được quy định rõ trong Bộ Luật Dân sự ban hành và bổ sung năm 2015.
1. Khái niệm hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế
Muốn phân biệt điểm giống, khác nhau của hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc, bạn trước tiên cần tìm hiểu khái niệm từng loại hình hợp đồng.
1.1. Hợp đồng nguyên tắc
Đây là loại hình hợp đồng đề cập thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia liên quan đến hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm/dịch vụ.
Hợp đồng nguyên tắc tương tự như một biên bản ghi nhớ giữa những chủ thể giao kết, tập trung vào quy định chung. Thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc chính là cây cầu liên kết giúp tất cả chủ thể điều chỉnh, bổ sung trong phụ lục.
Hợp đồng nguyên tắc có thể xem như tập hợp lớn của hợp đồng kinh tế, đề cập khái quát quy định. Cụ thể là quy định liên quan đến giao dịch hàng hóa, dịch vụ.
1.2. Hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế tương tự như một văn bản đề cập chi tiết giao dịch, quy định ký kết, phương thức triển khai hoạt động mua bán, sản xuất hàng hóa/dịch vụ.
Nói chung là hoạt động liên quan mật thiết đến kinh doanh, mua bán đòi hỏi mỗi bên tham gia tuân thủ nguyên tắc.
Loại hình hợp đồng này giống như sợi dây kết nối các chủ thể tham gia. Ở đây chủ yếu là cá nhân, tổ chức thực hiện kinh doanh, sản xuất hàng hóa.
Hợp đồng kinh tế mang tính chi tiết hơn, giữ vai trò hỗ trợ bổ sung cho hợp đồng nguyên tắc trong thực thi giao dịch thương mại.
2. Điểm giống nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc
Tính pháp lý, nội dung, hình thức của hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng giao kết kinh tế là khá tương đồng. Sau đây là phần so sánh chi tiết điểm giống nhau giữa 2 loại hình hợp đồng.
- Tính pháp lý: Cả 2 loại hình hợp đồng đều đảm bảo giá trị pháp lý, có thể áp dụng trong giao dịch thương mại.
- Nội dung: Đề cập thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia về quyền lợi, nghĩa vụ, phương thức triển khai,… tất cả phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích của mọi chủ thể tham gia dựa vào quy định pháp luật.
- Hình thức: Chủ yếu giữ vai trò như văn bản ghi nhớ kèm chữ ký, con dấu của từng bên tham gia giao kết.
Xem thêm : Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không
3. Điểm khác biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc
Bên cạnh điểm giống nhau vừa phân tích, hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng giao kết kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất định. Cụ thể, bạn hãy tham khảo một vài tiêu chí so sánh sau.
Mục đích ứng dụng
- Hợp đồng nguyên tắc: Quy định những điều khoản chung nhất, đóng vai trò tự như biên bản ghi nhớ giữa các chủ thể giao kết.
- Hợp đồng kinh tế: Đề cập quy định chi tiết hơn, cho biết trách nhiệm cụ thể của từng bên tham gia.
Tên gọi khác
- Hợp đồng nguyên tắc: Hợp hợp đồng nguyên tắc xuất nhập khẩu, nguyên tắc hoạt động của đại lý, nguyên tắc giao hàng,… tùy từng lĩnh vực áp dụng.
- Hợp đồng kinh tế: Hợp đồng vay vốn ngân hàng, hợp đồng vay mua nhà trả góp,..
Thỏa thuận ghi trong hợp đồng
- Hợp đồng nguyên tắc: Hỗ trợ định hướng chung, giúp bên tham gia xây dựng thỏa thuận chi tiết.
- Hợp đồng kinh tế: Giữ vai trò bổ sung cho hợp đồng nguyên tắc, đề cập chi tiết điều khoản.
Tính khả thi trong hỗ trợ giải quyết tranh chấp
- Hợp đồng nguyên tắc: Chủ yếu đề cập hệ thống quy định chung. Chính vì thế, nếu xảy ra tranh chấp, bên phân xử rất khó giải quyết, đòi hỏi tốn nhiều thời gian thực hiện kỹ công tác phân tích điều tra.
- Hợp đồng kinh tế: Quy định tương đối rõ ràng, hỗ trợ giải quyết tranh chấp tốt hơn hợp đồng nguyên tắc.
Thời điểm ký kết
- Hợp đồng nguyên tắc: Ấn định vào thời gian cụ thể trong năm. Trường hợp cần sửa đổi bổ sung, bên tham gia cần thông qua phụ lục.
- Hợp đồng kinh tế: Không ấn định thời gian cụ thể mà phát sinh theo nhu cầu của bên tham gia giao dịch. Thường thì sau mỗi đơn hàng giao dịch, bản hợp đồng kinh tế tương ứng lại hết hiệu lực.
Phạm vi áp dụng
- Hợp đồng nguyên tắc: Chủ yếu áp dụng cho doanh nghiệp thường xuyên trao đổi hàng hóa nhưng bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.
- Hợp đồng kinh tế: Áp dụng cho cá nhân, doanh nghiệp không thường xuyên giao dịch nhưng giá trị giao dịch cao. Hoặc cách giao dịch mang tính đặc thù.
4. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp quý khách hàng hiểu rõ những điểm giống và khác nhau giữa hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế.
Ngày nay, ứng dụng hợp đồng điện tử để ký kết các hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế đang dần trở thành phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thay thế việc ký bằng hợp đồng giấy truyền thống bởi nhiều lợi ích cụ thể như:
- Tiết kiệm tới 80% thời gian ký kết vì chủ thể hợp đồng có thể ký bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu chỉ với thiết bị có kết nối internet
- Tiết kiệm 85% chi phí in ấn, chuyển phát, lưu trữ
- Đảm bảo giá trị pháp lý theo pháp luật quy định
FPT.eContract tự hào cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử hàng đầu tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp số hóa toàn bộ quy trình khởi tạo, ký kết và lưu trữ hợp đồng.
Quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử FPT.eContract hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY để chúng tôi liên hệ và tư vấn chi tiết.
Bên cạnh đó, FPT.eContract vừa chính thức cho ra mắt phiên bản FPT.eContract Lite vào tháng 5/2023. Đây là phiên bản hoàn toàn miễn phí, giúp khách hàng khởi tạo hợp đồng mà không bị giới hạn bởi thời gian hay số lượng.
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023