Tính pháp lý của Hợp đồng điện tử được quy định như thế nào?

  • 20/02/2022
  • [post-views]

Hợp đồng điện tử không thể hiện theo định dạng văn bản thông thường mà theo định dạng số. Chính bởi sự mới mẻ này mà tính pháp lý của hợp đồng điện tử luôn là mối quan tâm của không ít cá nhân, doanh nghiệp.

Vậy hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? FPT.eContract sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này trong góc chia sẻ kiến thức sau đây.

Hợp đồng điện tử có tính pháp lý như hợp đồng truyền thống không?

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử không khác gì hợp đồng ở định dạng văn bản truyền thống.

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử tương tự hợp đồng truyền thống

Theo Điều 14 của Luật Giao Dịch Điện Tử, tính pháp lý sẽ dựa trên mức độ tin cậy của hợp đồng. Cụ thể, cơ quan thẩm quyền cần xác định độ tin cậy dựa vào quá trình khởi tạo, lưu trữ, các bên tham gia vào hợp đồng.

Nói chung, mặc dù khác nhau về mặt thể hiện định dạng dữ liệu (dữ liệu số và dữ liệu văn bản) nhưng giá trị của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống là giống nhau.

Như vậy, hợp đồng điện tử hội tụ đầy đủ điều kiện pháp lý, chúng luôn được pháp luật công nhận.

6 Điều kiện giúp hợp đồng điện tử đảm bảo tính pháp lý

Muốn xác định tính pháp lý của hợp đồng điện tử, người ta cần dựa vào 6 yếu tố cơ bản sau đây.

Không xuất hiện can thiệp chỉnh sửa

Một hợp đồng điện tử bất kỳ chỉ đảm bảo tính pháp lý khi không xuất hiện bất kỳ chỉnh sửa nào kể từ thời điểm các bên tham gia ký kết. Mặt khác, nếu xuất hiện chỉnh sửa thì toàn bộ lịch sử điều chỉnh đều phải lưu lại.

Kể từ thời điểm xác nhận giao kết, hợp đồng điện tử không được chỉnh sửa
Kể từ thời điểm xác nhận giao kết, hợp đồng điện tử không được chỉnh sửa

Sau quá trình điều chỉnh, các bên tham gia cần thống nhất bản hợp đồng cuối cùng. Kể từ thời điểm này, mọi chỉnh sửa đều làm mất đi giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử.

Có chữ ký số của tất cả bên liên quan

Trong mỗi hợp đồng điện tử luôn phải có đầy đủ chữ ký số của tất cả bên tham gia. Trường hợp thiếu bất kỳ chữ số của một bên nào thì hợp đồng đó lập tức bị vô hiệu lực, không còn giá trị pháp lý.

Đại diện chữ ký số theo đúng quy định

Chữ ký số của từng bên tham gia xuất hiện trong hợp đồng điện tử phải được cấp hoặc ủy quyền của cá nhân/cơ quan đủ thẩm quyền.

Chữ ký số của từng bên tham gia cần đảm bảo đúng luật
Chữ ký số của từng bên tham gia cần đảm bảo đúng luật

Khi xác định tính pháp lý của hợp đồng điện tử, phía cơ quan chức năng cần dựa vào thông tin chủ thể chữ ký số. Chính vì vậy, đại diện chữ ký số cần tuân thủ quy định.

Chứng từ số kèm theo của cơ quan thẩm quyền

Chứng từ số là cơ sở để xác định tính hợp pháp của chủ thể đại diện cho chữ ký số đề cập trong hợp đồng điện tử bất kỳ. Điều kiện bắt buộc là chứng từ này phải cấp bởi cơ quan đủ thẩm quyền.

Chi tiết cam kết của từng bên

Giao kết hay cam kết của từng bên đề cập trong hợp đồng điện tử cũng là yếu tố quyết định đến tính pháp lý của loại hợp đồng này.

  • Phương tiện cam kết: Chủ yếu là phương thức số dựa vào công nghệ, mạng internet.
  • Bên đưa ra cam kết: Mọi bên tham gia vào hợp đồng đều có quyền trao đổi, đồng thuận thay đổi điều khoản theo hướng bình đẳng, đúng luật.

Trách nhiệm của từng bên trong trường hợp rủi ro

Trong mỗi hợp đồng điện tử luôn phải đề cập rõ trách nhiệm của từng bên trong trường hợp xuất hiện rủi ro.

  • Vấn đề liên quan đến pháp lý: Các tham gia cần nắm rõ thông tin pháp lý, trách nhiệm cụ thể khi phát sinh rủi ro pháp lý.
  • Thông tin trong hợp đồng không đầy đủ: Dẫn đến hiểu nhầm, phát sinh rủi ro không mong muốn. Vì vậy, thông tin trong hợp đồng điện tử luôn phải cập nhật chi tiết.
  • Vấn đề kỹ thuật: Hợp đồng điện tử vẫn có nguy cơ bị lộ thông tin trong quá trình lưu trữ, quản lý bởi bên thứ 3. Do đó, mỗi bên tham gia cần thảo luận, thống nhất lựa chọn đơn vị quản lý hợp đồng uy tín.

Những lưu ý để sử dụng HDDT an toàn, hiệu quả

Sau đây là một vài lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ trong quá trình sử dụng hợp đồng điện tử.

  • Cập nhật quy định mới nhất: Mỗi bên tham gia cần cập nhật quy định mới nhất về tính pháp lý của hợp đồng điện tử, quy định liên quan đến đại diện chữ ký số, trách nhiệm của từng bên.
  • Đăng ký chữ ký số theo đúng quy định: Tất cả bên tham gia cần đăng ký, tạo chữ ký số theo quy định từng ngành nghề.
  • Tìm hiểu kỹ những bên tham gia hợp đồng: Cả bên soạn thảo và tham gia hợp đồng cần nắm bắt thông tin cụ thể của nhau, tiến hành trao đổi và đề xuất điều chỉnh bình đẳng.
  • Chọn đơn vị soạn thảo, lưu giữ uy tín: Bạn hãy chọn đơn vị hỗ trợ quản lý, soạn thảo, báo giá hợp đồng hợp điện tử đáng tin cậy. Nhằm tránh tình trạng thông tin trong hợp đồng bị rò rỉ.
Hợp đồng điện tử cần lưu trữ trên nền tảng bảo mật tốt
Hợp đồng điện tử cần lưu trữ trên nền tảng bảo mật tốt

Những câu hỏi thường gặp về hợp đồng điện tử

Cần làm gì nếu xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia?

Trả lời: Khi xuất hiện tranh chấp, tất cả bên tham gia nên tiến hành hòa giải thương lượng. Không thể thương lượng thì mới nhờ đến cơ quan tòa án phân xử.

Hợp đồng điện tử bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm nào?

Trả lời: Nếu như trong hợp đồng không đề cập gì thêm, thì mặc định hợp đồng điện tử chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm tất cả bên tham gia đồng ý với giao kết, xác nhận bằng chữ ký số.

Khi các bên không còn thỏa thuận và pháp luật không xuất hiện quy định khác, thì hợp đồng điện tử sẽ có hiệu lực vào ngay thời điểm ký kết. Thời điểm này thường là khoảng thời gian hai bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng. Bên đề nghị nhận được lời đáp chấp nhận hợp lệ từ bên được đề nghị.

Cần làm gì nếu muốn bảo mật thông tin trong hợp đồng điện tử?

Trả lời: Để bảo mật thông tin hợp đồng điện tử, bạn nên lựa chọn đơn vị hỗ trợ lưu trữ, quản lý uy tín. Mỗi hợp đồng chính thức luôn phải kèm theo file sao lưu khác.

Khi sử dụng Hợp đồng điện tử liệu có xảy ra tình trạng mất/thất lạc hợp đồng hay không?

Với trường hợp khách hàng sử dụng phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract, việc lưu trữ hoàn toàn được đảm bảo trên hệ thống Smart Cloud với cơ chế backup đầy đủ theo tần suất hàng ngày, đảm bảo không xảy ra việc thất lạc, mất dữ liệu hợp đồng.

FPT sở hữu trung tâm dữ liệu Data center ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, sao lưu back up dữ liệu liên tục. Data Center của FPT được xây dựng theo tiêu chuẩn Tier 3 Quốc tế, hoạt động theo tiêu chuẩn vận hành, quản lý chất lượng ITIL và ISO 9001:2015, tiêu chuẩn bảo mật thông tin ISO 27001:2013 và tiêu chuẩn quản trị năng lượng ISO 50001:2011.

FPT.eContract vừa giải đáp thắc mắc liên quan đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử. FPT IS là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp đầu tiên và dẫn đầu thị trường về hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp Việt Nam, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

TAGS

Tin liên quan

Hợp đồng điện tử và hợp đồng bảo hiểm điện tử: Những điều bạn cần biết

Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Hợp đồng bảo hiểm điện tử được sử dụng rộng rãi và phổ biến và nó mang lại nhiều lợi ích. Vậy hợp đồng bảo hiểm điện tử là gì?  Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hợp đồng bảo […]

Giải pháp mới trong số hóa quá trình ký kết với hợp đồng điện tử FPT: Truyền hình Hà Nội

Làm thế nào để việc ký kết hợp đồng hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức diễn ra cách nhanh gọn thuận tiện mà vẫn đảm bảo tính bảo mật cao? Khi dữ liệu in giấy tốn thời gian, kinh phí, yêu cầu nhiều sức người và vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro. […]

Hợp đồng trọn gói là gì? Quy định mới nhất 2023 theo Luật Đấu thầu

Hợp đồng trọn gói chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng. Với loại hình hợp đồng này, yếu tố giá và phương thức thanh toán luôn quy định rất chặt chẽ. Trong phần chia sẻ ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ cập nhật một vài quy định về hợp đồng trọn gói […]