Hợp đồng song vụ là gì? 8 Nội dung cơ bản nhất

  • 16/06/2023
  • [post-views]

Hợp đồng song vụ được áp dụng phổ biến trong các giao kết dân sự. Trong đó, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng cho tặng tài sản, hợp đồng vay vốn ngân hàng,… đều là dạng giao kết song vụ, yêu cầu mỗi bên tham gia phải thực hiện trách nhiệm cam kết với nhau.

Hợp đồng song vụ là gì?

Chiếu theo Khoản 1 Điều 402 của Bộ Luật Dân sự ban hành năm 2015, hợp đồng song vụ được định nghĩa đơn giản như sau:

“Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.”

Hiểu đơn giản thì tất cả bên tham gia vào giao kết song vụ đều phải có nghĩa vụ với nhau, theo đúng điều khoản cam kết trong hợp đồng.

Chẳng hạn như với hợp đồng thuê nhà, bên đi thuê cần trả tiền thuê theo đúng kỳ hạn đã cam kết với bên cho thuê. Còn bên cho thuê phải có trách nhiệm bàn giao nhà cho bên theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng cho thuê đã ký.

hop-dong-song-vu
Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng song vụ phải có trách nhiệm với nhau

Nội dung cơ bản trong hợp đồng song vụ

Nội dung trong hợp đồng nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng bên tham gia giao kết. Nhằm tránh tranh chấp nảy sinh giữa các bên, Luật Dân sự 2015 đã quy định chi tiết những điều khoản cơ bản nhất cần có trong hợp đồng song vụ. Bao gồm:

  1. Chủ thể tham gia giao kết: Cần ghi thông tin cụ thể của từng bên. Nếu bên thực hiện giao kết là tổ chức doanh nghiệp thì cần phải đủ thẩm quyền theo quy định pháp luật. Trường hợp là người được ủy quyền, bên nhận ủy quyền phải cung cấp giấy tờ chứng minh.
  2. Đối tượng giao kết trong hợp đồng: Cần nêu rõ đối tượng giao kết trong hợp đồng. Chẳng hạn với hợp đồng mua bán đất đai thì đất đai chính là đối tượng giao kết.
  3. Số lượng và đặc điểm: Trong hợp đồng có mục ghi rõ số lượng và đặc điểm của đối tượng giao kết. Ví dụ với hợp đồng mua bán hàng hóa, người soạn thảo đồng phải ghi chính xác số lượng và chất lượng hàng hóa.
  4. Giá cả và phương thức thanh toán: Giá cả của hàng hóa, dịch vụ và cần ghi chính xác trong hợp đồng. Cùng với đó là phương thức thanh toán cụ thể. Trong đó, giá cả phải ghi đầy đủ theo dạng chữ viết và chữ số.
  5. Nơi chốn và thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi chính xác thời gian và địa điểm thực thi hợp đồng.
  6. Quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên: Nội dung liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ phải được thảo luận bình đẳng giữa các bên tham gia giao kết.
  7. Mức xử phạt nếu vi phạm: Mức xử phạt tối đa tương đương 8%, hoặc theo thỏa thuận của tất cả bên tham gia giao kết.
  8. Cách thức xử lý tranh chấp: Tự thỏa thuận đền bù, chọn cơ quan tài phán hoặc tòa án phân xử tranh chấp.
hop-dong-song-vu-la-gi
Nội dung cơ bản trong hợp đồng song vụ được quy định trong Luật Dân sự 2015

Quy định pháp lý liên quan về hợp đồng song vụ

Sau đây là phần phân tích một vài quy định pháp lý liên quan về hợp đồng song vụ.

Phạm vi thực hiện

Quy định về phạm vi thực hiện hợp đồng song vụ được đề cập rất rõ trong Điều 410 Luật Dân sự 2015. Trích dẫn luật:

  • “Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.”

Theo quy định trên, việc thực thi nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng cần tiến hành theo thỏa thuận của các bên. Điều này có nghĩa từng bên tham gia giao kết có thể thỏa thuận thời hạn thực thi thỏa thuận.

hop-dong-song-vu
Các bên tham gia có thể thỏa thuận thời gian thực thi hợp đồng

Nhằm đảm bảo công bằng cho tất cả các bên, nghĩa vụ của từng bên cần phải thực thi đồng thời. Thực thi đồng thời ở đây nghĩa là tất cả chủ thể tham gia cần thực hiện nghĩa vụ trong cùng thời gian. Trường hợp không thể thực thi nghĩa vụ đồng thời một nghĩa vụ cụ thể nào đó thì nghĩa vụ đó cần được thực hiện trước.

Quyền lợi thực hiện trì hoãn nghĩa vụ

Muốn biết quyền lợi trì hoãn nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ, bạn hãy tham khảo Điều 411, Luật Dân sự 2015. Cụ thể trích dẫn luật:

  • “Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.”

Từ quy định trên dễ thấy rằng bên có nghĩa vụ có thể yêu cầu trì hoãn thực thi nghĩa vụ. Tuy nhiên, việc trì hoãn rồi cần dựa theo luật chứ không do bên yêu cầu trì hoãn quyết định.

Khả năng thực thi nghĩa vụ của phía chủ thể cần thực hiện nghĩa vụ sẽ dựa theo căn cứ thời điểm thực thi nghĩa vụ. Chính vì thế, phía chủ thể cần thực hiện nghĩa vụ chỉ được quyền trì hoãn trong trường hợp không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Quyền cầm giữ tài sản

Theo Điều 412 trong Luật Dân sự 2015, quyền cầm giữ tài sản được quy định cụ thể như sau:

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này.”

Như vậy, cầm giữ tài sản chỉ thực hiện trong trường hợp bên chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện theo đúng nghĩa vụ cam kết. Khi đó, bên có nghĩa vụ đã vi phạm điều khoản hợp đồng. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực thi đúng cam kết hoặc từ chối thực hiện cam kết, bên phía chủ thể có quyền lợi có quyền cầm giữ tài sản.

hop-dong-song-vu-la-gi
Việc cầm giữ tài sản được thực hiện nếu bên có nghĩa vụ không thực thi cam kết hợp đồng

FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong, hỗ trợ doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng. Từ đó giúp doanh nghiệp hướng đến mô hình hoạt động không giấy tờ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Hợp đồng điện tử FPT.eContract được cấp nhiều chứng chỉ bảo mật cấp cao, đảm bảo tính pháp lý như hợp đồng truyền thống.

Nếu doanh nghiệp của bạn cần ký kết số lượng hợp đồng lớn, với quy trình triển khai lên đến 1-2 tuần, FPT.eContract chính là giải pháp giúp rút ngắn thời gian ký kết chỉ còn vài phút. Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Ngân hàng Quốc tế VIB, Toyota Việt Nam, hãng hàng không Vietjet,… đang tin tưởng ứng dụng FPT.eContract. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và ứng dụng giải pháp này, quý khách hàng có thể tham khảo bảng giá hợp đồng điện tử, hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và demo miễn phí.

TAGS

Tin liên quan

Mối liên hệ mật thiết giữa hợp đồng điện tử và chữ ký số

Hợp đồng điện tử và chữ ký số thường song hành cùng nhau. Trong mỗi hợp đồng điện tử, bạn đều dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của chữ ký số. Trước xu hướng số hóa ngày càng sâu rộng, mỗi cá nhân, tổ chức nên hiểu rõ đặc điểm của hợp đồng điện […]

Lợi ích của chữ ký số trong ngành giáo dục

Bối cảnh giáo dục đang ngày càng hướng tới chuyển đổi kỹ thuật số. Hướng tới các giải pháp không cần giấy tờ có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích cho các ngành và lĩnh vực khác nhau. Một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất đã áp dụng giải pháp chữ […]

Phụ lục hợp đồng song ngữ là gì? Mẫu tham khảo mới nhất

Trước sự hội nhập kinh tế toàn cầu, giao thương thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác cũng ngày một sôi động. Trong quá trình thực hiện giao dịch, hợp tác, mỗi bên đều phải làm hợp đồng kèm phụ lục hợp hợp song ngữ. Vậy phụ lục hợp đồng song ngữ […]