Hợp đồng thông minh là gì? Ưu điểm và hạn chế của loại hợp đồng này

  • 06/09/2023
  • [post-views]

Khái niệm hợp đồng thông minh là gì chắc hẳn vẫn còn xa lạ với khá nhiều mọi người. Tuy nhiên, trước sự phát triển thị trường tiền số, tài chính phi tập trung, loại hình hợp đồng mới mẻ này đang dần trở nên quen thuộc hơn.

1. Hợp đồng thông minh là gì?

Muốn hiểu chính xác hợp đồng thông minh là gì, bạn cần nắm rõ khái niệm cơ bản và ví dụ thực tế. Cụ thể như sau:

1.1. Khái niệm

Ý tưởng về hợp đồng thông minh lần đầu được chuyên gia mật mã học Nick Szabo khởi xướng từ năm 1994. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển của thị trường tiền số toàn cầu.

Hop-dong-thong-minh

Hợp đồng thông minh là gì? 

Bạn có thể hiểu đơn giản hợp đồng thông minh hay Smart Contract tương tự như một chương trình tự động, hỗ trợ lưu trữ dữ liệu trên Blockchain. Thông qua cơ chế tự động điều phối, duy trì giám sát, hợp đồng thông minh sẽ đảm bảo tất cả điều khoản đều được thực thi đúng cam kết.

Nói chung, chức năng cơ bản của loại hình hợp đồng này chính là tự động hóa quá trình thực thi thỏa thuận, không cần sự tham gia giám sát của bên trung gian.

1.2. Ví dụ thực tế

Thông qua ví dụ thực tế sau đây, hy vọng bạn có thể hiểu chính xác hợp đồng thông minh là gì.

Giả sử: Bạn thuê một căn hộ và thanh toán qua Blockchain. Khi đó, thông tin giao dịch và điều khoản sử dụng dịch vụ lập tức lưu lại trong Smart Contract. Theo điều khoản hợp đồng, đến cuối tháng bạn sẽ nhận được mã bàn giao căn hộ. 

Trường hợp đến thời hạn theo quy định mà bên cho thuê vẫn chưa gửi mã theo cam kết, Smart Contract sẽ hoàn lại số tiền bạn thanh toán trước đó. Quy trình này diễn ra hoàn toàn tự động, cả bạn và bên cho thuê không nhất thiết phải gặp mặt hay quen biết. 

2. Điều kiện hình thành và cách thức hoạt động của hợp đồng thông minh

Một hợp đồng thông minh nếu muốn hình thành cần phải đảm bảo một vài điều kiện nhất định. Cơ chế hoạt động của loại hình hợp đồng này không quá khó hiểu.

2.1. Điều kiện hình thành

Sau đây là 4 điều kiện cơ bản để một hợp đồng thông minh bất kỳ chính thức hình thành:

  • Có chủ thể tham gia hợp đồng: Chủ thể trực tiếp ký kết hợp đồng. Từng chủ thể được cấp quyền truy cập, giám sát quá trình thực thi hợp đồng.
  • Điều khoản hợp đồng: Tất cả điều khoản trong hợp đồng đều thể hiện theo dạng chuỗi, qua quá trình mã hóa đặc biệt.
  • Chữ ký số của chủ thể tham gia: Chữ ký số giống như một lời xác nhận cho biết các chủ thể tham gia đồng ý với điều khoản và cách thức thực thi.
  • Blockchain phân quyền: Sau khi hoàn tất quá trình xác nhận, hợp đồng thông minh cần phải được tải lên nền tảng phân quyền Blockchain. Tại đây, Blockchain lại phân phối dữ liệu đến mạng lưới nút điều hành (node). Mọi thay đổi đều phải thông qua tất cả nút điều hành.

Hop-dong-thong-minh

Các bên tham gia hợp đồng thông minh phải sử dụng chữ ký số

2.2. Cách thức hoạt động

Hợp đồng thông minh hoạt động theo hướng tự động với điều kiện đầu vào cho sẵn. Những điều kiện đầu vào này chính là điều khoản của hợp đồng được viết theo ngôn ngữ lập trình, trải qua quá trình mã hóa, sau đó mới lưu lại trên Blockchain. Tiếp theo, từng nút điều hành lại nhận các đoạn mã phân phối từ hệ thống.

Ngay khi nhận được lệnh triển khai, Smart Contact sẽ lập tức thực thi điều khoản ghi trong hợp đồng và lưu lại toàn bộ dữ liệu trong quá trình thực thi.

Đối với Smart Contract trên Blockchain, chủ thể được cấp quyền có thể truy cập, theo dõi quá trình thực thi hợp đồng.

3. Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng thông minh

Giống như phần lớn các loại hình hợp đồng khác, Smart Contract mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng song song với đó vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.

3.1. Ưu điểm

Sau đây là một vài ưu điểm nổi bật khi ứng dụng loại hình hợp đồng thông minh.

  • Tiết giảm thời gian và chi phí: So với triển khai hợp đồng truyền thống, ứng dụng hợp đồng thông minh sẽ giúp khách hàng cá nhân và doanh nghiệp rút ngắn đáng kể thời gian. Ngoài ra, chi phí cho khâu lưu trữ cũng giảm đáng kể.
  • Duy trì tính minh bạch: Dữ liệu trong hợp đồng thông minh lưu trữ trên Blockchain gần như không thể thay đổi. Tất cả dữ liệu trong quá trình thực thi hợp đồng đều được lưu lại, cho phép chủ thể tham gia tra cứu thuận tiện.
  • Có tính tùy biến cao: Nhà phát triển hợp đồng thông minh luôn hỗ trợ khách hàng lựa chọn loại hình hợp đồng phù hợp để ứng dụng.

Hop-dong-thong-minh

Smart Contract dễ dàng triển khai nhanh gọn, tiết kiệm thời gian

3.2. Hạn chế

Tuy rằng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, duy trì tính minh bạch tốt nhưng Smart Contract vẫn tồn tại hạn chế về mặt pháp lý, khó khăn khi điều chỉnh dữ liệu.

  • Rủi ro về tính pháp lý: Hợp đồng thông minh vẫn chưa được công nhận hợp pháp tại nhiều quốc gia.
  • Khó khăn trong điều chỉnh dữ liệu: Hoạt động điều chỉnh dữ liệu liên quan đến Smart Contract trên Blockchain cần thông qua sự đồng thuận của tất cả nút điều hành.
  • Rủi ro rò rỉ dữ liệu: Vì triển khai và lưu trữ hoàn toàn trên môi trường số nên dữ liệu trong Smart Contract vẫn có nguy cơ bị rò rỉ.

4. Các lĩnh vực đang ứng dụng hợp đồng thông minh

Hiện nay, Smart Contract đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Chẳng hạn như:

  • Ứng dụng trong lĩnh vực tài chính phi tập trung.
  • Kiểm phiếu bầu cử.
  • Quản lý dữ liệu y tế, giáo dục, bất động sản,…
  • Ứng dụng vào một số khâu quản lý trong chuỗi cung ứng Logistics.

Smart Contract đang ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

FPT.eContract – giải pháp hợp đồng điện tử của FPT đã và đang tham gia hiệu quả vào quá trình số hóa hợp đồng, xây dựng văn phòng không giấy tờ tại các cơ quan, doanh nghiệp.

Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà FPT.eContract còn đảm bảo tính pháp lý, bảo vệ tốt quyền lợi cho từng chủ thể. Giải pháp hợp đồng điện tử của FPT được cấp nhiều chứng chỉ bảo mật cấp cao, ứng dụng tại hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam.

Nếu có nhu cầu triển khai, khách hàng có thể tham khảo qua báo giá hợp đồng điện tử. Đặc biệt trong tháng 5/2023, FPT đã chính thức trình làng phiên bản FPT.eContract Lite miễn phí. Nếu muốn cập nhật thông tin và demo miễn phí, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi.

Rất hy vọng bài tổng hợp kiến thức trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi hợp đồng thông minh là gì!

>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

TAGS

Tin liên quan

Hợp đồng BCC là gì? Ví dụ thực tế về hợp đồng BCC

Hiện nay, có nhiều loại hình hợp đồng được áp dụng trong các giao dịch kinh tế. Trong số này phải kể đến BCC. Vậy chính xác hợp đồng BCC là gì? FPT.eContract sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về loại hình hợp đồng này trong bài phân tích sau đây. 1. Hợp đồng […]

Hợp đồng song vụ là gì? 8 Nội dung cơ bản nhất

Hợp đồng song vụ được áp dụng phổ biến trong các giao kết dân sự. Trong đó, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng cho tặng tài sản, hợp đồng vay vốn ngân hàng,… đều là dạng giao kết song vụ, yêu cầu mỗi bên tham gia phải thực hiện trách nhiệm cam kết với nhau. […]

Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu

Để thích ứng với bối cảnh số hoá toàn xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Trước mối quan tâm của doanh nghiệp về ảnh hưởng của nghị định với hoạt động ký kết điện tử, FPT IS mang tới Webinar “Ứng dụng Hợp […]