Những điều bạn nên biết về hợp đồng bảo hiểm điện tử

  • 14/06/2022
  • [post-views]

Có nhiều lý do giải thích tại sao ngành bảo hiểm là một lĩnh vực nặng về tài liệu. Một số bao gồm các chính sách dài dòng, cũng như các quy tắc và quy định nghiêm ngặt liên quan đến tài liệu bảo hiểm. Các nhà môi giới bảo hiểm muốn làm mọi thứ dễ dàng hơn cho khách hàng của họ bắt đầu sử dụng Chữ ký điện tử như một điều hoàn toàn cần thiết. Họ nhận ra rằng quá trình ký kết có thể nhanh hơn đáng kể nếu họ không gặp rắc rối trong việc quét và fax các hợp đồng để có chữ ký. Để lưu trữ tất cả thông tin nhạy cảm một cách an toàn và tuân theo các quy định pháp luật, họ đã triển khai các phương pháp bảo mật tuân thủ các nguyên tắc. Do đó, đã giảm đáng kể số lượng giấy tờ và bưu phí được sử dụng trong môi giới của họ, đạt được thời gian quay vòng nhanh hơn đối với tất cả các hợp đồng.

Tôi có thể ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trực tuyến không?

Hợp đồng bảo hiểm điện tử là gì? Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm. Theo Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có quy định về khái niệm hợp đồng điện tử: Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Vậy, từ hai khái niệm trên có thể hiểu, hợp đồng bảo hiểm điện tử là hợp đồng thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm và được thể hiện ở dạng thông điệp dữ liệu.

Để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất và đảm bảo tốt nhất việc cung cấp thông tin giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không trực tiếp thực hiện mà chủ yếu uỷ quyền cho mạng lưới các đại lý bảo hiểm được chuyên môn hoá để thực hiện các công việc giới thiệu, chào bán bảo hiểm, tư vấn, thu xếp việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, đại lý bảo hiểm cũng thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thu phí bảo hiểm, thu xếp giải quyết yêu cầu trả tiền bảo hiểm và các công việc liên quan khác[6]. Từ góc độ của khách hàng, đại lý bảo hiểm chính là “cầu nối” giúp truyền đạt thông tin và ý chí thực hiện hợp đồng của khách hàng đến doanh nghiệp bảo hiểm (thanh toán phí, yêu cầu sửa đổi hợp đồng, v.v.).

Các đặc điểm trên đặt ra một số vấn đề pháp lý cần lưu ý liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau: (1) Doanh nghiệp bảo hiểm cần xác thực nhân thân của khách hàng, tính chính xác, trung thực của các thông tin do khách hàng cung cấp làm cơ sở việc thẩm định, ký kết hợp đồng bảo hiểm; (2) Doanh nghiệp bảo hiểm cần có biện pháp xác thực liệu khách hàng đã thực sự đồng ý và ký kết hợp đồng bảo hiểm; (3) Ở chiều ngược lại, khách hàng cũng cần được giải thích rõ ràng và được cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm bảo hiểm trước khi quyết định ký kết hợp đồng, được đảm bảo thông tin nhận được từ đại lý bảo hiểm là đầy đủ, trung thực, và các khoản thanh toán phí bảo hiểm cũng như quyết định của khách hàng liên quan đến hợp đồng sẽ được đại lý bảo hiểm chuyển đến doanh nghiệp bảo hiểm; và (4) Hệ quả của các vấn đề đã nêu là doanh nghiệp bảo hiểm cần có cơ chế quản lý và đảm bảo tính minh bạch, trung thực trong hoạt động của đại lý bảo hiểm liên quan đến sản phẩm và khách hàng của mình; bởi về bản chất, đại lý bảo hiểm là người được uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với khách hàng nếu đại lý bảo hiểm có sai phạm[7].

Theo chúng tôi, các vấn đề trên là rất quan trọng để hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được ổn định và được bảo vệ trước các hành vi lừa dối và trục lợi bảo hiểm. Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích một số hàm ý của hợp đồng điện tử liên quan đến các vấn đề trên và một số lưu ý cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

2. Cung cấp, xác minh thông tin tiền hợp đồng bằng phương tiện điện tử

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP: “Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này”. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm: “Luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực (bản cứng hoặc bản điện tử) khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật”.

Bằng cách chuyển đổi một thông điệp dữ liệu với hệ thống mật mã không đối xứng, chữ ký số được thiết lập. Nhờ đó, bên nắm thông điệp dữ liệu gốc và khóa công khai của người ký có thể xác định chính xác: Việc chuyển đổi được tiến hành với đúng khóa riêng tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa. Tính trọn vẹn của nội dung thông điệp dữ liệu kể từ thời điểm thực hiện chuyển đổi nói trên.

(1) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện nhận biết khách hàng (know-your-client – KYC) thông qua phương tiện điện tử bằng cách kết hợp các công cụ nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo, xác thực bằng OTP (mật khẩu dùng một lần) qua tin nhắn đến số điện thoại đã đăng ký của khách hàng, và có thể yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ chữ ký số dùng một lần hoặc nhiều lần của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để xác nhận các thông tin được cung cấp. Thực tế, việc thực hiện KYC như vậy đã và đang được thực hiện tại Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng và được kỳ vọng là sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí, giảm sai sót trong quá trình nhập dữ liệu và phát hiện giấy tờ giả mạo mà khó phát hiện được bằng mắt thường. Ngoài ra, trong chừng mực chuyển đổi số chưa được thực hiện trong lĩnh vực công chứng, chứng thực, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có thể yêu cầu khách hàng bổ sung các bản sao (bằng giấy) có chứng thực của các hồ sơ qua các dịch vụ giao nhận sử dụng công nghệ nếu cần thiết. 

(2) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể liên kết với các cơ sở y tế để tổ chức việc khám sức khoẻ cho khách hàng và chia sẻ, xác minh kết quả khám sức khoẻ bằng phương tiện điện tử một cách tự động với cơ sở y tế, để giảm thiểu hồ sơ giấy và các công việc phát sinh. 

(3) Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể hợp tác với các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán để tiếp cận chung tập khách hàng. Các khách hàng của các đơn vị trên đều đã được tiến hành KYC theo quy định tương ứng và trong nhiều trường hợp đã được thẩm định các thông tin về nhân thân với công nghệ trí tuệ nhân tạo, do đó, rủi ro về thông tin nhân thân khách hàng không chính xác sẽ được giảm thiểu. 

(4) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể yêu cầu đại lý bảo hiểm làm việc với khách hàng bằng các cuộc gọi video và lưu trữ lại. Khách hàng có thể đánh dấu xác nhận và ký số vào từng nội dung chi tiết trên ứng dụng (app) bảo hiểm do doanh nghiệp xây dựng để đảm bảo mình đã được tư vấn đầy đủ và hiểu rõ về sản phẩm. Dữ liệu lưu trữ trên cũng sẽ là cơ sở đánh giá hoạt động của đại lý bảo hiểm và xác định trách nhiệm nếu có sai phạm.

Hợp đồng điện tử

Có thể thấy vấn đề xác thực chủ thể ký kết hợp đồng bảo hiểm cũng như quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là rất quan trọng. Với công nghệ hiện tại, chữ ký số có thể là một giải pháp có một số ưu điểm so với chữ ký viết tay, với cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ và khả thi về mặt kỹ thuật. Việc sử dụng chữ ký số sẽ không đặt ra vấn đề chữ ký giả như trong trường hợp ký tay. Hợp đồng bảo hiểm và các văn bản liên quan, nếu được ký số sẽ hiển thị chính xác thời điểm được ký kết, có thể dễ dàng được lưu giữ và có giá trị chứng minh chủ thể ký kết trong thời hạn có hiệu lực của chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp, cũng như được xem là hợp đồng bằng văn bản theo quy định. Nếu không thừa nhận chữ ký số trên một tài liệu, chủ thể sở hữu hoặc quản lý chữ ký số sẽ có nghĩa vụ chứng minh chữ ký số của mình bị sử dụng không hợp pháp (chẳng hạn như bị lừa dối, nhầm lẫn, bị đánh cắp thiết bị chữ ký số), song sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả xảy ra do không tuân thủ đầy đủ các biện pháp quản lý chữ ký số. 

Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể yêu cầu đại lý bảo hiểm phải sử dụng chữ ký số để có thể quản lý, đảm bảo tính minh bạch, trung thực trong các hoạt động của đại lý bảo hiểm, làm gia tăng niềm tin và cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp bảo hiểm có thể yêu cầu đại lý bảo hiểm cập nhật, xác nhận quá trình thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng bằng chữ ký số (chẳng hạn như khi khách hàng thanh toán phí bằng tiền mặt thì đại lý phải cập nhật và ký số trên ứng dụng (app) bảo hiểm để xác nhận với cả khách hàng lẫn doanh nghiệp bảo hiểm). Việc sử dụng các phương tiện điện tử bao gồm hợp đồng điện tử tuy sẽ thay đổi cách thức thu xếp, ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, song điều này sẽ không hạ thấp hay thay thế vai trò của đại lý bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm sẽ vẫn là lực lượng chủ yếu tiếp cận khách hàng, giới thiệu, chào bán sản phẩm, hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin, và với việc triển khai giao dịch điện tử, chất lượng, tính minh bạch và trung thực trong hoạt động của đại lý bảo hiểm sẽ được bảo đảm tốt hơn và những đại lý bảo hiểm nào không tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh sẽ bị đào thải.

4. Một số vấn đề khác

(1) Bảo vệ dữ liệu cá nhân Nếu triển khai hợp đồng điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải lưu ý các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng, hiện đã được quy định trong Luật An toàn Thông tin Mạng 2015, Luật An ninh Mạng 2018, Luật Công nghệ Thông tin 2006, Luật Giao dịch Điện tử 2005, Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng 2010, v.v[18]. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó đặt ra các nguyên tắc của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhìn chung được xây dựng trên cơ sở thông lệ quốc tế mà các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần tham khảo[19] và tuân thủ trong tương lai như sau: Nguyên tắc hợp pháp: Dữ liệu cá nhân chỉ được thu thập trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc mục đích: Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã đăng ký, tuyên bố về xử lý thông tin cá nhân. Nguyên tắc tối giản: Dữ liệu cá nhân chỉ được thu thập trong phạm vi cần thiết để đạt được mục đích đã xác định. Nguyên tắc sử dụng hạn chế: Dữ liệu cá nhân chỉ được sử dụng khi có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu hoặc được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc về chất lượng dữ liệu: Dữ liệu cá nhân phải được cập nhật, đầy đủ để bảo đảm mục đích xử lý dữ liệu. Nguyên tắc an ninh: Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân. Nguyên tắc cá nhân: Chủ thể dữ liệu được biết và nhận thông báo về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình. Nguyên tắc bảo mật: Dữ liệu cá nhân phải được bảo mật trong quá trình xử lý dữ liệu. 

(2) Giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Cùng với việc triển khai hợp đồng điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm có thể xây dựng các công cụ rà soát dữ liệu (đặc biệt có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ dữ liệu lớn), các biện pháp bảo mật thiết bị cung cấp cho đại lý bảo hiểm để kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu bất thường (lừa dối, trục lợi) nhằm có biện pháp xử lý kịp thời, bao gồm từ chối ký kết hợp đồng, chấm dứt/huỷ bỏ hợp đồng, khởi kiện, tố giác tội phạm, v.v. Kết quả của các biện pháp công nghệ trên sẽ tồn tại dưới dạng thông điệp dữ liệu, và như đã nêu, thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ và sẽ có giá trị chứng minh trong tố tụng nếu có độ tin cậy căn cứ các yếu tố cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác. 

Ngoài ra, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đều quy định rằng dữ liệu điện tử có thể là nguồn chứng cứ. Vì vậy, các dữ liệu đã nêu, nếu được tạo ra dựa trên các công nghệ có độ tin cậy cao, hoàn toàn có thể được cung cấp cho cơ quan nhà nước và có thể được giám định (nếu cần làm rõ thêm) để làm chứng cứ trong tố tụng. Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi liên quan đến việc triển khai hợp đồng điện tử trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam. Xin lưu ý rằng bài viết này không phải là ý kiến pháp lý toàn diện cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia trong trường hợp Quý vị gặp phải các vấn đề pháp lý liên quan.

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hợp đồng điện tử FPT:
Số điện thoại: 1900.636.191
Email: fpt.econtract@fpt.com.vn
Website: econtract.fpt.com.vn/

 

TAGS

Tin liên quan

FPT ra mắt giải pháp toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử

(TBTCO) – Ngày 25/5, FPT chính thức ra mắt FPT.eContract – giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử từ xa 24/7 đầu tiên trên thị trường. Giải pháp hợp đồng điện tử toàn diện FPT.eContract hướng tới xây dựng doanh nghiệp không giấy tờ, tối ưu vận hành, tiết kiệm tới […]

Phân biệt các loại hợp đồng điện tử

Các loại hợp đồng điện tử: Hợp đồng Shrink-wrap (hợp đồng gói kèm); Hợp đồng Click-wrap; Hợp đồng Browse-wrap, Email, Chữ ký điện tử.

Hợp đồng thương mại điện tử là gì? Quy trình giao kết như thế nào?

Số hóa trong lĩnh vực thương mại đang trở thành xu hướng tất yếu. Trong đó hợp đồng thương mại điện tử được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng thay cho phương thức ký kết hợp đồng truyền thống. Vậy hợp đồng thương mại điện tử là gì? Có giá trị pháp lý như thế […]