Hợp đồng thử việc là gì? Các quy định mới nhất

  • 06/09/2023
  • [post-views]

Hợp đồng thử việc đang triển khai tại hầu hết các doanh nghiệp. Phần lớn người lao động trước khi được nhận vào làm chính thức đều phải trải qua giai đoạn thử việc. Lúc này, phía doanh nghiệp và người lao động cần tuân thủ quy định về hợp đồng thử việc.

1. Hợp đồng thử việc là gì?

Theo Bộ Luật Lao động năm 2012, hợp đồng thử việc được định nghĩa như sau:

“Hợp đồng thử việc là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm thử, thời gian thử việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong thời gian đó.”

hop-dong-thu-viec

Hợp đồng thử việc

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, nếu người lao động đáp ứng yêu cầu được nêu trong hợp đồng thử việc trước đó thì phía doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng chính thức với người lao động.

2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng thử việc

Hợp đồng thử việc thường được thể hiện theo dạng văn bản hoặc giao kết lời nói. Nếu thể hiện theo dạng văn bản, mỗi hợp đồng cần ghi đầy đủ các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin người sử dụng lao động: Họ tên hoặc tên pháp nhân (tổ chức doanh nghiệp), địa chỉ liên hệ, chức vụ, số điện thoại.
  • Thông tin người thử việc hay người lao động: Họ tên, địa chỉ liên hệ, mã số CMND/CCCD, số điện thoại.
  • Thông tin địa điểm làm việc: Địa chỉ cụ thể nơi người lao động sẽ làm việc, số điện thoại liên hệ.
  • Thông tin liên quan đến tiền lương: Mức lương thử việc cụ thể, thời điểm thanh toán, hình thức thanh toán, phụ cấp hoặc một số khoản khác (nếu có), trang bị bảo hộ đối với công việc đặc thù.
  • Thông tin liên quan đến công việc: Công việc cụ thể, thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên: Cần đề cập chi tiết quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia hợp đồng.
  • Một số nội dung khác: Điều khoản thi hành, thời gian và địa điểm xác lập hợp đồng, mã số hợp đồng.

hop-dong-thu-viec

Hợp đồng thử việc cần đầy đủ các nội dung cơ bản

3. Quy định về thời gian thử việc

Nếu thắc mắc hợp đồng thử việc tối đa bao nhiêu tháng, bạn có thể tham khảo quy định về thời hạn theo căn cứ pháp lý tại Điều 25 của Bộ Luật Lao động năm 2019. Theo đó, thời gian thử việc sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận dựa theo tính chất công việc. Cụ thể:

“1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”

hop-dong-thu-viec

Thời gian thử việc thay đổi tùy thuộc vào từng loại hình công việc 

Trước khi ký kết hợp đồng, người lao động cần chú ý đến thời gian thử việc. Nếu nhận thấy thời gian thử việc vượt quá quy định của ngành nghề, người lao động nên trao đổi lại với phía người sử dụng lao động để điều chỉnh sao cho phù hợp.

4. Quy định về mức lương thử việc

Mức lương tối thiểu cho người lao động thử việc được quy định chi tiết trong Điều 26 Luật Lao động năm 2019. Thông thường mức lương sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, mức lương tối thiểu phải đảm bảo không thấp hơn 85% lương thực tế của công việc đó.

5. Hợp đồng thử việc có phải đóng bảo hiểm không?

Không ít người lao động vẫn băn khoăn không biết hợp đồng thử việc có đóng BHXH không. Theo Điều 2 trong Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014, BHXH áp dụng cho những lao động ký kết hợp đồng lao động hợp pháp với thời hạn từ 1 tháng trở lên. Cá nhân ký kết hợp đồng thử việc không nằm trong nhóm đối tượng phải đóng BHXH.

Trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động kèm nội dung thử việc thì người lao động phải tham gia BHXH (chiếu theo quy định tại Điều 24 của Luật Lao động năm 2019). Lúc này, thời gian tham gia BHXH được tính theo thời gian người lao động thử việc.

6. Quy định về chấm dứt hợp đồng thử việc

Người sử dụng lao động có thể nhận người lao động đã qua giai đoạn thử việc vào làm chính thức nếu trong thời gian đó người lao động hoàn thành tốt công việc.

Nhưng nếu trong giai đoạn thử việc, phía người lao động và người sử dụng lao động cảm thấy không hài lòng với kết quả công việc thì cả hai có thể chấm dứt hợp đồng. Cụ thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Bộ Luật Lao động:

“Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.”

hop-dong-thu-viec

Mỗi bên tham gia đều đều có thể chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước 

Nói chung, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không nhất thiết phải báo trước cho bên còn lại. Trong trường hợp này, cả hai phía đều không phải bồi thường như khi phá vỡ hợp đồng lao động.

7. Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

So với hợp đồng lao động chính thức, nội dung trong hợp đồng thử việc có phần đơn giản hơn. Tuy vậy trong quá trình soạn thảo, bạn vẫn phải cập nhật đầy đủ các điều khoản cần thiết quy định về trách nhiệm, quyền lợi cụ thể của từng bên. Dưới đây là mẫu hợp đồng kèm link download.

Mẫu hợp đồng thử việc kèm link download 

FPT.eContract là phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong, giải pháp hàng đầu cho mọi doanh nghiệp đến từ Tập Đoàn FPT. Với sự hỗ trợ của phần mềm hiện đại này, khách hàng có thể khởi tạo số lượng lớn hợp đồng.

Nếu cần tuyển dụng lao động ngắn hạn, doanh nghiệp nên ứng dụng FPT.eContract. Bởi phần mềm FPT.eContract sẽ giúp doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết. Người lao động và người sử dụng lao động không cần gặp mặt trực tiếp nhưng vẫn dễ dàng thực hiện giao kết hợp đồng.

Cho đến nay đã có hơn 2.000 doanh nghiệp tại Việt Nam tin tưởng sử dụng FPT.eContract. Trong số này phải kể đến những tên tuổi đình đám như công ty sữa Vinamilk, công ty Toyota Việt Nam, công ty Ford Việt Nam, ngân hàng quốc tế VIB,… Nếu muốn triển khai giải pháp FPT.eContract, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, lựa chọn gói phần mềm phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Đặc biệt, FPT vừa giới thiệu bản miễn phí FPT.eContract Lite cho phép khách hàng khởi tạo hợp đồng không giới hạn. Đây chính là giải pháp hoàn hảo hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ký kết, quản lý hợp đồng.

Hợp đồng thử việc được ứng dụng tại hầu hết mọi doanh nghiệp trong quá trình xem xét, tuyển dụng lao động. FPT.eContract hy vọng rằng bài tổng hợp chia sẻ kiến thức ngày hôm nay đã cập nhật đến bạn thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và trải nghiệm giải pháp FPT.eContract, quý khách hàng có thể liên hệ với FPT.

>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

TAGS

Tin liên quan

Cách thực hiện giao kết hợp đồng điện tử

Một hợp đồng điện tử được hình thành như thế nào ? Những điều quan trọng bạn cần biết khi kí kết hợp đồng điện tử ? FPT sẽ phân tích tính pháp lý cũng như quy trình hình thành của một hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử và các nhược điểm của chúng

Hợp đồng điện tử là gì?  Hợp đồng điện tử là một hợp đồng kỹ thuật số được tạo và ký kết bằng kỹ thuật số. Hợp đồng điện tử có thể được tạo trực tuyến để gửi qua email cho bên liên quan để cho phép họ ký hợp đồng điện tử thông qua […]

Giới thiệu về định nghĩa và quy trình KYC đối với các doanh nghiệp ngân hàng

Ngân hàng đua chuyển đổi số Hai năm trở lại, hàng loạt ngân hàng tại Việt Nam thực hiện chuyển đổi số, ra mắt các siêu ứng dụng và đặc biệt triển khai eKYC (electronic Know Your Customer) – định danh khách hàng điện tử. Theo báo cáo của FnF Research, thị trường eKYC (electronic […]