Hợp đồng thương mại điện tử là gì? Quy trình giao kết như thế nào?
- 20/05/2023
- [post-views]
Số hóa trong lĩnh vực thương mại đang trở thành xu hướng tất yếu. Trong đó hợp đồng thương mại điện tử được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng thay cho phương thức ký kết hợp đồng truyền thống. Vậy hợp đồng thương mại điện tử là gì? Có giá trị pháp lý như thế nào? Quy trình giao kết giữa các chủ thể được thực hiện ra sao? FPT.eContract sẽ làm rõ tất cả các thông tin liên quan đến HĐ TMĐT trong bài viết dưới đây.
Hợp đồng thương mại điện tử là gì?
Năm 2005, Quốc hội ban hành Luật giao dịch điện tử. Trong đó điều 33 của Luật này có nêu rõ Hợp đồng điện tử là hợp đồng được tạo ra dưới dạng thông điệp dữ liệu.
Bên cạnh đó, khái niệm về hợp đồng thương mại cũng được nêu trong Luật Thương mại 2005. Theo đó, hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên trong hoạt động thương mại về các vấn đề như thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Kết hợp hai nội dung ở trên có thể hiểu khái niệm hợp đồng thương mại điện tử (viết tắt là HĐ TMĐT) cũng là một dạng hợp đồng thương mại. Tuy nhiên hợp đồng này được thiết lập và thể hiện bằng phương tiện điện tử, số hóa thay vì phương thức truyền thống.
- Xem thêm : Hợp đồng điện tử là gì
2. Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử
Khác với các loại hợp đồng truyền thống, HĐ TMĐT có những đặc điểm khác biệt ở nhiều khía cạnh:
2.1. Hình thức hợp đồng
HĐ TMĐT được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Đó là dạng văn bản với câu từ, hình ảnh hoặc video thể hiện nội dung cụ thể, rõ ràng. HĐ TMĐT cần đảm bảo truy cập, sử dụng và tham chiếu được bất cứ lúc nào. Đây là cơ sở pháp lý để các bên chủ thể giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Hoạt động trên môi trường internet nên HĐ TMĐT mang tính vô hình và có thể giao kết ở bất cứ không gian và thời gian nào.
2.2. Chủ thể hợp đồng
Chủ thể của HĐ TMĐT có từ 2 bên trở lên. Trong đó, một bên là thương nhân. Bên còn lại là một cá nhân, tổ chức hoặc cũng có thể là thương nhân chấp nhận giao kết hợp đồng.
Trong quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử còn có sự xuất hiện của bên thứ ba. Bên thứ ba này là nhà cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử và đơn vị chứng thực chữ ký điện tử (Ví dụ như FPT.eContract). Các đơn vị này hỗ trợ, đảm bảo giá trị pháp lý và hiệu quả của hợp đồng.
2.3. Hiệu lực hợp đồng
Để có hiệu lực thì HĐTMĐT cũng cần tuân thủ các điều kiện và yêu cầu tương tự như hợp đồng dân sự. Điều này có nghĩa là các bên chủ thể tham giao kết hợp đồng cần đảm bảo năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó các bên phải hoàn toàn tự nguyện, cùng nhau cam kết, thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng. Đảm bảo không trái với đạo đức xã hội và không vi phạm các điều pháp luật nghiêm cấm.
2.4. Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng chính của HĐ TMĐT là các hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên các loại hàng hóa, dịch vụ cần phải được pháp luật cho phép lưu hành, kinh doanh trên thị trường.
2.5. Phạm vi áp dụng
HĐ TMĐT có phạm vi áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại kinh doanh, trong lĩnh vực dân sự và các lĩnh vực khác mà pháp luật quy định.
2. Giá trị pháp lý của HĐ TMĐT
Căn cứ vào điều 34, Luật Giao dịch điện tử 2005 thì HĐ TMĐT có giá trị pháp lý như Hợp đồng thương mại thông thường. Các thông báo thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu của HĐ TMĐT có giá trị pháp lý tương tự với các thông báo trong các phương thức hợp đồng truyền thống khác.
Tuy nhiên để có giá trị pháp lý và được pháp luật bảo hộ thì HĐ TMĐT cần được thiết lập theo tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Quy trình giao kết HĐ TMĐT
Giao kết HĐ TMĐT được thực hiện theo quy trình dưới đây:
Bước 1: Bên đề nghị soạn thảo, thiết lập hợp đồng điện tử
Bước đầu tiên, bên đề nghị thực hiện thiết lập hợp đồng:
- Đăng nhập vào hệ thống hợp đồng điện tử của bên thứ ba (VD như FPT.eContract)
- Tạo hợp đồng điện tử bao gồm các điều khoản, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên.
- Tiến hành ký kết tại vị trí của mình và gửi tài liệu cho đối tác.
Bước 2: Bên nhận trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
Sau khi nhận được thông báo đề nghị giao kết hợp đồng, bên nhận sẽ truy cập vào link hệ thống phần mềm hợp đồng điện tử (được gửi qua mail/điện thoại) và xem xét các điều khoản trong hợp đồng.
- Nếu đồng ý với các điều khoản, bên nhận xác nhận bằng các ký bằng chữ ký điện tử
- Nếu không đồng ý với các điều khoản, bên nhận bỏ qua và yêu cầu bên đề nghị chỉnh sửa hợp đồng.
Bước 3: Thực hiện hợp đồng
Sau khi các bên đã ký đầy đủ, hợp đồng thương mại điện tử được thiết lập thành công. Thông báo hoàn tất ký hợp đồng được gửi cho các bên. Mỗi bên có thể tải hợp đồng về để lưu trữ. Sau đó, các bên tham gia thực hiện theo các điều khoản như hợp đồng đã quy đinh.
4. Kết luận
Trên đây, FPT.eContract đã làm rõ một số thông tin về hợp đồng thương mại điện tử. Với sứ mệnh giúp các công ty xây dựng doanh nghiệp số, doanh nghiệp không giấy tờ, FPT.eContract tiên phong cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử tiện lợi, đáp ứng đầy đủ pháp lý theo quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần báo giá hợp đồng điện tử, quý khách hàng có thể đăng ký nhận tư vấn miễn phí, FPT.eContract sẽ nhanh chóng liên hệ lại.
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023