NDA là gì? Nội dung cơ bản trong thỏa thuận NDA 

  • 15/09/2023
  • [post-views]

Để bảo vệ bí mật kinh doanh, phát minh sáng chế đang trong giai đoạn nghiên cứu, doanh nghiệp nên triển khai thỏa thuận NDA. Vậy cần hiểu chính xác NDA là gì? Trong phần chia sẻ kiến thức dưới đây, FPT.eContract sẽ cập nhật một vài thông tin cơ bản nhất về thỏa thuận hay hợp đồng NDA.

1. Thỏa thuận NDA là gì?

NDA được viết tắt theo cụm từ tiếng Anh Non-Disclosure Agreement. Hiểu đơn giản thì đây là văn bản thỏa thuận bảo mật thông tin giữa ít nhất 2 bên. Theo đó, khi ký kết vào thỏa thuận này, mỗi bên không được phép chia sẻ thông tin liên quan đến tài liệu, bí mật kinh doanh hay phát minh sáng chế cho bất kỳ bên không liên quan nào.

NDA-la-gi

NDA là gì? 

Thực tế, thỏa thuận bảo mật thông tin NDA chủ yếu được triển khai ký kết giữa các doanh nghiệp hoặc cá nhân với doanh nghiệp.

2. Phân loại thỏa thuận NDA

NDA mẫu triển khai phổ biến hiện nay chia thành 3 loại hình cơ bản, bao gồm: NDA song phương, NDA đơn phương và NDA đa phương.

2.1. Thỏa thuận NDA song phương

Trong thỏa thuận bảo mật thông tin này có sự tham gia của hai bên. Trong đó, mỗi bên ký kết thỏa thuận đều phải có trách nhiệm bảo mật thông tin. Đồng thời, từng bên cũng được hưởng quyền lợi nhất định.

NDA-la-gi

Thỏa thuận NDA song phương có sự tham gia của 2 bên 

Thỏa thuận NDA song phương thường được áp dụng trong các thương vụ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. Trong giai đoạn nghiên cứu xem xét, cả 2 bên cần giữ kín thông tin liên quan đến việc sáp nhập.

2.2. Thỏa thuận NDA đơn phương

Trong thỏa thuận NDA sẽ chỉ có một bên cung cấp thông tin cho bên còn lại. Bất kỳ bên nào tiết lộ thông tin cho bên thứ 3 đều bị xem là vi phạm và phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Thỏa thuận NDA đơn phương đang triển khai phổ biến tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh. Theo đó, phía doanh nghiệp thường yêu cầu nhân viên ký thỏa thuận NDA bảo mật thông tin tài liệu, chỉ nhân viên đã ký thỏa thuận mới có quyền truy cập vào kho tài liệu bảo mật của doanh nghiệp. Nếu tiết lộ ra bên ngoài, nhân viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2.3. Thỏa thuận NDA đa phương

Trong thỏa thuận NDA đa phương thường có sự tham gia của ít nhất 3 bên. Trong số này luôn có một bên làm nhiệm vụ chia sẻ thông tin cho các bên còn lại đã tham gia ký kết thỏa thuận.

Nhìn chung, thỏa thuận NDA đa phương có tính mở hơn so với dạng thỏa thuận đơn phương và song phương. Với một thỏa thuận NDA đa phương, một bên tham gia thỏa thuận sẽ chia sẻ thông tin cho những bên còn lại, doanh nghiệp lúc này không cần phải ký thêm NDA song phương hoặc đơn phương nữa.

Như vậy, NDA đa phương có thể thay thế cho thỏa thuận đơn phương hoặc song phương. Tuy vậy, vì có sự tham gia của nhiều bên nên thời gian thương thảo điều khoản thường kéo dài.

3. Nội dung cơ bản trong biên bản thỏa thuận NDA

Tùy vào từng loại hình thỏa thuận NDA, nội dung thường được điều chỉnh thay đổi. Tuy nhiên, những phần nội dung quan trọng nhất vẫn bao gồm:

  • Thông tin của tất cả các bên tham gia thỏa thuận.
  • Điều khoản khoản bảo mật thông tin của từng bên.
  • Quy định phạt vi phạm nếu các bên tham gia tiết lộ thông tin được bảo mật.
  • Tuyên bố chung về bảo mật thông tin giữa tất cả các bên tham gia.
  • Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp, chi phí bồi thường cụ thể.

NDA-la-gi

Nội dung thỏa thuận NDA phải thật chi tiết  

4. Quy trình xác lập và giám sát thực hiện thỏa thuận NDA

Sau đây là phần khái quát quy trình xác lập và giám sát thực hiện thỏa thuận NDA tại các doanh nghiệp.

4.1. Đề nghị nhân viên ký thỏa thuận NDA

Tại Điều 85 trong Bộ Luật Lao động năm 2019 có quy định “Nhân viên làm việc tại một doanh nghiệp có trách nhiệm bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ và kinh doanh của doanh nghiệp đó. Nếu nhân viên vi phạm hành vi tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh, nhân viên đó sẽ chịu hình thức kỷ luật là sa thải.”

Bên cạnh đó, Điều 129 Khoản 5 trong cùng bộ luật cũng quy định “Nhân viên có năng lực về kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn cao mà tiết lộ bí mật công nghệ và kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường cho các thiệt hại đã gánh chịu.”

Dựa vào hai quy định trên, phía doanh nghiệp có thể yêu cầu nhân viên ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin NDA. Sau khi ký kết, nhân viên tuyệt đối không tiết lộ thông tin ra bên ngoài.

4.2. Triển khai bảo mật thông tin

Sau khi ký kết thỏa thuận NDA, doanh nghiệp vẫn cần triển khai bổ sung một số biện pháp bảo mật khác nhằm chắc chắn tài nguyên thông tin của doanh nghiệp không bị chia sẻ trái phép. Chẳng hạn như thiết lập hệ thống bảo mật trên mạng máy tính doanh nghiệp (chỉ một bộ phận nhân viên nào đó mới có quyền truy cập).

4.3. Tiến hành phỏng vấn nhân viên trước khi cho thôi việc

Trước khi cho một nhân viên nào đó nghỉ việc, doanh nghiệp cần triển khai phỏng vấn, thu hồi quyền truy cập tài liệu bí mật. Từ quá trình phỏng vấn, doanh nghiệp có thể phần nào phỏng đoán nhân viên đó có ý định tiết lộ tài nguyên được truy cập cho đối thủ bên ngoài hay không.

4.4. Ngầm giám sát nhân viên cũ và công ty mà nhân viên đó đang làm việc

Bước giám sát này cần thực hiện khéo léo nhằm xác định nhân viên sau khi nghỉ việc có vi phạm thỏa thuận NDA đã ký kết hay không.

5. Mẫu biên bản thỏa thuận NDA

Biên bản thỏa thuận NDA phải tạo đầy đủ thông tin giữa các bên. Cùng vào đó là chi tiết điều khoản bảo mật và hình thức phạt nếu vi phạm. Nếu chưa biết cách soạn thảo loại hình văn bản này, bạn hãy tham khảo mẫu sau đây.

Mẫu thỏa thuận NDA kèm link download

6. Ký NDA bằng phương pháp điện tử

Thỏa thuận NDA hiện nay có thể được ký kết bằng phương pháp điện tử. Các bên tham gia không nhất thiết phải gặp mặt trực tiếp mà chỉ cần xác nhận bằng chữ ký số. Văn bản NDA ký kết sau đó sẽ được lưu trữ trên một hệ thống bảo mật riêng, đảm bảo những bên không liên quan không thể truy cập, thu nhập thông tin trái phép.

Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract đang là sự lựa chọn của hơn 2.000 doanh nghiệp tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ của giải pháp tiên tiến này, quy trình ký kết hợp đồng tại các doanh nghiệp đều được số hóa, tiết giảm hơn 70% chi phí, nâng cao rõ rệt hiệu quả quản lý.

NDA-la-gi

FPT.eContract – giải pháp hợp đồng điện tử hàng đầu

Nếu có nhu cầu ứng dụng FPT.eContract, khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, xem xét lựa chọn các gói phần mềm phù hợp.

Từ tháng 5/2023, FPT chính thức ra mắt thị trường phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite. Đây là giải pháp lý tưởng giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đơn giản hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng.

Từ chia sẻ chi tiết trên đây, bạn chắc hẳn đã hiểu chính xác thỏa NDA là gì. Nếu như muốn biết thêm thông tin chi tiết về giải pháp FPT.eContract, nhận demo miễn phí, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi!

TAGS

Tin liên quan

Công ty xây dựng tự tin duy trì hoạt động và kinh doanh trong giãn cách ứng dụng ký điện tử FPT.eContract

Ký kết điện tử để thích ứng linh hoạt với tình hình giãn cách xã hội gây khó khăn trong việc chuyển phát hồ sơ, rủi ro trong tiếp xúc và quá nhiều cản trở trong kết nối trình ký hồ sơ Đơn vị tổng thầu xây dựng có quy mô lớn tại Việt Nam […]

Cách tạo chữ ký điện tử miễn phí, đơn giản, dễ làm

Có nhiều cách tạo chữ ký điện tử đơn giản ngay trên file Word, file Excel,… Trong bài viết này, FPT.eContract sẽ tổng hợp một số phương pháp tạo chữ ký điện tử online miễn phí đơn giản, dễ dàng thực hiện chỉ trong một vài phút. 4 cách tạo chữ ký điện tử đơn […]

Một bước tiến mới trong thời kỳ đại dịch Covid-19: Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử là gì?  Hợp đồng điện tử là một hợp đồng kỹ thuật số được tạo và ký kết bằng kỹ thuật số. Hợp đồng điện tử có thể được tạo trực tuyến để gửi qua email cho bên liên quan để cho phép họ ký hợp đồng điện tử thông qua […]