Những điều của hợp đồng bảo hiểm điện tử mà bạn nên biết

  • 18/06/2022
  • [post-views]

Có nhiều lý do giải thích tại sao ngành bảo hiểm là một lĩnh vực nặng về tài liệu. Một số bao gồm các chính sách dài dòng, cũng như các quy tắc và quy định nghiêm ngặt liên quan đến tài liệu bảo hiểm. Các nhà môi giới bảo hiểm muốn làm mọi thứ dễ dàng hơn cho khách hàng của họ bắt đầu sử dụng Chữ ký điện tử như một điều hoàn toàn cần thiết. Họ nhận ra rằng quá trình ký kết có thể nhanh hơn đáng kể nếu họ không gặp rắc rối trong việc quét và fax các hợp đồng để có chữ ký. Để lưu trữ tất cả thông tin nhạy cảm một cách an toàn và tuân theo các quy định pháp luật, họ đã triển khai các phương pháp bảo mật tuân thủ các nguyên tắc. Do đó, đã giảm đáng kể số lượng giấy tờ và bưu phí được sử dụng trong môi giới của họ, đạt được thời gian quay vòng nhanh hơn đối với tất cả các hợp đồng.

1. Đặc điểm của việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, về cơ bản, là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm (khách hàng) và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm – là sự kiện người được bảo hiểm sống hoặc chết trong hoặc tại một khoảng thời gian xác định. Do đó, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ liên quan mật thiết đến vấn đề rủi ro và tính toán rủi ro trên cơ sở quy luật số lớn, chứa đựng nhiều điều khoản mẫu có nội dung tương đối phức tạp, phải được lập thành văn bản và áp dụng chung cho nhiều khách hàng. Việc ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, về nguyên tắc, chỉ được thực hiện sau khi đã có sự trao đổi, cung cấp, làm rõ các thông tin quan trọng về người được bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm.

Để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất và đảm bảo tốt nhất việc cung cấp thông tin giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không trực tiếp thực hiện mà chủ yếu uỷ quyền cho mạng lưới các đại lý bảo hiểm được chuyên môn hoá để thực hiện các công việc giới thiệu, chào bán bảo hiểm, tư vấn, thu xếp việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, đại lý bảo hiểm cũng thay mặt doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện thu phí bảo hiểm, thu xếp giải quyết yêu cầu trả tiền bảo hiểm và các công việc liên quan khác[6]. Từ góc độ của khách hàng, đại lý bảo hiểm chính là “cầu nối” giúp truyền đạt thông tin và ý chí thực hiện hợp đồng của khách hàng đến doanh nghiệp bảo hiểm (thanh toán phí, yêu cầu sửa đổi hợp đồng, v.v.).

Các đặc điểm trên đặt ra một số vấn đề pháp lý cần lưu ý liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau: 

(1) Doanh nghiệp bảo hiểm cần xác thực nhân thân của khách hàng, tính chính xác, trung thực của các thông tin do khách hàng cung cấp làm cơ sở việc thẩm định, ký kết hợp đồng bảo hiểm; 

(2) Doanh nghiệp bảo hiểm cần có biện pháp xác thực liệu khách hàng đã thực sự đồng ý và ký kết hợp đồng bảo hiểm; 

(3) Ở chiều ngược lại, khách hàng cũng cần được giải thích rõ ràng và được cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm bảo hiểm trước khi quyết định ký kết hợp đồng, được đảm bảo thông tin nhận được từ đại lý bảo hiểm là đầy đủ, trung thực, và các khoản thanh toán phí bảo hiểm cũng như quyết định của khách hàng liên quan đến hợp đồng sẽ được đại lý bảo hiểm chuyển đến doanh nghiệp bảo hiểm;

 (4) Hệ quả của các vấn đề đã nêu là doanh nghiệp bảo hiểm cần có cơ chế quản lý và đảm bảo tính minh bạch, trung thực trong hoạt động của đại lý bảo hiểm liên quan đến sản phẩm và khách hàng của mình; bởi về bản chất, đại lý bảo hiểm là người được uỷ quyền của doanh nghiệp bảo hiểm, và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm với khách hàng nếu đại lý bảo hiểm có sai phạm.

Theo chúng tôi, các vấn đề trên là rất quan trọng để hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được ổn định và được bảo vệ trước các hành vi lừa dối và trục lợi bảo hiểm. Phần tiếp theo của bài viết sẽ phân tích một số hàm ý của hợp đồng điện tử liên quan đến các vấn đề trên và một số lưu ý cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

2. Cung cấp, xác minh thông tin tiền hợp đồng bằng phương tiện điện tử

Theo phương thức cung cấp thông tin truyền thống trong bảo hiểm nhân thọ, để làm căn cứ thẩm định, ký kết hợp đồng bảo hiểm, khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với đại lý bảo hiểm và cung cấp bản giấy hồ sơ nhân thân có chứng thực hoặc xác nhận của chính quyền địa phương, hồ sơ khám sức khoẻ có xác nhận của cơ sở y tế do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định (thông thường đại lý bảo hiểm sẽ trực tiếp đi cùng để hỗ trợ khách hàng trong quá trình khám sức khoẻ).

Chữ ký điện tử được chứng nhận bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực, và cần đảm bảo các yêu cầu bảo mật sau: Chữ ký số phải được khởi tạo trong thời hạn hiệu lực của chứng thư số tương ứng. Và có thể kiểm tra được bằng số khóa được công khai trên chứng thư số hợp lệ đó. Chữ ký được khởi tạo bằng cả khóa riêng và khóa công khai tương ứng được ghi trên chứng thư số, do cơ quan có thẩm quyền cấp. Khóa riêng chỉ nằm dưới sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký.

(1) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện nhận biết khách hàng (know-your-client – KYC) thông qua phương tiện điện tử bằng cách kết hợp các công cụ nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo, xác thực bằng OTP (mật khẩu dùng một lần) qua tin nhắn đến số điện thoại đã đăng ký của khách hàng, và có thể yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ chữ ký số dùng một lần hoặc nhiều lần của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để xác nhận các thông tin được cung cấp. Thực tế, việc thực hiện KYC như vậy đã và đang được thực hiện tại Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng và được kỳ vọng là sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí, giảm sai sót trong quá trình nhập dữ liệu và phát hiện giấy tờ giả mạo mà khó phát hiện được bằng mắt thường. Ngoài ra, trong chừng mực chuyển đổi số chưa được thực hiện trong lĩnh vực công chứng, chứng thực, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có thể yêu cầu khách hàng bổ sung các bản sao (bằng giấy) có chứng thực của các hồ sơ qua các dịch vụ giao nhận sử dụng công nghệ nếu cần thiết. 

(2) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể liên kết với các cơ sở y tế để tổ chức việc khám sức khoẻ cho khách hàng và chia sẻ, xác minh kết quả khám sức khoẻ bằng phương tiện điện tử một cách tự động với cơ sở y tế, để giảm thiểu hồ sơ giấy và các công việc phát sinh. 

(3) Doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể hợp tác với các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán để tiếp cận chung tập khách hàng. Các khách hàng của các đơn vị trên đều đã được tiến hành KYC theo quy định tương ứng và trong nhiều trường hợp đã được thẩm định các thông tin về nhân thân với công nghệ trí tuệ nhân tạo, do đó, rủi ro về thông tin nhân thân khách hàng không chính xác sẽ được giảm thiểu. 

(4) Doanh nghiệp bảo hiểm có thể yêu cầu đại lý bảo hiểm làm việc với khách hàng bằng các cuộc gọi video và lưu trữ lại. Khách hàng có thể đánh dấu xác nhận và ký số vào từng nội dung chi tiết trên ứng dụng (app) bảo hiểm do doanh nghiệp xây dựng để đảm bảo mình đã được tư vấn đầy đủ và hiểu rõ về sản phẩm. Dữ liệu lưu trữ trên cũng sẽ là cơ sở đánh giá hoạt động của đại lý bảo hiểm và xác định trách nhiệm nếu có sai phạm.

3. Sử dụng chữ ký số để ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Tải trực tiếp bộ hợp đồng điện tử bằng cách nhập vào mã xác thực bao gồm số chứng nhận nhân thân và số hợp đồng. Quý khách có thể thực hiện Bước 1: Chọn “Kích hoạt ngay”. Bước 2: Nhập thông tin tài khoản nhận được qua SMS/Email đăng ký với Prudential khi mua hợp đồng. Bước 3: Lựa chọn hình thức nhận Mã xác thực (OTP). Bước 4: Nhập Mã xác thực và khởi tạo Mật khẩu. Sau khi đăng nhập vào ứng dụng, khách hàng chọn “Thông tin hợp đồng” và Chọn số hợp đồng cần xem à chọn “Bộ hợp đồng bảo hiểm” để xem bộ hợp đồng điện tử.

Theo cách thức truyền thống, việc ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và các tài liệu liên quan sẽ do đại lý bảo hiểm thu thập chữ ký viết tay của khách hàng trên các mẫu đơn yêu cầu bảo hiểm, bảng minh hoạ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm, v.v., do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp. Với cách thức này, chữ ký viết tay sẽ là chứng cứ quan trọng tiên quyết để xác định chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch. Trong trường hợp có nghi vấn về chữ ký trên tài liệu, các đơn vị giám định có thể xác định hai hoặc nhiều mẫu chữ ký khác nhau có phải là do cùng một người ký ra hay không. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, kết luận giám định sẽ không thể xác định được người đã thực sự ký vào tài liệu. Để có được kết luận giám định, các bên liên quan đương nhiên cũng sẽ phải bỏ ra thời gian, chi phí, và không phải lúc nào cũng có thể phát hiện được các dấu hiệu đáng ngờ của chữ ký để kịp thời yêu cầu giám định. Một số cách thức lừa đảo điển hình trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ liên quan đến việc giả mạo chữ ký. Chẳng hạn như đại lý bảo hiểm dùng thông tin, hồ sơ cá nhân của người khác và giả mạo chữ ký của người đó trên hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhằm lập hợp đồng “ảo”, chỉ thanh toán phí bảo hiểm một vài đợt đầu rồi sau đó chấm dứt hợp đồng để trục lợi tiền hoa hồng và thưởng từ doanh nghiệp bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm cũng có thể giả mạo chữ ký trên chứng từ nộp phí để giữ lại phí bảo hiểm thu từ khách hàng mà không đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm.

4. Một số vấn đề khác

#1: Đảm bảo quá trình kinh doanh không gián đoạn 

#2: Tiết kiệm chi phí quá trình ký hợp đồng 

#3: Nâng cao trải nghiệm khách hàng 

#4: Chiếm lĩnh thị phần

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hợp đồng điện tử FPT:
Số điện thoại: 1900.636.191
Email: fpt.econtract@fpt.com.vn
Website: econtract.fpt.com.vn/

 

TAGS

Tin liên quan

FPT ra mắt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử

FPT vừa ra mắt FPT.eContract – giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử từ xa 24/7 đầu tiên trên thị trường. Giải pháp này hướng tới xây dựng doanh nghiệp không giấy tờ, tối ưu vận hành, tiết kiệm tới 70% thời gian và chi phí so với phương thức truyền […]

Giải pháp số hóa ngành giáo dục với chữ ký điện tử

Chuyển đổi kỹ thuật số là ưu tiên hàng đầu của nhiều trường cao đẳng và đại học. Trong số các xu hướng phổ biến khác mà các cơ sở giáo dục hiện nay đang phải đối mặt, số lượng sinh viên đăng ký giảm, nguồn thu giảm và tài trợ không thể đoán trước […]

Hợp đồng thông minh là gì? Ưu điểm và hạn chế của loại hợp đồng này

Khái niệm hợp đồng thông minh là gì chắc hẳn vẫn còn xa lạ với khá nhiều mọi người. Tuy nhiên, trước sự phát triển thị trường tiền số, tài chính phi tập trung, loại hình hợp đồng mới mẻ này đang dần trở nên quen thuộc hơn. 1. Hợp đồng thông minh là gì? […]