Hợp đồng ủy thác là gì? Nội dung cơ bản trong hợp đồng

  • 27/07/2023
  • [post-views]

Hợp đồng ủy thác được ứng dụng phổ biến trong giao dịch thương mại. Đặc biệt với cá nhân, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm thực hiện giao dịch phức tạp như xuất hoặc nhập hàng hóa xuyên quốc gia, hợp đồng giao kết ủy thác chính là lựa chọn tối ưu. Vậy hợp đồng ủy thác là gì, cần lưu ý những nội dung gì khi ký hợp đồng này

Hợp đồng ủy thác là gì?

Hợp đồng ủy thác đã được đề cập chi tiết trong Mục 3 Chương 5 của Luật Thương mại ban hành năm 2005. Cụ thể, “Hợp đồng ủy thác là hợp đồng mà trong đó, một người gọi là người được ủy thác tiếp nhận một ủy nhiệm của một người khác người định ủy thác. Người này yêu cầu người được ủy thác thực hiện giao dịch thương mại dưới danh nghĩa của chính mình.”

hop-dong-uy-thac
Hợp đồng ủy thác được ứng dụng rộng rãi trong giao dịch thương mại

Người được ủy thác trong giao kết hợp đồng tương tự như bên môi giới, đại diện cho chủ thể đã ủy thác. Người được ủy thác cần có tư cách thương nhân (doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, cá nhân kinh doanh có giấy phép đăng ký kinh doanh).

Nhiệm vụ chính của người được ủy thác là đứng ra giao dịch (mua bán hàng hóa, đầu tư) thay cho chủ thể uỷ thác (người uỷ thác). Người được ủy thác có thể trực tiếp ký tên vào hợp đồng mua bán theo yêu cầu của người ủy thác.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa

Nội dung trong hợp đồng giao kết ủy thác phải đầy đủ một số phần quan trọng dưới đây:

  • Thông tin của người được ủy thác và người ủy thác: Ghi rõ họ tên, chức vụ của từng bên. Trong đó, người được ủy thác phải có tư cách thương nhân (là tổ chức doanh nghiệp hoạt động hợp pháp hoặc cá nhân được cấp phép kinh doanh theo quy định pháp luật).
  • Chi tiết nội dung ủy thác: Người được ủy thác cần đứng ra mua hay bán loại hình hàng hóa nào, số lượng, đơn giá cụ thể,..
  • Mức thù lao cho người được ủy thác: Đề cập chi tiết mức thù lao, cách thức và thời điểm thanh toán, mức phạt nếu thanh toán chậm, loại tiền tệ thanh toán.
  • Quyền và nghĩa vụ của người nhận ủy thác: Người được ủy thác không phải chịu trách nhiệm pháp luật trong trường hợp người ủy thác vi phạm. Người được ủy thác có quyền nhận mức thù lao xứng đáng, nhận thanh toán thù lao theo đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng. Song song với đó, người được ủy thác phải có trách nhiệm đại diện thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ cho người ủy thác. Trường hợp cố ý làm sai cam kết hợp đồng, cố tình thực hiện giao dịch phạm pháp, người được ủy thác phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Quyền và nghĩa vụ của người ủy thác: Người ủy thác cần cung cấp đầy đủ tài liệu về hoạt động mua bán cho người được ủy thác. Trong tài liệu này cần đề cập rõ mức thù lao, trách nhiệm liên đới, trách nhiệm và quyền lợi của người được ủy thác. Cùng với đó là thông tin hàng hóa, dịch vụ mà người được ủy thác cần đứng ra giao dịch.
hop-dong-uy-thac-la-gi
Nội dung trong hợp đồng cần nêu chi tiết các điều khoản, thông tin từng bên tham gia

Yếu tố đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng

Hợp đồng ủy thác hay hợp đồng ủy thác đầu tư chỉ có giá trị pháp lý nếu đảm bảo điều kiện về chủ thể tham gia, giao kết theo đúng luật.

Chủ thể tham gia

Chủ thể tham gia chính vào hợp đồng ủy thác là bên được ủy thác và bên ủy thác.

  • Bên được ủy thác: Có khả năng thực hiện hành vi dân sự (nếu là cá nhân), phải có tư cách thương nhân. Theo Luật Thương mại, thương nhân có thể là tổ chức doanh nghiệp hoạt động hợp tác hoặc cá nhân được cấp giấy phép kinh doanh.
  • Bên ủy thác: Pháp nhân (tổ chức doanh nghiệp, tổ chức cơ quan nhà nước), cá nhân có khả năng thực hiện hành vi dân sự. Bên bên ủy thác có thể có tư cách thương nhân hoặc không (không bắt buộc bên ủy thác phải là thương nhân).
uy-thac-mua-ban-hang-hoa
Người được ủy thác phải có tư cách thương nhân

Giao kết đúng luật

Tất cả chủ thể của hợp đồng ủy thác phải giao kết dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng, không gian dối. Mỗi bên tham gia cần hiểu rõ mọi điều khoản trong hợp đồng và đồng ý với tất cả điều khoản trước khi chính thức ký kết. Nếu một trong hai bên bị đe dọa, ép buộc, bị lừa dối về các điều khoản thì giao kết hợp đồng này không còn đúng luật.

hop-dong-uy-thac
Giao kết hợp đồng cần phải đúng luật

Đối với chủ thể tham gia chưa đủ 15 tuổi, giao kết hợp đồng cần được sự đồng ý và giám sát của người đại diện pháp luật. Trong trường hợp này, hợp đồng đã có thêm sự tham gia của bên thứ ba. Như vậy, giao kết chỉ thực sự hợp pháp nếu có sự đồng thuận của bên thứ ba (đại diện pháp luật của bên ủy thác).

Mục đích, nội dung

Mục đích và nội dung thể hiện trong hợp đồng cần đảm bảo không vi phạm luật pháp, không trái quy chuẩn đạo đức xã hội. Chẳng hạn với hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa thì hàng hóa không được nằm trong danh mục cấm.

Nội dung hợp đồng cần thể hiện chi tiết, điều khoản đúng luật theo từng ngành nghề được pháp luật quy định. Giao kết hợp đồng cần tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hiểu biết lẫn nhau của tất cả chủ thể.

Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa mới nhất

Trong quá trình soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán, bạn nên dựa vào một số mẫu  hợp đồng có sẵn. Sau đó tiến hành điều chỉnh thông tin phù hợp với mục đích giao dịch. Dưới đây là một mẫu hợp đồng giao kết ủy thác mua bán hàng hóa mà bạn có thể tham khảo.

Tải xuống mẫu hợp đồng ủy thác giao dịch mua bán

Kết luận

FPT.eContract vừa chia sẻ một vài thông tin cơ bản về hợp đồng ủy thác. Loại hình hợp đồng này luôn có sự tham gia của bên được ủy thác và bên nhận ủy thác, chủ yếu áp dụng trong giao dịch thương mại.

FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong hỗ trợ giải quyết bài toán số hóa quy trình ký kết hợp đồng, với các tiêu chuẩn bảo mật khắt khe, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn pháp lý theo pháp luật Việt Nam. Thông qua sự hỗ trợ của FPT.eContract, quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với khách hàng và đối tác sẽ đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian cho tất cả các bên.

Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract đang nhận được sự tin tưởng của các doanh nghiệp lớn như hãng hàng không Vietjet Air, công ty sữa Việt Nam Vinamilk, ngân hàng số Timo,… Nếu có nhu cầu áp dụng, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử.

Để biết thêm chi tiết về giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

>>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ 

TAGS

Tin liên quan

Một bước tiến mới trong thời kỳ đại dịch Covid-19: Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử là gì?  Hợp đồng điện tử là một hợp đồng kỹ thuật số được tạo và ký kết bằng kỹ thuật số. Hợp đồng điện tử có thể được tạo trực tuyến để gửi qua email cho bên liên quan để cho phép họ ký hợp đồng điện tử thông qua […]

Giải đáp 3 câu hỏi pháp lý lớn về hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử đang trở thành “hàng thiết yếu” với doanh nghiệp để ký kết từ xa trong bối cảnh giãn cách vì đại dịch Covid-19, đồng thời là công cụ giúp cải thiện hiệu suất, đón đầu cơ hội khi kinh tế phục hồi. Vậy nhưng, với nhiều doanh nghiệp, vẫn còn băn […]

FIS lần đầu ra mắt sản phẩm ký điện tử dẫn đầu nền tảng hợp đồng số

Giải pháp Hợp đồng điện tử FPT.eContract là giải pháp tiên phong số hóa và tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp/đối tác/cá nhân, giúp tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Giải pháp này được kỳ vọng tạo nên cuộc cách mạng […]