Hợp đồng vô hiệu hóa là gì? Một vài ví dụ cụ thể

  • 19/06/2023
  • [post-views]

Hợp đồng vô hiệu hóa dẫn tới hệ quả là mọi giao kết giữa các chủ thể tham gia đều không còn hiệu lực. Bởi khi đó, những văn bản thuộc hợp đồng này không hề có giá trị pháp lý. Vậy khi nào một văn bản hợp đồng bị xem là vô hiệu? FPT.eContract sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi này trong phần tổng hợp kiến thức pháp luật sau đây.

Hợp đồng vô hiệu hóa là gì?

Điều 122 trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 đề cập khá rõ về tính vô hiệu của giao dịch dân sự. Cụ thể trích dẫn luật:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.

hop-dong-vo-hieu-hoa
Bộ Luật Dân sự năm 2015 có đề cập quy định về hợp đồng vô hiệu hóa

Hợp đồng đơn giản là thỏa thuận giữa tất cả chủ thể tham gia vào quá trình xác lập, điều chỉnh hoặc kết thúc quyền lợi cùng nghĩa vụ dân sự. Mỗi bản hợp đồng tương tự như một giao dịch dân sự.

Như vậy, nếu hợp đồng bị vô hiệu hóa thì giao dịch dân sự cũng lập tức vô hiệu. Lúc này, từng chủ thể tham gia giao dịch không còn bị ràng buộc trách nhiệm theo cam kết hợp đồng đã ký.

Khi nào thì một hợp đồng dân sự bị vô hiệu hóa?

Muốn xác định một hợp đồng vô hiệu hóa khi nào, bạn cần xem xét dựa theo nhiều khía cạnh.

Hợp đồng bị xem là chứng từ giả mạo

Nếu tất cả chủ thể tham gia giao kết xác lập hợp đồng giả mạo cho hợp đồng dân sự khác, hợp đồng giả mạo đó sẽ bị vô hiệu.

hop-dong-vo-hieu-hoa-la-gi
Hợp đồng bị giả mạo bị xem là vô hiệu

Mặt khác, một hợp đồng dân sự bị xem là vô hiệu nếu được tạo ra nhằm mục đích giúp chủ thể giao kết trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba.

Điều khoản trong hợp đồng trái với pháp luật và quy chuẩn đạo đức

Trường hợp điều khoản trong hợp đồng vi phạm pháp luật, không đúng với quy chuẩn đạo đức xã hội, trái với truyền thống tương thân tương ái của dân tộc thì hợp đồng đó cũng bị xem là vô hiệu.

Chủ thể giao kết không đủ năng thực hiện hành vi dân sự

Trường hợp chủ thể hợp đồng tham gia giao kết hợp đồng vào thời điểm mà bản thân không đủ khả năng thực hiện hành vi dân sự, chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan tòa án hủy hợp đồng. Khi đó, cho dù hợp đồng được ký kết bởi tất cả các bên thì vẫn bị xem là vô hiệu, không có giá trị pháp lý.

Có sự nhầm lẫn giữa của chủ thể hợp đồng

Nếu một hợp đồng giao kết dân sự được tạo ra do sự nhầm lẫn của một hoặc tất cả chủ thể tham gia không đồng thuận mục đích xác lập, chủ thể bị nhầm lẫn có quyền đề nghị cơ quan phân xử tuyên bố hợp đồng vô hiệu (thường là phía cơ quan tòa án).

Chủ thể giao kết bị lừa gạt, bị ép buộc

Trường hợp một trong các chủ thể tham gia giao kết bị lừa gạt, bị ép buộc thì chủ thể bị lừa dối, ép buộc này có thể yêu cầu cơ quan tòa án xem xét tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

hop-dong-vo-hieu-hoa-khi-nao
Nếu chủ thể của hợp đồng bị ép buộc hoặc bị lừa gạt, hợp đồng sẽ xem là vô hiệu

Trong đó, lừa dối thực hiện giao kết là hành vi mà một chủ thể của hợp đồng hoặc một bên thứ ba cố ý làm cho chủ thể còn lại hiểu sai về tính chất hợp đồng.

Chủ thể giao kết chưa đủ tuổi thành niên, không có người đại diện pháp lý

Người chưa đủ tuổi thành niên muốn tham gia ký kết hợp đồng cần được sự giám sát và đồng ý của đại diện pháp lý. Như vậy, hợp đồng của chủ thể giao kết chưa đủ tuổi thành niên, không có sự giám sát và đồng ý của đại diện pháp luật đều bị xem là vô hiệu.

Hợp đồng không thể hiện theo đúng hình thức quy định

Một hợp đồng dân sự nếu không đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức thể hiện theo quy định cũng bị xem như vô hiệu, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Hợp đồng đã xác lập bằng văn bản, tuy nhiên văn bản này không đúng theo quy định pháp luật. Đồng thời, một hoặc tất cả chủ thể tham gia đã thực hiện tối thiểu 2/3 nghĩa vụ, các chủ thể tham gia lúc này có thể yêu cầu tòa án công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng.
  • Hợp đồng đã xác lập theo đúng thể thức văn bản nhưng sai quy định về công chứng. Đồng thời, một hoặc tất cả chủ thể tham gia đã thực hiện tối thiểu 2/3 nghĩa vụ, các chủ thể tham gia lúc này có thể yêu cầu tòa án công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng. Khi đó, văn bản hợp đồng này không cần phải thông qua công chứng hay chứng thực.
hop-dong-vo-hieu-hoa
Hợp đồng trình bày không đúng thể thức quy định

Chủ thể giao kết không thể thực thi hợp đồng

Nếu ngay từ thời điểm xác lập hợp đồng, chủ thể giao kết không thể thực thi các điều khoản cam kết thì hợp đồng đó bị xem là vô hiệu.

Một số ví dụ về hợp đồng vô hiệu

Muốn hình dung rõ hơn về tính vô hiệu của hợp đồng dân sự, bạn hãy theo dõi một vài ví dụ sau đây.

Ví dụ 1: Hợp đồng mua bán cần sa giữa hai chủ thể tại Việt Nam. Cần sa chưa nằm trong danh sách hàng hóa hợp pháp tại Việt Nam nên hợp đồng này bị xem là vô hiệu (điều khoản hợp đồng trái quy định pháp luật).

Ví dụ 2: Hợp đồng cho tặng tài sản ký kết bởi người chưa đủ 15 tuổi, không có đại diện pháp lý. Đây là hợp đồng không có giá trị pháp lý vì chủ thể giao kết chưa đủ tuổi thành niên, không có sự giám sát của đại diện pháp lý.

Ví dụ 3: Hợp đồng cha mẹ cho tặng tài sản cho con cái nhưng cha mẹ bị ép buộc ký kết. Chủ thể tham gia giao kết (cha mẹ) không tự nguyện mà bị ép buộc nên hợp đồng này bị xem là vô hiệu.

Lời kết

Hy vọng sau phân tích trên đây của FPT.eContract, bạn sẽ hiểu hơn về tính chất của hợp đồng vô hiệu. Một văn bản hợp đồng bất kỳ đều bị xem là vô hiệu nếu không đáp ứng các quy định trong Điều 117 của Bộ Luật Dân sự.

FPT.eContract là đơn vị cung cấp phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam phát triển bởi công ty FPT Information System. Đây chính là giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán số hóa quy trình ký kết hợp đồng. FPT.eContract hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình văn phòng không giấy tờ, tiết kiệm 70% chi phí và 80% thời gian.

Trong tháng 5/2023, FPT.eContract sẽ cho ra mắt phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite giúp khách hàng khởi tạo hợp đồng không hạn số lượng, thời gian. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, lựa chọn gói phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Hơn 2.000 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vinamilk, Vietjet Air, TiKi, VietBank, Toyota,… đã và đang ứng dụng phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract vào quy trình vận hành của mình. Nếu có nhu cầu áp dụng, quý khách hàng có thểliên hệ với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng bản demo miễn phí.

TAGS

Tin liên quan

Xác thực minh bạch, độ bảo mật cao – FPT.eContract trên đà tăng trưởng mạnh mẽ

Hợp đồng điện tử trong mắt doanh nghiệp Việt  Hợp đồng điện tử tại Việt Nam với tính ưu việt về hiệu quả giao kết không giới hạn bởi không gian, thời gian, các bên có thể hoàn thành ký kết ngay đã và đang dần được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức, […]

FPT miễn phí 3 tháng giải pháp toàn diện ký hợp đồng điện tử vừa trình làng

(PLVN) – FPT vừa chính thức ra mắt FPT.eContract – giải pháp Hợp đồng điện tử toàn diện hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử từ xa 24/7 đầu tiên trên thị trường, nhằm hướng tới xây dựng doanh nghiệp không giấy tờ, tối ưu vận hành, tiết kiệm tới 70% thời gian và […]

Hợp đồng đơn vụ là gì? So sánh hợp đồng đơn vụ và song vụ

Bên cạnh hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ cũng được áp dụng rộng rãi trong giao kết dân sự. Bộ Luật Dân sự năm 2015 có đề cập rất chi tiết về quy định thực hiện, thể thức và hiệu lực của loại hình hợp đồng này. Hợp đồng đơn vụ là gì? […]