Chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng thương mại như thế nào?
- 21/05/2023
- [post-views]
Hợp đồng thương mại là căn cứ để các bên liên quan thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ như đã thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có không ít trường hợp vi phạm hợp đồng thương mại gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Để hạn chế điều này xảy ra, pháp luật đã ban hành những chế tài xử phạt nghiêm minh.
1. Vi phạm hợp đồng thương mại là gì?
Theo Điều 3, Luật Thương mại 2005 thì: “Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này”.
Khái niệm ở trên là quy định chung cho tất cả các loại vi phạm hợp đồng nói chung trong đó có vi phạm hợp đồng thương mại. Trong quá trình thực hiện, một bên hoặc cả 2 bên có thể vi phạm hợp đồng ở một hoặc nhiều nghĩa vụ.
Các vi phạm này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là hành động vô tình hoặc cố ý. Hậu quả là gây ra thiệt hại cho các bên và gây nên những tranh chấp cần phải giải quyết.
2. Các biểu hiện của vi phạm hợp đồng thương mại
Vi phạm hợp đồng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các biểu hiện này chính là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với những cam kết đã ghi trong hợp đồng. Chẳng hạn như:
- Cung cấp thông tin không đúng cho bên còn lại.
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đạt yêu cầu như đã cam kết.
- Sản phẩm bàn giao không đủ số lượng như đã ghi trong hợp đồng.
- Bàn giao sản phẩm, dịch vụ không đúng tiến độ, thời gian.
- Không thanh toán đầy đủ hoặc thanh toán chậm tiến độ.
- Sai sót kỹ thuật trong quá trình thực hiện dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng.
3. Các chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Vi phạm hợp đồng thường dẫn đến tranh chấp giữa các bên và cần phải xử lý dựa trên các văn bản có giá trị pháp lý. Các biện pháp xử lý tranh chấp có thể được các bên quy định ngay khi thiết lập hợp đồng. Hoặc có thể áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật. Dưới đây là các hình thức xử phạt theo quy định:
3.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Với chế tài xử phạt này, bên vi phạm bắt buộc phải thực hiện đúng như đã cam kết trong hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử. Hoặc bên vi phạm có giải pháp khác để hợp đồng thương mại được thực hiện.
Chẳng hạn, bên vi phạm giao thiếu hàng thì cần giao lại đủ hàng, cung ứng dịch vụ không đúng thì cần cung ứng đúng như thỏa thuận. Nếu giao hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng thì phải khắc phục thiếu sót của hàng hóa, dịch vụ. Bên vi phạm không được tự ý thay thế chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác và không được dùng tiền nếu không được sự đồng ý của bên bị vi phạm. Mọi chi phí phát sinh bên vi phạm phải trả.
Trường hợp bên vi phạm không thực theo quy định như trên thì bên bị vi phạm được phép mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của bên khác theo đúng chủng loại hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng. Tiền chênh lệch và chi phí phát sinh nếu có thì bên vi phạm phải chịu. Bên bị vi phạm cũng có quyền tự khắc phục thiếu sót của hàng hóa, dịch vụ và bên vi phạm phải thanh toán các chi phí hợp lý.
Nếu bên vi phạm là bên mua thì bên còn lại được phép yêu cầu bên mua trả tiền và nhận hàng. Đồng thời bên mua phải hoàn thành các nghĩa vụ khác như đã quy định trong hợp đồng.
3.2. Phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Với hình thức xử phạt này, bên vi phạm hợp đồng cần phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền phạt như đã được ghi trong hợp đồng. Các bên tự thỏa thuận mức phạt nhưng không vượt quá giới hạn về mức phạt pháp luật đã quy định.
Theo Điều 301 Luật Thương Mại 2019, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Đối với hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng thì mức phạt vi phạm không quá 12% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. Ngoài ra, theo thỏa thuận, bên vi phạm có thể vừa phải phạt vi phạm, vừa phải bồi thường thiệt hại, hoặc chỉ phải chịu phạt vi phạm.
- Xem thêm : Các điều khoản trong hợp đồng thương mại
- Vi phạm hợp đồng có nhiều biểu hiện khác nhau
3.3. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra. Đồng thời phải có đủ căn cứ để bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường. Chẳng hạn, hành vi vi phạm hợp đồng là lý do trực tiếp gây nên thiệt hại, có thiệt hại thực tế xảy ra. Với chế tài này, bên vi phạm phải bồi thường tất cả những thiệt hại về vật chất mà bên bị vi phạm bị mất do việc vi phạm hợp đồng gây ra. Ngoài ra, bên vi phạm cũng phải bồi thường các tổn thất tinh thần cho bên còn lại. Hình thức xử phạt này đã được quy định rõ trong Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015.
Nghĩa vụ của bên bị vi phạm là phải chứng minh được thiệt hại và mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên.
3.4. Các hình thức xử phạt khác
Ngoài các chế tài xử phạt ở trên còn có một số hình thức phạt vi phạm hợp đồng thương mại khác như: hủy bỏ hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng. Hoặc các biện pháp xử phạt khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.
Một số trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm hợp đồng như: hành vi phạm xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên kia, hành vi vi phạm xảy ra do quyết định của cơ quan nhà nước và điều này các bên đều không biết tại thời điểm ký hợp đồng, xảy ra sự kiện bất khả kháng. Các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định trong Điều 129, Luật Thương mại 2005.
4. Kết luận
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng ký hợp đồng điện tử. Phương thức giao kết hợp đồng số đảm bảo tính pháp lý và độ minh bạch cao. Vì thế các hành vi vi phạm hợp đồng thương mại đã giảm đáng kể. Tại Việt Nam, FPT.eContract là giải pháp phần mềm hợp đồng điện tử hàng đầu được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động.
Giải pháp này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 70% chi phí và 80% thời gian. Tham khảo báo giá hợp đồng điện tử của FPT.eContract giúp doanh nghiệp lựa chọn được gói dịch vụ phù hợp nhất. Doanh nghiệp có thể đăng ký nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay để được tư vấn kỹ hơn về ký kết hợp đồng điện tử,
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023