[Góc giải đáp] Chủ thể của hợp đồng lao động là ai?

  • 13/05/2023
  • [post-views]

Chủ thể của hợp đồng lao động là đối tượng tham gia trực tiếp vào giao kết trong hợp đồng. Mỗi chủ thể lại phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ kèm theo quyền lợi. Bộ Luật Lao Động năm 2019 đã đề cập chi tiết các quy định liên quan đến hợp đồng lao động và chủ thể giao kết.

1. Khái niệm về hợp đồng lao động

Dựa vào Điều 13 trong Bộ Luật Lao Động ban hành năm 2019, hợp đồng lao động được hiểu là thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia giao kết lao động. Cụ thể, ở đây là người lao động và người sử dụng lao động.

Hợp đồng lao động đề cập chi tiết thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động
Hợp đồng lao động đề cập chi tiết thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động

Trong giao kết này luôn đề cập rõ điều khoản liên quan đến tiền lương, điều kiện làm việc, nghĩa vụ và quyền lợi của từng bên.

Nếu các bên tham gia vào thỏa thuận sử dụng thuật ngữ tên gọi khác nhưng điều khoản, hình thức nội dung không thay đổi, văn bản đó vẫn xếp vào nhóm hợp đồng lao động.

2. Chủ thể của hợp đồng lao động là ai?

Dựa theo định nghĩa hợp đồng lao động, chủ thể giao kết của hợp đồng lao động là các bên tham gia ký kết thỏa thuận. Đó chính là người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó:

  • Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động, được trả lương và làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động. Độ tuổi tối thiểu của người lao động là 15 tuổi, ngoại trừ tại Mục 1, Chương XI của Bộ luật lao động.
  • Người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có nhu cầu thuê, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
Chủ thể của hợp đồng lao động là đối tượng tham gia giao kết hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng lao động là đối tượng tham gia giao kết hợp đồng

3. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng

Quyền và nghĩa vụ của chủ đề lao động được quy định chi tiết trong Điều 5 và Điều 6 của Luật Lao Động 2019.

Các chủ thể trong hợp đồng lao động đều có quyền và nghĩa vụ riêng

3.1. Quyền lợi

Cả người lao động và người sử dụng lao động đều được đảm bảo quyền lợi khi tham gia giao kết hợp đồng.

Quyền của người lao động

  • Lựa chọn công việc phù hợp theo quyền tự do, phù hợp với trình độ, tình trạng sức khỏe.
  • Hưởng mức lương tương xứng với trình độ, kỹ năng dựa trên thỏa thuận cam kết trong hợp đồng lao động.
  • Được hưởng chế độ nghỉ ngơi, lương thưởng theo quy định của luật lao động.
  • Làm việc một cách bình đẳng, có quyền tham gia đoàn thể bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
  • Có quyền từ chối làm việc trong trường hợp công việc dễ ảnh hưởng đến tính mạng, tình trạng sức khỏe.
  • Có quyền tham gia đình công ôn hòa, bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Quyền của bên sử dụng lao động

  • Tổ chức tuyển dụng lao động tự do theo đúng quy định của Luật Lao Động.
  • Bình đẳng trong thương lượng ký kết, thỏa thuận cùng tập thể người lao động.
  • Được quyền yêu cầu phía người lao động thực hiện đúng cam kết, đối thoại bình đẳng.
  • Có thể đóng cửa tạm thời cơ sở làm việc.
  • Thành lập hoặc gia nhập những tổ chức đại diện cho phía sử dụng lao động phù hợp với quy định trong Luật Lao Động.

3.2. Nghĩa vụ

Song hành cùng quyền lợi luôn là nghĩa vụ mà người lao động và người sử dụng lao động cần tuân thủ thực hiện.

Nghĩa vụ của người lao động

  • Nghiêm túc tuân thủ kỷ luật lao động, chịu sự điều hành giám sát của phía sử dụng lao động.
  • Làm việc theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng.
  • Thực hiện tốt quy định trong luật lao động, tham gia đầy đủ những loại bảo hiểm lao động bắt buộc.

Nghĩa vụ của bên sử dụng lao động

  • Tuân thủ thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, tôn trọng quyền lợi của người lao động.
  • Tạo cơ chế đối thoại bình đẳng, tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
  • Áp dụng quy chế dân chủ, tạo môi trường làm việc bình đẳng.
  • Thực hiện đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động.
  • Tạo điều kiện cho người lao động tham gia đầy đủ các loại hình Bảo hiểm bắt buộc.
  • Đề ra biện pháp cụ thể ngăn chặn quấy rối tình dục, tạo bất bình đẳng tại nơi làm việc.

Xem thêm : Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không

4. Quy định về thẩm quyền trong giao kết hợp đồng lao động

Thẩm quyền giao trong loại hình hợp đồng lao động này đã được quy định rõ trong Điều 18 của Bộ Luật Lao Động.

Trong đó, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tham gia giao kết có thể là cá nhân, tổ chức theo quy định cụ thể dưới đây:

  • Cá nhân đại diện pháp luật cho doanh nghiệp chế độ lao động hoặc người nhận ủy quyền của doanh nghiệp sử dụng lao động.
  • Người giữ vai trò đứng đầu hoặc đại diện cho tổ chức sử dụng lao động đầy đủ tư cách pháp nhân theo đúng quy định của Luật Lao Động.
  • Cá nhân đại diện cho hộ gia đình, tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân được ủy quyền không đủ tư cách pháp nhân nhưng vẫn đúng theo quy định của Luật Lao Động.
  • Cá nhân không đại diện cho tổ chức nào nhưng là người trực tiếp tham gia sử dụng lao động.

Còn về phía người lao động, chủ thể tham gia vào giao kết cùng bên sử dụng lao động thường là một trong những nhóm đối tượng cụ thể sau:

  • Cá nhân đủ tuổi lao động (từ 18 tuổi trở lên).
  • Cá nhân chưa đủ tuổi lao động (dưới 18 tuổi, từ 15 tuổi trở lên) muốn tham gia giao kết lao động cần phải được sự đồng ý của người đại diện pháp luật qua văn bản cụ thể.
  • Cá nhân chưa đủ 15 tuổi đã được sự đồng ý của đại diện pháp luật.
  • Cá nhân nhận sự ủy quyền của người lao động khác theo đúng luật giao kết quy định trong Bộ Luật Lao Động.
Độ tuổi tham gia lao động thường từ 15 hoặc 18 tuổi trở lên
Độ tuổi tham gia lao động thường từ 15 hoặc 18 tuổi trở lên

FPT.eContract mang giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam, giúp số hóa quá trình ký kết và quản lý hợp đồng. Khi ứng dụng FPT.eContract, khách hàng có thể tiết kiệm hơn 70% chi phí, 80% thời gian.

Giải pháp hợp đồng điện tử đã và đang thúc đẩy xu hướng số hóa doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về bảo mật cho chứng từ văn bản. Hợp đồng điện tử FPT.eContract có giá trị pháp lý như hợp đồng soạn thảo trên giấy, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên tham gia.

Hi vọng phần chia sẻ trên đây đã giúp quý khách hàng hiểu rõ chủ thể của hợp đồng lao động là những ai. Trường hợp cần số hóa quy trình ký kết và quản lý hợp đồng, quý khách hàng hãy tham khảo báo giá hợp đồng điện tử FPT.eContract.

Đặc biệt, kể từ tháng 5/2023, FPT.eContract sẽ chính thức ra mắt gói sử dụng miễn phí FPT.eContract Lite, không giới hạn thời gian và số lượng hợp đồng khởi tạo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giải pháp hợp đồng từ điện tử FPT.eContract, quý khách hàng chỉ cần liên hệ với FPT.eContract để đăng ký, nhận tư vấn và demo miễn phí.

TAGS

Tin liên quan

Phân biệt các loại hợp đồng điện tử

Các loại hợp đồng điện tử: Hợp đồng Shrink-wrap (hợp đồng gói kèm); Hợp đồng Click-wrap; Hợp đồng Browse-wrap, Email, Chữ ký điện tử.

Phần mềm Hợp đồng điện tử – FPT.eContract giành giải thưởng Stevie Awards Châu Á – Thái Bình Dương

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) mới đây vinh dự giành được giải thưởng Stevie Awards đầu tiên nhờ những ưu điểm vượt trội của FPT.eContract – giải pháp tiên phong tại Việt Nam giải quyết hiệu quả bài toán số hóa quy trình ký kết hợp đồng Trải qua 2 […]

Hợp đồng bảo hiểm điện tử và các loại hình liên quan

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro […]