Hợp đồng BCC là gì? Ví dụ thực tế về hợp đồng BCC
- 15/08/2023
- [post-views]
Hiện nay, có nhiều loại hình hợp đồng được áp dụng trong các giao dịch kinh tế. Trong số này phải kể đến BCC. Vậy chính xác hợp đồng BCC là gì? FPT.eContract sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về loại hình hợp đồng này trong bài phân tích sau đây.
1. Hợp đồng BCC là gì?
Khái niệm về hợp đồng BCC hiện được đề cập chi tiết tại Khoản 14 Điều 3 Bộ Luật Đầu Tư năm 2020. Trích dẫn cụ thể:
“Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”
Hợp đồng BCC là gì?
Hiểu đơn giản thì BCC là loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhiều nhà đầu tư. Tỷ lệ góp vốn và phân chia lợi nhuận luôn được quy định rõ trong hợp đồng. Đặc biệt, chủ thể của hợp đồng BCC không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân.
2. Nội dung và hình thức đầu tư của hợp đồng BCC ở Việt Nam
Phần tiếp theo của bài viết, FPT.eContract sẽ giúp bạn phân tích nội dung và hình thức đầu tư của hợp đồng BCC tại Việt Nam.
2.1. Nội dung
Trong mỗi bản hợp đồng BCC, người soạn thảo cập nhật cần đầy đủ một số nội dung cơ bản sau:
- Thông tin người đại diện của từng chủ thể tham gia hợp đồng (họ tên, địa chỉ).
- Mục đích, phạm vi của ngành nghề kinh doanh hợp tác.
- Chi tiết tỷ lệ đóng góp và phân chia lợi nhuận cho từng bên tham gia hợp đồng.
- Thời gian triển khai, tiến độ hoàn thành các mục tiêu cụ thể ghi trong hợp đồng.
- Chi tiết quyền lợi và trách nhiệm của từng bên tham gia hợp tác.
- Quy định về cách thức sửa đổi, vô hiệu hóa hợp đồng.
- Trách nhiệm của từng bên nếu vi phạm điều khoản trong hợp đồng.
Nội dung trong hợp đồng BCC phải đầy đủ thông tin cơ bản
2.2. Hình thức đầu tư
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC tại Việt Nam hiện chia thành 2 dạng. Bao gồm hợp đồng ký kết giữa những nhà đầu tư trong nước và hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài.
Trong đó, hình thức đầu tư ký kết giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cần tuân theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu Tư năm 2020. Cụ thể, thời gian xét duyệt giấy phép đầu tư dao động từ 5 đến 15 ngày, tùy theo từng dự án.
- Thời gian xét duyệt 5 ngày kể từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu từ nhà đầu tư. Thời hạn này áp dụng cho những dự án thuộc diện được cấp phép dựa vào chứng nhận của nhà đầu tư.
- Thời hạn xét duyệt 15 ngày kể từ thời điểm nhận được văn bản đồng ý từ nhà đầu tư. Thời hạn này áp dụng đối với dự án không thuộc quy định tại Điều 30-32.
3. Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng BCC
Muốn hiểu chính xác hợp đồng BCC, bạn cần nắm rõ ưu điểm và hạn chế của loại hình hợp đồng này.
3.1. Ưu điểm
- Hợp đồng BCC không yêu cầu chủ thể tham gia phải có tư cách pháp nhân. Chính vì thế, các nhà đầu tư có thể tự do trao đổi điều khoản ký kết mà không hề bị ràng buộc bởi quy định về quyền điều kiện pháp nhân.
- Bởi không yêu cầu thành lập tổ chức kinh tế, không bị ràng buộc bởi tư cách pháp nhân nên hợp đồng đầu tư BCC sẽ giúp các bên tham gia tiết giảm đáng kể thời gian, chi phí.
- Trong quá trình triển khai hợp đồng, các bên tham gia có thể linh hoạt hỗ trợ nhau, nâng cao hiệu quả hợp tác, dễ dàng điều chỉnh để hạn chế sai sót.
- Nhà đầu tư tham hợp đồng hoàn toàn có thể sử dụng tư cách cá nhân để thực hiện cam kết trách nhiệm, nghĩa vụ và hưởng quyền lợi theo đúng quy định.
Chủ thể tham gia hợp đồng không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân
3.2. Hạn chế
- Vì không cần thành lập tổ chức kinh tế nên trong quá trình triển khai đầu tư chủ thể tham gia vẫn cần ký kết một vài hợp đồng liên quan phục vụ hợp đồng chính BCC.
- Các bên thường không sử dụng con dấu chung. Điều này gây ra một số vướng mắc pháp lý trong trường hợp được yêu cầu cung cấp con dấu vào văn bản.
- Hình thức hợp đồng BCC chỉ thực sự phù hợp áp dụng với những dự án triển khai trong ngắn hạn.
4. Ví dụ thực tế về hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC hiện áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, thăm dò khoáng sản, đầu tư bưu chính viễn thông,… có góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam là một số lĩnh vực ứng dụng phổ biến hợp đồng BCC. Chẳng hạn như hợp đồng đầu tư giữa SLD của Hàn Quốc và S-Fone của Việt Nam.
Hy vọng từ phần cập nhật thông tin trên đây, bạn sẽ hiểu một cách chuẩn xác hợp đồng BCC là gì. Gần đây, nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển đổi sang ký kết bằng hợp đồng điện tử để tối ưu được thời gian và chi phí. Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract được nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn FPT. Đây là phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp số hóa hiệu quả quy trình ký kết hợp đồng, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai.
Hợp đồng khởi tạo từ FPT.eContract đầy đủ tính pháp lý, bảo vệ tốt quyền lợi cho các bên tham gia ký kết. Giải pháp phần mềm này hiện sở hữu nhiều chứng nhận bảo mật cấp cao, đảm bảo thông tin của khách hàng được bảo vệ tốt nhất.
Các đơn vị doanh nghiệp tiêu biểu ứng dụng FPT.eContract
Hiện nay có hơn 2.000 doanh nghiệp tại Việt Nam tin tưởng ứng dụng FPT.eContract. Nếu đang có nhu cầu triển khai phần mềm tiên tiến này, bạn hãy tham khảo báo giá hợp đồng điện tử mới nhất.
Vào tháng 5/2023, FPT vừa chính thức cho ra mắt bản FPT.eContract Lite miễn phí. Với phiên bản này, khách hàng có thể khởi tạo hợp đồng mà không bị giới hạn số lượng và thời gian. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin, demo miễn phí, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023