Quy định mới nhất về chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

  • 08/09/2023
  • [post-views]

Theo Luật Lao động năm 2019, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Tuy vậy, khi yêu cầu chấm dứt hợp đồng, mỗi bên cần báo trước cho bên còn lại theo thời hạn quy định và hoàn thành một số nghĩa vụ liên quan.

1. Các trường hợp NLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Theo Điều 34 Luật Lao động năm 2019, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn quy định trong một số trường hợp dưới đây.

1.1. Trường hợp 1: Các bên tự thỏa thuận

Người lao động đạt được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng với người sử dụng lao động. Lúc này, quyền chấm dứt hợp đồng phụ thuộc vào thỏa thuận của cả 2 bên.

1.2. Trường hợp 2: Người lao động đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng

Theo quy định tại Khoản 1-2 Điều 35 Luật Lao động năm 2019, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng báo trước hoặc không báo trước tùy từng trường hợp.

Trường hợp yêu cầu chấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Luật Lao động năm 2019, người lao động có thể đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng nếu cảm thấy công việc không phù hợp, hoặc gặp vướng bận không thể hoàn thành tốt công việc. Thời hạn báo trước dao động từ 3 đến 45 ngày, theo từng loại hình hợp đồng. Cụ thể:

  • Báo trước tối thiểu 45 ngày: Áp dụng cho loại hình hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Báo trước tối thiểu 30 ngày: Áp dụng cho loại hình hợp đồng lao động có thời hạn 12 – 36 tháng.
  • Báo trước tối thiểu 3 ngày: Áp dụng cho loại hình hợp đồng lao động có thời hạn 12 tháng trở xuống.

cham-dut-hop-dong-lao-dong-truoc-thoi-han

Người lao động cần báo trước cho doanh nghiệp nếu có ý định chấm dứt hợp đồng

Trường hợp yêu cầu chấm dứt hợp đồng không cần báo trước

Còn theo Khoản 2 Điều 35 của Luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, không cần báo trước trong những trường hợp cụ thể sau:

  • Người lao động không được bố trí công việc phù hợp (công việc gây nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe,…) không đúng theo cam kết hợp đồng.
  • Người lao động không được trả lương đầy đủ, trả lương chậm (ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp đã cố gắng nhưng không thể thanh toán lương đúng hạn dưới 1 tháng).
  • Người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Người lao động bị quấy tình dục trong chính môi trường đang làm việc.
  • Lao động nữ thuộc diện phải nghỉ thai sản.
  • Người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu.
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không chính xác cho người lao động về điều kiện làm việc, chính sách lương thưởng và một số điều khoản khác khi ký kết hợp đồng.

cham-dut-hop-dong-lao-dong-truoc-thoi-han

NLĐ có thể chấm dứt hợp đồng không báo trước trong một số trường hợp

1.3. Trường hợp 3: Người lao động hủy bỏ thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động

Nếu cả 2 bên có thỏa thuận liên quan đến nội dung thử việc nhưng người lao động đã bị bỏ thỏa thuận này trong hợp đồng, người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng.

2. Các trường hợp công ty được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn

Dựa vào quy định trong Khoản 2-3 Điều 36 Luật Lao động năm 2019, phía doanh nghiệp hay người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo từng trường hợp cụ thể.

2.1. Chấm dứt hợp đồng báo trước

Theo quy định đề cập chi tiết trong Khoản 2 Điều 36 Luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động trong những trường hợp dưới đây.

  • Người lao động không hoàn thành công việc được giao một cách thường xuyên.
  • Người lao động gặp vấn đề về sức khỏe, tai nạn phải điều trị liên tục từ 6 đến 12 tháng. Trường hợp người lao động có khả năng bình thục thì quyết định chấm dứt hợp đồng có thể xem xét lại.
  • Doanh nghiệp sử dụng lao động gặp phải tình huống bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh, sản xuất bị thu hẹp do khó khăn chung của thị trường,… đã tìm tất cả cách khắc phục nhưng không thể duy trì số lượng lao động như bình thường.
  • Người lao động đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Nếu NLĐ đến tuổi nghỉ hưu, doanh nghiệp cần báo trước cho NLĐ về việc chấm dứt hợp đồng

Doanh nghiệp cần báo trước cho người lao động quyết định chấm dứt hợp đồng lao động trước 3 đến 45 ngày, tùy từng loại hợp đồng. Trong đó, hợp đồng không thời hạn là 45 ngày, hợp đồng thời hạn 12-36 tháng là 30 ngày, hợp đồng thời hạn dưới 12 tháng là 3 ngày.

2.2. Chấm dứt hợp đồng không cần báo trước

Chiếu theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong 2 trường hợp dưới đây:

  • Người lao động vắng mặt quá 15 ngày kể từ thời hạn tạm hoãn thực thi hợp đồng.
  • Người lao động nghỉ việc không phép, nghỉ với lý do không chính đáng từ 05 ngày làm việc trở lên.

3. Mức bồi thường khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn?

Điều 41 Luật Lao động năm 2019 quy định rất chi tiết về mức bồi thường khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với người lao động. Cụ thể:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, mức bồi thường tối thiểu mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn là 2 tháng lương theo hợp đồng đã ký kết.

FPT.eContract là phần mềm hợp đồng điện tử hàng đầu Việt Nam, đến từ Tập Đoàn FPT. Đây là giải pháp chuyên nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng, thúc đẩy chuyển đổi sang mô hình văn phòng không giấy tờ.

cham-dut-hop-dong-lao-dong-truoc-thoi-han

FPT.eContract – phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam

Phần mềm FPT.eContract đặc biệt phù hợp áp dụng khi doanh nghiệp cần ký kết số lượng lớn hợp đồng với lao động thời vụ. Hợp đồng khởi tạo từ phần mềm này đảm bảo giá trị pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho tất cả chủ thể.

Hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp 63 tỉnh thành tại Việt Nam đều đã ứng dụng FPT.eContract. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu triển khai FPT.eContract, bạn có thể tham khảo qua báo giá hợp đồng điện tử, xem xét và chọn ra gói phần mềm phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, FPT mới cho ra mắt FPT.eContract Lite, phiên bản phần mềm khởi tạo hợp đồng miễn phí. Để được tư vấn chi tiết, demo trực quan miễn phí, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

FPT.eContract vừa cập nhật chi tiết quy định về quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Hy vọng rằng kiến thức chia sẻ trên đây sẽ giúp ích bạn phần nào!

>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

TAGS

Tin liên quan

Hệ sinh thái điện tử FPT chất lượng Sao Khuê

Chùm sản phẩm thuộc Hệ sinh thái điện tử FPT eServices là Hợp đồng điện tử FPT.eContract, Ứng dụng trích xuất tự động hóa đơn đầu vào FPT Digital Accounting, Hóa đơn điện tử FPT.eInvoice và Chữ ký số FPT.CA đều vinh dự được trao giải thưởng Sao Khuê qua các năm 2021, 2019 và […]

Ký kết hợp đồng điện tử: Pháp lý rõ ràng, xác minh sau ký trong 3 giây

Quy định pháp lý và các nền tảng số hóa quy trình ký, chữ ký điện tử, cũng như công cụ xác minh tính hợp pháp của tài liệu điện tử tại Việt Nam đã hoàn thiện. Trong đó, FPT IS đang cung cấp hệ sinh thái các giải pháp ký kết toàn diện giúp […]

Hợp đồng vô hiệu hóa là gì? Một vài ví dụ cụ thể

Hợp đồng vô hiệu hóa dẫn tới hệ quả là mọi giao kết giữa các chủ thể tham gia đều không còn hiệu lực. Bởi khi đó, những văn bản thuộc hợp đồng này không hề có giá trị pháp lý. Vậy khi nào một văn bản hợp đồng bị xem là vô hiệu? FPT.eContract […]