Chữ ký số là gì? Phân biệt chữ ký số và chứng thư số

  • 10/07/2023
  • [post-views]

Chữ ký số là một phần quan trọng trong văn bản điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng. Khi sử dụng loại hình chữ ký này, phía tổ chức doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đều có thể tiết kiệm đáng kể thời gian xử lý văn bản hành chính cũng như đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch điện tử

Chữ ký số là gì?

Trước bối cảnh giao dịch online ứng dụng rộng rãi như hiện nay, chữ ký số lại ngày càng chứng minh vai trò quan trọng trong khâu xác thực, hỗ trợ xác định tính pháp lý.

Khái niệm

Tại Khoản 6, Điều 3, NĐ số 130/2018/NĐ-CP, ban hành năm 2018, chữ ký số được định nghĩa rất chi tiết. Cụ thể:

“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa.

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

chu-ky-so
Chữ ký số thường xuất hiện trong hợp đồng điện tử

Hiểu đơn giản thì loại chữ ký này tương tự như chữ ký tay trên văn bản giấy nhưng đã trải qua quá trình chuyển đổi thông điệp dữ liệu, được pháp luật công nhận pháp lý khi thực hiện các giao dịch điện tử. Tuy được biến đổi nhưng việc mỗi chữ ký đại diện cho một chủ thể không thay đổi tính chất. Có nghĩa bạn vẫn có thể xác định chính xác một chữ ký bất kỳ là do ai ký, có hợp lệ hay không.

Đặc điểm

  • Khả năng xác thực: Dựa vào chữ ký trên văn bản điện tử bất kỳ, người ta có thể xác định  người ký là ai, chữ ký đó hợp lệ hay không.
  • Bảo mật cao: Cấu tạo của mỗi chữ ký số bao gồm 2 lớp bảo mật. Chúng tương tự như mật khẩu đăng nhập và địa chỉ công khai của từng chữ ký. Như vậy, chỉ người đại diện cho chữ ký mới có quyền ký và quản lý chữ ký của chính mình.
  • Mỗi chữ ký chỉ đại diện cho một chủ thể: Mỗi chữ ký trong văn bản điện tử bất kỳ đều chỉ đại diện cho một chủ thể. Dựa vào đặc điểm này, phía cơ quan chịu trách nhiệm phân xử tranh chấp sẽ có đủ cơ sở để xác định tính hợp lệ của văn bản.
chu-ky-so-la-gi
Mỗi chữ ký chỉ đại diện cho một chủ thể duy nhất

Chữ ký số có giá trị pháp lý không?

Chữ ký số doanh nghiệp hay cá nhân đều có giá trị pháp lý nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định.

Quy định về tính pháp lý

NĐ số 130/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết về giá trị pháp lý của chữ ký số trong các văn bản điện tử. Cụ thể, theo Điều 8 của nghị định:

  • “Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
  • Trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức, thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng, nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
  • Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.”
chu-ky-so-doanh-nghiep
Chữ ký trên văn bản điện tử vẫn có giá trị pháp lý nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định

Như vậy, chữ ký số chỉ có giá trị pháp lý nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định trong Điều 9 của NĐ số 130/2018/NĐ-CP. Ngoài ra, chữ ký phải được đăng ký, xác nhận tại đơn vị đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký tại Việt Nam.

Điều kiện đảm bảo tính pháp lý của chữ ký số

Dựa theo Điều 9 của NĐ số 130/2018/NĐ-CP, một chữ ký số được xem là có giá trị pháp lý nếu hội tụ đầy đủ 3 điều kiện cơ bản sau:

  • Chữ ký hình thành trong khoảng thời gian chứng thư số còn hiệu lực. Đồng thời, chữ ký này có thể được xác thực bằng khóa công khai ứng với chứng thư số còn hiệu lực đó (mỗi khóa công khai lại ứng với một chứng thư số).
  • Chữ ký được tạo ra bằng cách ứng dụng khóa bí mật (mỗi chữ ký luôn có một khóa bí mật) và khóa công khai của chứng thư số tương ứng.
  • Trong lúc ký kết, chỉ chủ thể đại diện cho chữ ký số mới có quyền kiểm soát và biết chính xác khóa bí mật.

Điểm khác biệt giữa chữ ký số và chứng thư số

Chắc hẳn vẫn có không ít người nhầm lẫn giữa chữ ký số và chứng thư số. Mặc dù cùng ứng dụng trên môi trường số nhưng giữa chúng vẫn có điểm khác biệt nhất định, sau đây là bảng so sánh chi tiết:

Tiêu chí so sánhChữ ký sốChứng thư số
Cấu tạo chung Gồm khóa bí mật và khóa công khai (xây dựng theo mô hình mật mã đối xứng).Gồm khóa công khai và thông tin như tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, tên của thuê bao, số hiệu của chứng thư số, thời hạn có hiệu lực của chứng thư số,..
Bản chất
  • Có giá trị tương tự như chữ ký cá nhân hoặc con dấu đại diện cho tổ chức.
  • Có vai trò  cam kết, xác nhận quyền và nghĩa vụ trên văn bản điện tử.
  • Có giá trị như CCCD hoặc CMND trên các nền tảng số.
  • Hỗ trợ xác minh danh tính của người đại diện cho chữ ký số.
Ứng dụng
  • Đại diện cho chữ ký viết tay trên văn bản điện tử.
  • Hỗ trợ xác thực giao kết trong văn bản điện tử.
  • Xác thực danh tính của người sử dụng chữ ký số.
  • Xác minh giao dịch online, kê khai thuế và một số thủ tục qua mạng khác.
Mối quan hệ giữa chữ ký số và chứng thực số
  • Để tạo chữ ký số, doanh nghiệp trước tiên phải tạo chứng thư số
  • Sau khi được tạo chứng thư số, doanh nghiệp sẽ được nhà cung cấp chứng thư số tạo chữ ký số
  • Chữ ký số phải được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khóa công khai.
  • Dùng xác nhận người ký: trong đó chứng thư số là cơ sở để đối tác có thể xác nhận việc ký số có đúng hay không thì chữ ký số đóng vai trò xác nhận thông tin văn bản.

So sánh điểm khác biệt giữa chữ ký số và chứng thư số 

Thực tế hiện nay, việc ứng dụng các giải pháp số đang ngày càng trở nên phổ biến trong việc quản trị và vận hành doanh nghiệp. Bên cạnh chữ ký số thì hợp đồng điện tử cũng không ngoại lệ. FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong và dẫn đầu thị trường được phát triển bởi tập đoàn FPT. Với giải pháp này, doanh nghiệp có thể số hóa quy trình ký kết hợp đồng, hướng đến xây dựng mô hình văn phòng không giấy tờ, giúp tiết kiệm 70% chi phí bàn giấy và 80% thời gian.

chu-ky-so-de-lam-gi
FPT.eContract – giải pháp hợp đồng điện tử cho mọi doanh nghiệp

Giải pháp hợp đồng điện tử của FPT được cấp nhiều chứng chỉ bảo mật cấp cao, có giá trị pháp lý như hợp đồng soạn thảo trên giấy. FPT.eContract là giải pháp phù hợp cho những doanh nghiệp cần ký kết số lượng lớn hợp đồng trong thời gian ngắn.

Nếu có nhu cầu ứng dụng giải pháp hợp đồng điện tử này, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, cân nhắc lựa chọn gói đăng ký phù hợp với doanh nghiệp. Đặc biệt, phiên bản FPT.eContract Lite – 0 đồng, 0 giới hạn thời gian, 0 hạn chế số lượng sẽ chính thức ra mắt trong tháng 5/2023. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, khi khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

TAGS

Tin liên quan

6 Đặc điểm của hợp đồng điện tử, ưu điểm và hạn chế

Đặc điểm của hợp đồng điện tử thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong quá trình tham gia vào dạng hợp đồng này, bạn cần nắm rõ các tính chất cơ bản như định dạng lưu trữ, số lượng chủ thể giao kết và quản lý. Góc chia sẻ sau đây, FPT.eContract sẽ tiến hành […]

Hợp đồng bảo hiểm là gì và tính chất của hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là gì? Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, về cơ bản, là thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm (khách hàng) và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi […]

Nhựa Bình Minh sử dụng Hợp đồng điện tử FPT.eContract

Vừa qua, Nhựa Bình Minh (BMP) đã tiếp tục tin tưởng lựa chọn FPT IS với dịch vụ hợp đồng điện tử FPT. eContract và chữ ký số FPT CA. Sau hơn 4 tháng hoạt động sản xuất ngừng trệ vì đại dịch, BMP đã bắt tay vào nghiên cứu và có những bước chuyển […]