Tìm hiểu quy định về điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng

  • 27/07/2023
  • [post-views]

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, đôi khi có thể xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho một hoặc hai bên vi phạm hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định rõ các điều khoản bất khả kháng thì rất dễ xảy ra tranh chấp. Vậy điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng là gì? Được quy định như thế nào? Cùng FPT.eContract làm rõ ngay sau đây.

Điều khoản bất khả kháng là gì?

Để hiểu điều khoản bất khả kháng là gì trước tiên cần hiểu rõ khái niệm sự kiện bất khả kháng. Bộ Luật Dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm về sự kiện bất khả kháng trong Khoản 1 Điều 156 như sau:

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

dieu-khoan-bat-kha-khang-trong-hop-dong
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện khách quan không thể lường trước được

Khi ký kết hợp đồng, các bên chủ thể đã thống nhất rõ nghĩa vụ, quyền lợi mỗi bên. Tuy nhiên khi thực hiện có thể xảy ra sự kiện bất khả kháng một cách khách quan, bất ngờ mà các chủ thể không lường trước được. Hậu quả của sự kiện không thể khắc phục dù áp dụng mọi biện pháp. Không chỉ người vi phạm hợp đồng mà bất cứ người nào khác trong trong hoàn cảnh đó đều không thể khắc phục được.

Như vậy, điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể về việc miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời gian thực hợp đồng khi một bên vi phạm do xảy ra sự kiện bất khả kháng theo quy định. Điều khoản cũng quy định trách nhiệm thông báo của bên vi phạm hợp đồng đến bên kia để đảm bảo lợi ích của cả hai bên.

Trường hợp nào được coi là sự kiện bất khả kháng và được miễn trách nhiệm hợp đồng?

Các trường hợp dưới đây được pháp luật quy định là trường hợp bất khả kháng và bên vi phạm được miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng.

Sự kiện xảy ra một cách khách quan

Đây là sự kiện bất khả kháng xảy ra không theo ý chí chủ quan của các bên. Bên vi phạm hợp đồng không cố ý để xảy ra sự kiện này. Như vậy bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trừ trách nhiệm.

Sự kiện xảy ra không thể lường trước được

Hiểu một cách đơn giản thì đây là sự kiện xảy ra nằm ngoài dự đoán của các chủ thể ngay tại thời điểm ký hợp đồng. Sự kiện này có tính bất thường và không ai có thể lường trước được chúng sẽ xảy ra làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Trường hợp này bên vi phạm hợp đồng cũng được miễn trách nhiệm hợp đồng

Sự kiện xảy ra không thể thay đổi được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết

Bộ Luật dân sự 2015 đã quy định rõ sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra và để lại hậu quả mà bên vi phạm mặc dù đã cố gắng hết khả năng và áp dụng mọi biện pháp cần thiết vẫn không khắc phục được.

dieu-khoan-bat-kha-khang
Sự kiện bất khả kháng xảy ra không thể khắc phục được

Sự kiện xảy ra là nguyên nhân trực tiếp khiến bên ảnh hưởng vi phạm hợp đồng

Đây là sự kiện tác động trực tiếp và là nguyên nhân ngăn cản bên vi phạm hợp đồng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp bất khả kháng này, bên vi phạm cũng được miễn trừ trách nhiệm.

Một số sự kiện bất khả kháng thường được soạn thảo trong hợp đồng

Khi soạn thảo hợp đồng, các bên cần có sự thỏa thuận chi tiết về các sự kiện bất khả kháng và nghĩa vụ của mỗi bên khi xảy ra các sự kiện này. Một số sự kiện bất khả kháng, các bên cần chú ý như:

  • Các sự kiện do thiên nhiên gây nên như: động đất, sóng thần, bão lụt, cháy rừng,…
  • Các sự kiện mang tính chất xã hội như: Chiến tranh, cấm vận, đảo chính, sự thay đổi về chính sách của nhà nước.
  • Các sự kiện xảy ra do nguyên nhân khác mà bên các bên tự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng như: mất điện, lỗi mạng,…

Hệ quả khi xảy ra sự kiện bất khả kháng

Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng dù không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ hợp đồng.

Ngoài ra, nếu hợp đồng bị chậm trễ thì bên vi phạm cũng được kéo dài thời gian thực hiện. Tuy nhiên bên vi phạm hợp đồng cần có thông báo bằng văn bản cho bên kia biết về trường hợp bất khả kháng.

dieu-khoan-bat-kha-khang-trong-hop-dong
Bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bất khả kháng

Các phương pháp cơ bản để thiết lập điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng

Khi soạn thảo điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng, các bên có thể thiết lập điều khoản theo các phương pháp dưới đây:

  • Phương pháp định nghĩa: Đây là cách giúp các chủ thể đưa ra định nghĩa về sự kiện bất kháng một cách toàn diện, khái quát. Từ đó không bỏ sót sự kiện nào mang tính trừu tượng hoặc dễ phát sinh tranh chấp.
  • Phương pháp liệt kê: Các bên sẽ thỏa thuận và liệt kê tất cả các sự kiện bất khả kháng cho phép bên vi phạm được miễn trừ trách nhiệm.
  • Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này vừa định nghĩa vừa liệt kê các sự kiện được coi là bất khả kháng. Đây là phương pháp toàn diện được áp dụng phổ biến trong các hợp đồng.

Kết giao hợp đồng điện tử để hạn chế tranh chấp khi xảy ra sự kiện bất khả kháng

Ký kết hợp đồng bằng phương thức truyền thống như trên giấy tờ chứa nhiều yếu tố rủi ro khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Hợp đồng bằng giấy có thể bị cháy, thất lạc, mối mọt,… Bởi vậy, kết giao hợp đồng điện tử với những ưu điểm nổi bật như linh hoạt, tiện lợi, tiết kiệm, đảm bảo an toàn dữ liệu….đang trở thành giải pháp hàng đầu để xây dựng doanh nghiệp số trong thời đại 4.0.

dieu-khoan-bat-kha-khang
Ký hợp đồng điện tử được nhiều đơn vị lựa chọn

Hợp đồng điện tử với các điều khoản bất khả kháng được quy định đầy đủ, chi tiết, lưu trữ an toàn, dễ dàng truy cập là căn cứ pháp lý quan trọng giúp các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp khi cần thiết. FPT.eContract là đơn vị cung cấp giải pháp hợp đồng điện đầu tiên và dẫn đầu thị trường. Từ tháng 5/2023, các doanh nghiệp có thể trải nghiệm FPT.eContract Lite với phí 0đ, không giới hạn số lượng và thời gian. Hoặc có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử của FPT để lựa chọn gói ký kết hợp đồng phù hợp.

TAGS

Tin liên quan

Hóa đơn điện tử là gì? Cập nhật các quy định mới nhất 2023

Từ tháng 7/2022, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam đều phải chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử. Trong phần tổng hợp kiến thức pháp luật ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ giải thích rõ Hóa đơn điện tử là gì, và cập nhật một […]

Chữ ký số và những điều cần biết

Chữ ký số có hình dạng như một chiếc USB, còn được gọi với cái tên khác là USB Token. Thông tin về chủ sở hữu sẽ được mã hóa bên trong USB.

Thanh lý hợp đồng là gì? Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Trong quá trình thực hiện giao kết dân sự, cá nhân và doanh nghiệp đôi khi cần thanh lý hợp đồng, có những quy định hoặc nguyên tắc nào khi thanh lý cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi giữa hai bên. Bài viết được tổng hợp, phân tích trong Pháp Lệnh Hợp đồng […]