Giới thiệu về hợp đồng bảo hiểm điện tử

  • 21/06/2022
  • [post-views]

Trong Cẩm nang chuyển đổi số 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông (Việt Nam) cho biết: “Chuyển đổi số là câu chuyện chung của tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt ngành, nghề. […] Doanh nghiệp công nghệ số chỉ là một phần nhỏ, là những người tạo ra công nghệ số hoặc tư vấn ứng dụng công nghệ số. Những doanh nghiệp khác dùng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số mới là phần lớn và là phần quan trọng nhất”[1]. Nhận định trên là rất xác đáng. Ứng dụng công nghệ số để đổi mới hoạt động, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh là cơ hội mà nhiều doanh nghiệp cần nắm bắt để tồn tại và phát triển, dù là trong bất kỳ ngành, nghề nào. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cũng không thể nằm ngoài xu thế chuyển đổi số, đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát và đặt ra các phép thử nghiêm khắc cho cách vận hành truyền thống của doanh nghiệp. Hơn nữa, với các tiến bộ về công nghệ hiện nay, doanh nghiệp bảo hiểm còn có thể vận dụng để giải quyết một số vấn đề còn tồn tại một cách hiệu quả.

Hợp đồng bảo hiểm điện tử là gì? Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm. Theo Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 có quy định về khái niệm hợp đồng điện tử: Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Vậy, từ hai khái niệm trên có thể hiểu, hợp đồng bảo hiểm điện tử là hợp đồng thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm và được thể hiện ở dạng thông điệp dữ liệu.

Số hóa việc mua bảo hiểm của bạn và cải thiện trải nghiệm của khách hàng của bạn Tự động hóa và giảm thiểu rủi ro pháp lý Số hóa quy trình làm việc nội bộ giúp giảm chi phí vận hành và tăng năng suất của nhân viên. Ngoài ra, bạn giảm rủi ro không có chữ ký trong các điều kiện của chính sách, tránh việc khách hàng sử dụng giấy tờ. Đơn giản hóa việc ký kết các chính sách và dịch vụ tài chính cho khách hàng của bạn Giúp chủ hợp đồng của bạn ký hợp đồng bảo hiểm và bất kỳ tài liệu nào khác liên quan đến dịch vụ của bạn dễ dàng hơn. Với FPT.eContract, khách hàng của bạn không bắt buộc phải có chứng chỉ kỹ thuật số hoặc đăng ký trên nền tảng của chúng tôi để ký. Tính hợp pháp và bảo vệ dữ liệu tối đa Phạm vi pháp lý rộng hơn nếu có bất đồng và giảm nguy cơ những người bên ngoài công ty của bạn truy cập vào dữ liệu cá nhân. Chúng ta đã biết rằng thông tin được số hóa an toàn hơn các tài liệu được lưu trữ trên giấy.

Bộ hợp đồng bảo hiểm điện tử có đủ các chứng từ sau: Danh mục bộ hợp đồng bảo hiểm: mục lục tự động chuyển đến trang có chứng từ cần xem. Giấy chứng nhận bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm. Chứng từ giao dịch bảo hiểm khác (Nếu có). Quy tắc và Điều khoản sản phẩm bảo hiểm: Khách hàng click vào từng mục sản phẩm để xem điều khoản tương ứng được Bộ Tài Chính phê duyệt. Với mỗi công ty bảo hiểm sẽ có yêu cầu về điều kiện lưu trữ khác nhau.

Theo phương thức cung cấp thông tin truyền thống trong bảo hiểm nhân thọ, để làm căn cứ thẩm định, ký kết hợp đồng bảo hiểm, khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp với đại lý bảo hiểm và cung cấp bản giấy hồ sơ nhân thân có chứng thực hoặc xác nhận của chính quyền địa phương, hồ sơ khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định (thông thường đại lý bảo hiểm sẽ trực tiếp đi cùng để hỗ trợ khách hàng trong quá trình khám sức khỏe).

Điều 34 Luật Giao dịch điện tử quy định: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.” Tại Điều 14 Luật này cũng quy định: “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận tính pháp lý chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.” Như vậy, pháp luật đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử và được sử dụng làm chứng cứ trong trường hợp một trong hai bên không thực hiện đúng theo giao kết trong hợp đồng hoặc vi phạm điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng điện tử phải đảm bảo các nội dung sau: – Nội dung của hợp đồng điện tử được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được soạn thảo lần đầu tiên dưới dạng thông điệp hoàn chỉnh. Nghĩa là thông điệp đó trong hợp đồng điện tử chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu. – Nội dung của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết nghĩa là thông điệp dữ liệu có thể mở được, đọc được, xem được bằng phương pháp mã hoá hợp pháp đảm bảo độ tin cậy mà các bên thỏa thuận với nhau.

Chữ ký điện tử cho các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ qua FPT.eContract Xác thực mạnh mẽ các bên ký kết Hưởng lợi từ nhiều hệ thống xác thực an toàn đảm bảo danh tính của các bên ký kết của bạn Bảo mật và giữ kín Bảo vệ các thỏa thuận của bạn thông qua các sàn giao dịch được mã hóa và các máy chủ an toàn Tích hợp trong các công cụ của bạn Dễ dàng tích hợp các giải pháp chữ ký vào các công cụ nội bộ của bạn và tự động hóa các quy trình của bạn Giao thức đồng ý Củng cố bằng chứng thỏa thuận bằng cách thêm các ô được đánh dấu và các văn bản sẽ được các bên ký kết sao chép

Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hợp đồng điện tử FPT:
Số điện thoại: 1900.636.191
Email: fpt.econtract@fpt.com.vn
Website: econtract.fpt.com.vn/

TAGS

Tin liên quan

4 cơ sở xác định tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử là một tiện ích rất hữu hiệu trong thời đại ngày nay với sự trợ lực từ công nghệ. Các bên ký không cần gặp nhau trao đổi hay chuyển phát mới có thể ký hợp đồng, mà chỉ cần đơn giản là ký số […]

Hợp đồng điện tử: Ưu và nhược điểm

Hợp đồng Điện tử là gì?  Có phải là một dạng thỏa thuận được tạo và ‘ký kết’ dưới dạng điện tử hay không? Hợp đồng điện tử không cần sử dụng tới giấy tờ. Một ví dụ cụ thể là bản hợp đồng bạn soạn trên máy tính để gửi tới đối tác kinh […]

Sự khác biệt giữa Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống

STT Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống 1 Căn cứ pháp lý Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005. Bộ luật Dân sự mới nhất 2015 2 Phương thức giao dịch – Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng […]