Hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất

  • 20/08/2023
  • [post-views]

Trong quá trình sử dụng và cung cấp dịch vụ, việc làm hợp đồng dịch vụ là một trong những bước có tính chất bắt buộc. Tuy vậy, có lẽ không nhiều người biết chính xác hợp đồng dịch vụ là gì. Trong bài chia sẻ kiến thức ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình hợp đồng này.

1. Hợp đồng dịch vụ là gì?

Trong bộ Bộ luật Dân sự 2015 có đề cập chi tiết về hợp đồng dịch vụ. Cụ thể theo Điều 513 và Điều 514, “hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

hop-dong-dich-vu-la-gi

Hợp đồng dịch vụ là gì?

2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ

Sau đây là 3 đặc điểm cơ bản của các loại hợp đồng dịch vụ đang được triển khai, ứng dụng trong thực tế:

  • Trách nhiệm ràng buộc giữa các bên: Bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm về mặt pháp lý, bàn giao chính xác nội dung công việc cho bên sử dụng dịch vụ.
  • Mang tính chất của hợp đồng có đền bù: Bên sử dụng dịch vụ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên cung cấp dịch vụ (khi nội dung công việc bàn giao theo đúng thỏa thuận). Thời điểm và cách thức thanh toán cần ghi rõ trong hợp đồng.
  • Mang tính chất hợp đồng song vụ: Bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết, hoàn thành công việc đã thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ. Ở phía ngược lại, bên sử dụng dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận bàn giao công việc, thanh toán đầy đủ cho bên cung cấp dịch vụ.
hop-dong-dich-vu-la-gi

Hợp đồng dịch vụ mang bản chất của hợp đồng có đền bù và song vụ

3. Quyền lợi và trách nhiệm của từng bên tham gia hợp đồng dịch vụ

Cả bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều phải thực hiện trách nhiệm đã cam kết nếu muốn hưởng đầy đủ quyền lợi.

3.1. Quyền lợi

Quyền lợi của bên cung cấp dịch vụ

  • Có quyền yêu cầu, đề xuất bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, phương tiện cần thiết phục vụ công việc được giao.
  • Có quyền điều chỉnh thay đổi một số điều kiện dịch vụ nhằm đảm bảo lợi ích cho bên sử dụng dịch vụ. Việc thay đổi này không nhất thiết phải tham vấn ý kiến của bên sử dụng dịch vụ (nếu nhận thấy việc chờ lấy ý kiến có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên sử dụng dịch vụ).
  • Có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ thanh toán đúng thời hạn theo cam kết hợp đồng.

Quyền lợi của bên sử dụng dịch vụ

  • Có quyền yêu cầu, đốc thúc bên cung cấp dịch vụ triển khai công việc theo đúng kế hoạch cam kết.
  • Nếu bên cung cấp dịch vụ vi phạm điều khoản ghi trong hợp đồng, bên sử dụng dịch vụ có thể yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường.

3.2. Trách nhiệm

Trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ

  • Thực hiện đúng nội dung công việc đã ký với bên sử dụng dịch vụ.
  • Không chuyển giao công việc cần thực hiện cho bên thứ 3 nếu chưa bàn bạc, trao đổi và chưa được sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
  • Sau khi hoàn tất nội dung công việc, bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bàn giao đầy đủ phương tiện, tài liệu cho bên sử dụng dịch vụ.
  • Nếu nhận thấy phương tiện, tài liệu bàn giao thiếu sót, bên cung cấp dịch vụ cần báo cáo lại ngay với bên sử dụng dịch vụ.
  • Tuyệt đối không tiết lộ thông tin hợp đồng, tài liệu phục vụ nội dung công việc cho bất kỳ bên thứ 3 nào nếu chưa được sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
  • Trường hợp không hoàn thành đúng nội dung công việc, để lộ thông tin tài liệu, làm hư hại phương tiện, bên cung cấp dịch vụ phải bồi thường cho bên sử dụng dịch vụ.

Trách nhiệm của bên sử dụng dịch vụ

  • Cung cấp đầy đủ tài liệu thông tin, phương tiện cần thiết cho bên cung cấp dịch vụ.
  • Thanh toán đúng thời hạn theo cam kết đã ký với bên cung cấp dịch vụ.
hop-dong-dich-vu-la-gi

Bên sử dụng dịch vụ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên cung cấp dịch vụ  

4. Điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại

Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng nếu xem xét kỹ về mặt bản chất thì hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại vẫn có điểm khác biệt nhất định. Sau đây là bảng so sánh chi tiết.

Nội dung so sánhHợp đồng dịch vụHợp đồng thương mại
Chủ thể hợp đồngCá nhân hoặc tổ chức (không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân)Một trong các chủ thể phải có tư cách pháp nhân
Căn cứ pháp lýDựa theo quy định của Luật Dân sự 2015Dựa theo quy định của Luật Dân sự 2015 và Luật Thương Mại
Mục đích của hợp đồngCung cấp dịch vụTạo lợi nhuận cho các bên tham gia
Cơ quan đứng ra phân xử tranh chấpCơ quan tòa ánCơ quan tòa án và cơ quan tài phán
Điều khoản phạt vi phạm hợp đồngCác bên tham gia tự thỏa thuậnTheo quy định của Luật Thương Mại (không quá 8% giá trị hợp đồng)

Bảng so sánh điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại

5. Một số mẫu hợp đồng dịch vụ

Nếu chưa quen soạn thảo hợp đồng dịch vụ, bạn nên tham khảo các mẫu hợp đồng có sẵn. Sau đó sửa đổi điều khoản theo yêu cầu thực tế của hai bên.

Sau phần giải thích chi tiết trên đây, bạn chắc hẳn phần nào hiểu rõ hợp đồng dịch vụ là gì. FPT.eContract – phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong của tập đoàn FPT. Giải pháp phần mềm này đang triển khai tại hơn 2.000 doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ của FPT.eContract, doanh nghiệp có thể số hóa quy trình ký kết hợp đồng, tiết kiệm hơn 70% chi phí và 80% thời gian.

hop-dong-dich-vu-la-gi

FPT.eContract – giải pháp cho mọi doanh nghiệp

Nếu cần triển khai ứng dụng FPT.eContract, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, xem xét lựa chọn gói phần mềm phù hợp. Đặc biệt trong tháng 5/2023 vừa qua, phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite đã được FPT chính thức giới thiệu. Với phiên bản này, khách hàng có thể tạo hợp đồng nhanh gọn, không bị giới hạn số lượng và thời gian. Nếu cần tư vấn thêm hoặc nhận demo miễn phí, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

TAGS

Tin liên quan

Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống, điều gì tạo nên sự khác biệt?

Trong bối cảnh hợp đồng điện tử xuất hiện và đang dần thay thế hợp đồng truyền thống trong nhiều giao dịch vì sự tiện lợi và tối ưu của mình. Nhiều khách hàng quan tâm đến hợp đồng điện tử đặt ra câu hỏi rằng điểm khác biệt giữa hợp đồng điện tử  hợp […]

Những điều luật về hợp đồng lao động điện tử

Hợp đồng lao động điện tử là gì? Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 giải thích hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của […]

Điểm nổi bật của giải pháp eKYC ứng dụng trong ngành ngân hàng, tài chính

Tại Việt Nam, từ ngày 5/3/20121 tất cả ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến để mở tài khoản online cho khách hàng. Từ tháng 7/2020 đã có nhiều ngân hàng triển khai giải pháp eKYC. Các ngân hàng đã triển khai eKYC cho biết, hoạt động kinh doanh […]