Hợp đồng hoán đổi là gì? Phân loại chi tiết

  • 06/07/2023
  • [post-views]

Nếu từng tham gia giao dịch tài chính phái sinh, bạn chắc hẳn đã ít nhiều tiếp xúc với hợp đồng hoán đổi. Thế nhưng nếu so với những văn bản giao kết thông thường, giao kết hoán đổi vẫn còn khá mới mẻ. Trong bài dưới đây, FPT.eContract sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình hợp đồng đặc biệt này.

Hợp đồng hoán đổi là gì?

Theo Điều 385 trong bộ Luật Dân sự ban hành năm 2015, hợp đồng được định nghĩa cụ thể như sau:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

hop-dong-hoan-doi
                                                      Hợp đồng hoán đổi là gì?

Còn về hợp đồng hoán đổi (Swap Contract), đây là dạng hợp đồng giao kết giữa hai chủ thể (hai bên đối tác), tương tự như công cụ tài chính phái sinh. Theo cam kết hợp đồng, hai bên đối tác cần đồng ý thực hiện thanh khoản vào thời điểm cụ thể được ấn định (thanh toán định kỳ).

Tất cả bên tham gia giao kết thường trao đổi dòng tiền theo hình thức hoán đổi. Có nghĩa là trao đổi dòng tiền này để thu về một dòng tiền khác. Quá trình trao đổi này dựa trên sự thống nhất của tất cả bên tham gia theo nguyên tắc tự do, bình đẳng.

Phân loại hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng giao kết hoán đổi có thể được phân loại thành 4 nhóm cơ bản. Bao gồm hợp đồng hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi tín dụng và hoán đổi chứng khoán vốn.

Hợp đồng hoán đổi tiền tệ

Đây là loại hình hợp đồng mà hai chủ thể tham gia vào giao kết tiến hành trao đổi các khoản gốc và lãi của một đồng tiền này với khoản gốc và lãi của đồng tiền khác.

Ví dụ: Một công ty Việt Nam cần đồng USD và một công ty ở Mỹ cần đồng VND. Hai công ty này có thể thực hiện hợp đồng hoán đổi tiền tệ bằng cách thỏa thuận một mức lãi suất, số tiền đồng ý trao đổi và ngày đáo hạn. Thời gian đáo hạn thường tối thiểu là 10 năm.

hop-dong-hoan-doi-la-gi
                                 Hoán đổi tiền tệ thường đi đôi cùng hoán đổi lãi suất

Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Loại hình hợp đồng này còn được gọi là hợp đồng hoán đổi lãi suất thả nổi – cố định. Trong đó, một bên đồng ý trả một luồng tiền bằng mức lãi suất cố định được định trước trên một mức vốn danh nghĩa trong một số năm. Để đổi lại, bên đối tác sẽ trả mức lãi suất thả nổi trên cùng mức vốn danh nghĩa cho cùng thời kỳ.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất được áp dụng trong quản lý tài sản, nợ cố định hoặc nợ thả nổi. Sự chênh lệch từ biến động lãi suất có thể giúp chủ thể của loại hình hợp đồng này tạo ra lợi nhuận.

hop-dong-hoan-doi

Ví dụ:

hop-dong-hoan-doi-la-gi

Hợp đồng hoán đổi tín dụng

Hợp đồng giao kết hoán đổi tín dụng luôn có sự tham gia của chủ thể mua thanh toán tiền tệ định kỳ cho chủ thể bán. Trường hợp công cụ tài chính này không còn khả năng thanh khoản, cả hai chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường theo cam kết trong hợp đồng.

Hợp đồng hoán đổi chứng khoán vốn

Trong loại hình hợp đồng này, hai dòng tiền sẽ được hoán đổi theo thỏa thuận của hai chủ thể của hợp đồng vào thời điểm cụ thể trong tương lai.

Ở loại hình hợp chứng khoán vốn, hai dòng tiền thường được quy định cụ thể như sau:

  • Một dòng tiền gắn với lãi suất thả nổi (bên thả nổi).
  • Một dòng tiền còn lại gắn với cổ phiếu hoặc gắn với một chỉ số thị trường (bên thả nổi hoặc bên chỉ số thị trường).

Phần lớn hợp đồng chứng khoán vốn hiện nay đều có một vế lãi suất thả nổi với cổ phiếu. Ngoài ra cũng có một vài hợp đồng gồm cả hai vế gắn với cổ phiếu.

Đặc điểm nhận biết hợp đồng giao kết hoán đổi

Tính linh hoạt cao, chủ yếu được giao dịch trên thị trường phi tập trung, cần sự hỗ trợ của bên trung gian, có tính bù trừ là 4 đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng giao kết hoán đổi.

Tính linh hoạt cao

Hầu hết các loại hình hợp đồng giao kết hoán đổi đều rất linh hoạt. Vì chúng chủ yếu được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Tất bên tham gia không cần gặp mặt trực tiếp nhưng vẫn có thể ký kết từ xa, phù hợp với xu hướng giao kết hiện đại.

Cần sự hỗ trợ của bên trung gian

Để phục vụ nhu cầu khởi tạo và ký kết, hợp đồng giao kết hoán đổi cần có sự tham gia của một số tổ chức trung gian. Chẳng hạn như ngân hàng, các tổ chức tạo lập thị trường, tổ chức kinh doanh hợp đồng,.. Những tổ chức này đóng vai trò như bên trung gian liên kết khách hàng sử dụng sản phẩm cuối cùng.

hop-dong-hoan-doi-la-gi
                           Ngân hàng có thể giữ vai trò trung gian trong giao kết hoán đổi

Chủ thể của hợp đồng hoán đổi sẽ thu lợi nhuận từ mức chênh lệch của giá mua và giá bán dòng tiền. Nhờ có sự tham gia của bên trung gian, chủ thể giao kết hợp đồng không cần tốn thời gian gặp mặt trực tiếp để ký kết. Mặt khác, một số chi phí liên quan đến đánh giá tín dụng sẽ giảm xuống khá nhiều.

Chủ yếu được giao dịch trên thị trường phi tập trung

Hiện nay, hợp đồng giao kết hoán đổi chủ yếu được áp dụng giao dịch trên thị trường phi tập trung. Chủ thể của hợp đồng thường là các doanh nghiệp, công ty tài chính.

Triển khai theo nguyên tắc bù trừ

Hợp đồng giao kết hoán đổi được triển khai thực hiện theo nguyên tắc bù trừ. Theo đó, thông qua cơ chế cắt giảm khối lượng dòng tiền thanh toán giữa hai chủ thể tham gia vào hợp đồng, rủi ro tín dụng có thể giảm đáng kể.

Các câu hỏi thường gặp về hợp đồng hoán đổi

Mục đích hợp đồng giao kết hoán đổi kết là gì?

Trả lời: Mục đích ra đời của hợp đồng giao kết hoán đổi là hạn chế rủi ro tài chính, bảo vệ quyền lợi cho chủ thể tham gia trong trường hợp xuất hiện biến động tỷ giá, lãi suất,..

Hợp đồng giao kết hoán đổi chủ yếu được áp dụng trên thị trường nào?

Trả lời: Hợp đồng giao kết hoán đổi chủ yếu được áp dụng trên thị trường OTC (thị trường phi tập trung).

Hợp đồng giao kết hoán đổi ký kết từ xa được không?

Trả lời: Hợp đồng giao kết hoán đổi có thể ký kết từ xa, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tham gia.

FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử của tiên phong hỗ trợ đắc lực quá trình số hóa quy trình ký kết hợp đồng, giúp doanh nghiệp tiến đến mô hình hoạt động không giấy tờ. Từ đó tiết kiệm 70% chi phí in ấn, lưu trữ tài liệu; tiết kiệm 80% thời gian cho các bên tham gia ký kết.

hop-dong-hoan-doi
                               Danh sách một số đối tác khách hàng của FPT.eContract

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đang tin tưởng sử dụng FPT.eContract như ngân hàng số Timo, ngân hàng VietBank, công ty sữa Việt Nam Vinamilk,… Vậy nếu có nhu cầu áp dụng giải pháp FPT.eContract, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và được demo miễn phí.

TAGS

Tin liên quan

Ký kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử như thế nào?

Ký kết hợp đồng điện tử là phương thức ngày càng trở nên thông dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về phương thức ký kết hợp đồng, tài liệu điện tử, FPT.eContract tổng hợp lại những thông tin cần biết: 1. Định nghĩa về hợp đồng điện tử […]

Hợp đồng 3 bên là gì? Nội dung và nguyên tắc ký kết

Hợp đồng 3 bên cần có sự tham gia ký kết của 3 chủ thể. Loại hình văn bản này khá quen thuộc trong đời sống. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ hợp đồng 3 bên là gì. Chính vì thế trong phần chia sẻ ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ giúp […]

FPT ‘tung’ giải pháp giúp doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử từ xa 24/7

(VNF) – Tin từ FPT cho biết tập đoàn này vừa chính thức ra mắt FPT.eContract – giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử từ xa 24/7 đầu tiên trên thị trường. Đây là giải pháp nhắm hướng tới xây dựng doanh nghiệp không giấy tờ, tối ưu vận hành, tiết […]