Hợp đồng vô hiệu là gì? Cách xử lý hợp đồng vô hiệu

  • 21/08/2023
  • [post-views]

Trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự, bạn có thể đã từng nghe tới thuật ngữ hợp đồng vô hiệu. Vậy cần hiểu chính xác hợp đồng vô hiệu là gì? Trong bài tổng hợp kiến thức pháp luật ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ phân tích chi tiết về tính vô hiệu của hợp đồng dân sự.

1. Hợp đồng vô hiệu là gì?

Muốn định nghĩa một cách chuẩn xác hợp đồng vô hiệu là gì, bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 122 và Điều 407 Luật Dân Sự 2015. Cụ thể:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Bên cạnh đó tại Điều 407 Bộ luật dân sự có quy định.” Theo Điều 122.

“Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.” Theo Điều 407.

hop-dong-vo-hieu-la-gi

Hợp đồng vô hiệu là gì?

Từ hai quy định trên, bạn có thể hiểu hợp đồng vô hiệu là hợp đồng có các điều khoản không tuân thủ quy định pháp luật. Từ đó dẫn đến hệ quả hợp đồng không có giá trị pháp lý. Như vậy, quyền lợi và trách nhiệm của từng bên tham gia hợp đồng sẽ không phát sinh.

 2. Khi nào thì một hợp đồng được xác định là vô hiệu?

Một hợp đồng giao dịch dân sự được xác định là vô hiệu nếu xuất hiện một trong những điều kiện dưới đây:

  • Chủ thể tham gia hợp đồng không có khả năng thực hiện hành vi dân sự.
  • Chủ thể bị ép buộc ký kết, giao kết không dựa trên tinh thần tự nguyện.
  • Điều khoản hợp đồng không đúng quy định pháp luật, vi phạm điều cấm, không phù hợp chuẩn mực xã hội.
  • Thể thức hợp đồng không đúng quy định.

hop-dong-vo-hieu-la-gi

Hợp đồng có điều khoản vi phạm luật đều bị xem là vô hiệu

Từ phân tích trên, bạn có lẽ đã biết chính xác hợp đồng vô hiệu khi nào. Nói chung, hợp đồng bị vô hiệu không chỉ xét ở khía cạnh điều khoản trong hợp đồng mà còn có thể áp dụng khi chủ thể tham gia không trong tình trạng tỉnh táo, bị ép buộc, hợp đồng cũng bị xem là vô hiệu.

3. Phân loại hợp đồng vô hiệu

Dựa vào tính chất vi phạm, các trường hợp hợp đồng vô hiệu thường phân ra thành 3 loại.

3.1. Nội dung, mục đích hợp đồng vi phạm điều cấm

Với lại hợp đồng này, trong nội dung thường xuất hiện điều khoản vi phạm luật cấm, mục đích hợp đồng không đúng quy định pháp luật.

Chẳng hạn: Bên A vay 500 triệu của bên B với lãi suất 150% / năm, cả hai bên đều làm hợp đồng. Tuy nhiên, mức lãi suất 150% / năm cao hơn quy định cho vay của ngân hàng nhà nước. Như vậy, điều khoản về lãi suất không đúng luật, hợp đồng này sẽ bị xem như vô hiệu.

3.2. Hình thức hợp đồng không đúng quy định

Cả Luật Đầu Tư 2005 và Luật Dân Sự bổ sung năm 2015 đều quy định thể thức là một trong những điều kiện cơ bản để xác định hiệu lực hợp đồng. Nếu thể hiện theo thể thức không đúng quy định, hợp đồng sẽ bị xem là vô hiệu.

3.3. Chủ thể hợp đồng không có khả năng thực hiện hành vi dân sự, bị ép buộc

Nếu chủ thể hợp đồng không có khả năng thực hiện hành vi dân sự, bị ép buộc, hợp đồng đó lập tức bị xem là vô hiệu. Cụ thể quy định:

  • Khi giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Theo Điều 125, Luật Dân Sự 2015.
  • Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Theo Điều 128, Luật Dân Sự 2015.

hop-dong-vo-hieu-la-gi

Hợp đồng ký kết bởi chủ thể không có khả năng thực hiện hành vi dân sự bị xem là vô hiệu 

4. Hướng xử lý hợp đồng vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là mọi quyền lợi, nghĩa vụ đều không thể phát sinh ngay cả khi các bên ký kết đầy đủ. Theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có 3 hướng xử lý chính đối với hợp đồng vô hiệu.

4.1. Khôi phục lại hiện trạng ban đầu

Một khi hợp đồng chính thức bị xem là vô hiệu, tình trạng ban đầu giữa các bên cần được khôi phục. Theo đó, tất cả bên liên quan cần hoàn trả lại những gì đã nhận của nhau.

Trường hợp tài sản đã nhận bị hư hại, bên nhận tài sản cần đền bù cho bên sở hữu tài sản trước đó theo đúng giá trị ban đầu. Trường hợp giá trị tài sản đó tăng lên, bên nhận lại tài sản cần thanh toán giá trị tương ứng cho bên nắm giữ tài sản trước đó theo đúng quy định.

4.2. Bên có lỗi có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại ở đây không bao gồm bồi thường về mặt tinh thần mà chỉ xét trên giá trị tài sản. Bên bị thiệt hại có quyền nhận bồi thường theo đúng quy định pháp luật từ bên gây thiệt hại.

4.3. Bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba nếu hợp đồng bị vô hiệu

Nếu hợp đồng có sự tham gia vào bên thứ ba thì quyền lợi của bên thứ ba vẫn được bảo vệ ngay cả khi hợp đồng bị vô hiệu. Cụ thể:

  • “Đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ những trường hợp được quy định tại Điều 167 Bộ luật dân sự năm 2015.
  • Còn trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba sẽ bị coi là vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa theo quy định của pháp luật hiện hành. “

Thực tế, hợp đồng có thể bị vô hiệu trong nhiều trường hợp. Với chia sẻ chi tiết trên đây, mong rằng bạn đã biết chính xác hợp đồng vô hiệu là gì và hướng xử lý cơ bản!

Phần mềm FPT.eContract được phát triển bởi Tập đoàn FPT. Đây là giải pháp hợp đồng điện tử tiên tiến hỗ trợ số hóa các bước ký kết hợp đồng, tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, pháp lý.

hop-dong-vo-hieu-la-gi

Lợi ích khi ứng dụng phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract 

FPT.eContract hỗ trợ doanh nghiệp ký kết số lượng lớn hợp đồng, dễ dàng triển khai trên quy mô lớn. Phần mềm này hiện được ứng dụng tại hàng loạt doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như ngân hàng quốc tế VIB, hãng hàng không Vietjet Air, sàn thương mại điện tử Tiki,.. Nếu có nhu cầu triển khai FPT.eContract, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, xem xét và lựa chọn gói phần mềm thích hợp.

Mới đây, FPT vừa cho ra mắt phiên bản FPT.eContract miễn phí, tích hợp các tính năng hiện đại, không giới hạn số lượng và thời gian. Nếu có nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu thêm thông tin về phiên bản đặc biệt này, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

TAGS

Tin liên quan

Giới thiệu giải pháp hợp đồng bất động sản điện tử

Hợp đồng bất động sản là gì?  Hợp đồng bất động sản là một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý giữa người mua bất động sản và người bán. Giống như các loại hợp đồng mua bán khác, nó quy định rằng sẽ có một sự trao đổi quyền sở hữu đối với […]

Với FPT.eContract, doanh nghiệp tự tin duy trì hoạt động và tăng tốc cạnh tranh

Hai câu chuyện thực tế ứng dụng ký kết điện tử từ Ford Việt Nam và COFICO đã được chia sẻ tại hội thảo trực tuyến “Ký kết điện tử vượt giãn cách – chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh” vừa diễn ra do FPT IS tổ chức. Qua đó, doanh nghiệp có […]

Giải pháp eKYC là gì? Ứng dụng eKYC trong thực tiễn

Công nghệ định danh eKYC hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực, đặc biệt là ngành tài chính – ngân hàng để ký kết hợp đồng và định danh khách hàng. Vậy eKYC là gì, và ứng dụng eKYC như thế nào trong thực tiễn? Hãy cùng tìm hiểu những vấn […]