Ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì và thủ tục đáo hạn bảo hiểm
- 27/07/2023
- [post-views]
Trong hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) thường có ghi thời gian đáo hạn. Thời gian này được thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua. Vậy ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì? Thủ tục đáo hạn bảo hiểm như thế nào và cách tính tiền đáo hạn HĐBH ra sao? Tất cả câu hỏi này sẽ được FPT.eContract giải đáp sau đây.
Ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì?
Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 không đưa ra khái niệm đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản: ngày cuối cùng của thời hạn HĐBH được tính là ngày đáo hạn hợp đồng. Thời gian đáo hạn HĐBH lâu hay nhanh phụ thuộc vào từng gói bảo hiểm, có thể là 10, 20 năm hoặc trọn đời.
Sau ngày đáo hạn, bên mua sẽ ngừng việc đóng phí bảo hiểm. Hợp đồng không còn hiệu lực bảo vệ người được bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chấm dứt mọi quyền lợi bảo vệ của bên mua, đồng thời hoàn trả tất cả tiền gốc cho bên mua.
Thông thường trước ngày đáo hạn hợp đồng, đơn vị bảo hiểm sẽ có thông báo cho bên mua về ngày đáo hạn. Đồng thời, thông báo về việc gia hạn HĐBH mới. Người tham gia bảo hiểm có thể chấm dứt hợp đồng để thu hồi lại tiền đóng bảo hiểm, hoặc có thể tiếp tục làm hợp đồng mới. Nếu bên mua không yêu cầu rút lại tiền thì hợp đồng sẽ tự động gia hạn và phát huy hiệu lực theo điều khoản đã được ghi trong hợp đồng.
- Ngày đáo hạn HĐBH sẽ được báo trước cho người mua.
Thời hạn hợp đồng bảo hiểm là gì?
Như vậy bạn đã biết ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì? Vậy thời hạn hợp đồng bảo hiểm là gì?
Thời hạn HĐBH chính là khoảng thời gian HĐBH có hiệu lực. Thông thường, một hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn từ một năm đến nhiều năm, tùy từng gói hợp đồng mà doanh nghiệp cung cấp.
Trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực, bên mua cần đóng phí bảo hiểm định kỳ hoặc đóng 1 lần theo thỏa thuận. Nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời gian này, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho bên mua khoản tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Chính vì thế, người tham gia bảo hiểm cần nắm kỹ thời hạn và ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì, khả năng tài chính có phù hợp để duy trì trong suốt thời hạn hợp đồng hay không. Đồng thời phải nắm kỹ các điều khoản cũng như độ tin cậy của HĐBH.
- Thời hạn HĐBH phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người mua
Thủ tục đáo hạn hợp đồng bảo hiểm
Đến ngày đáo hạn HĐBH, người được bảo hiểm có thể liên hệ với đơn vị bảo hiểm để được chi trả quyền lợi. Ngoài ra, người được bảo hiểm cần chuẩn bị một số giấy tờ, đồng thời phải nắm được các quy trình làm thủ tục đáo hạn.
Chuẩn bị giấy tờ
Các chuẩn giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục đáo hạn HĐBH bao gồm:
- Chứng minh nhân dân hoặc CCCD.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Một số giấy tờ khác liên quan: Giấy ủy quyền nếu người được hưởng bảo hiểm không trực tiếp đến làm thủ tục đáo hạn,…
Quy trình thực hiện đáo hạn hợp đồng bảo hiểm
Quy trình làm đáo hạn HĐBH sẽ bao gồm các bước như sau:
- Bước 1: Kiểm tra thời hạn và ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì. Nếu đã đến ngày cuối cùng của thời hạn, người tham gia bảo hiểm có thể liên hệ với đơn vị bảo hiểm để yêu cầu thanh toán HĐBH.
- Bước 2: Điền đầy đủ và chính xác thông tin vào giấy yêu cầu đáo hạn HĐBH.
- Bước 3: Doanh nghiệp bảo hiểm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và tiến hành tất toán HĐBH cho bên mua.
- Bước 4: Doanh nghiệp chi trả đầy đủ các quyền lợi đáo hạn cho bên mua.
- Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ khi làm thủ tục đáo hạn HĐBH
Cách tính tiền đáo hạn hợp đồng bảo hiểm
Số tiền người tham gia bảo hiểm nhận được khi hết hạn HĐBH nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố và dựa trên quy định của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều tính tiền đáo hạn theo giá trị tại thời điểm ký hợp đồng, đảm bảo sự cân bằng trách nhiệm giữa người mua bảo hiểm và đơn vị kinh doanh bảo hiểm.
Khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, khách hàng sẽ được nhân viên hướng dẫn cụ thể cách tính tiền khi đáo hạn HĐBH căn cứ vào bảng minh họa. Khách hàng tạm tính được số tiền sẽ nhận được khi thời hạn hợp đồng chấm dứt. Tùy theo gói bảo hiểm, số tiền khách hàng nhận được sẽ khác nhau. Số tiền này gọi là giá trị hoàn lại và được tính theo công thức sau:
Giá trị hoàn lại = (Số tiền bảo hiểm từ quyền lợi đảm bảo + Bảo tức tích lũy + Lãi chia cuối hợp đồng + Lãi tích lũy) – Các khoản nợ (nếu có)
Trường hợp bên tham gia bảo hiểm hủy hợp đồng trước hạn thì số tiền nhận được sẽ phải trừ đi chi phí hủy HĐ trước hạn.
- Nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng về cách tính tiền đáo hạn HĐBH
Một số hình thức thanh toán tiền đáo hạn hợp đồng bảo hiểm
Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng nhiều hình thức thanh toán tiền đáo hạn HĐBH, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng. Một số hình thức thanh toán phổ biến bao gồm:
- Nhận tiền qua tài khoản ngân hàng.
- Nhận tiền ở bưu điện.
- Nhận tiền trực tiếp tại văn phòng của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Chuyển tiền sang làm HĐBH mới.
Khi đến nhận tiền thanh toán đáo hạn, khách hàng cần mang theo giấy tờ tùy thân. Thời gian nhận tiền là 2 ngày. Khi nhận tiền, khách hàng cần ký xác nhận vào phiếu thanh toán.
Lời kết
Đến đây chắc chắn bạn đã trả lời được câu hỏi ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm là gì. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang ký kết hợp đồng điện tử. Vì thế việc kiểm tra thông tin về thời hạn và ngày đáo hạn HĐBH cũng nhanh chóng, tiện lợi và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. FPT.eContract chính là giải pháp hàng đầu tại Việt Nam giúp doanh nghiệp triển khai hợp đồng bảo hiểm điện tử. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, Quý khách có thể liên hệ với FPT.eContract để được tư vấn và báo giá hợp đồng điện tử.
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023