Quy định mới nhất về hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 15/09/2023
  • [post-views]

Hợp đồng nhượng quyền thương mại ngày càng trở nên quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền. Vậy cần hiểu một cách chính xác hợp đồng nhượng quyền là gì? Nội dung cơ bản trong văn bản giao kết này phải đầy đủ những thông tin nào? Bạn hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu hơn về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu nhé!

1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Hợp đồng nhượng quyền thương mại đơn giản là giao kết thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền khai thác thương mại nhãn hiệu, thương hiệu nào đó.

hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong đó, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền tự triển khai kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nhãn hiệu thuộc sở hữu của bên nhượng quyền.

2. Nội dung cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Tương tự như phần lớn hợp đồng giao dịch thương mại khác, hợp đồng nhượng quyền phải đầy đủ nội dung liên quan đến các bên.

  • Thông tin bên nhượng quyền: Chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, mã số thuế, tên người đại diện pháp nhân và chức vụ cụ thể.
  • Thông tin bên nhận quyền: Họ tên hoặc tên người đại diện pháp nhân, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, mã số CMND/CCCD.
  • Phần giải thích thuật ngữ chuyên ngành: Cần giải nghĩa chi tiết từng thuật ngữ liên quan đến nhãn hiệu nhượng quyền.
  • Đối tượng của hợp đồng: Chính là thương hiệu hay nhãn hiệu nhượng quyền cho bên nhận quyền.
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên: Phần nội dung này phải thật chi tiết, theo thỏa thuận giữa các bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tuân thủ pháp luật.
  • Một số nội dung khác: Thời gian và địa điểm khởi tạo hợp đồng, giá trị hợp đồng, thời gian và phương thức thanh toán, điều khoản phạt vi phạm.

hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai

Thông tin về chủ đề hợp đồng phải đầy đủ 

3. Quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia hợp đồng

Luật Thương Mại năm 2005 có quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia vào hợp đồng nhượng quyền.

3.1. Quyền lợi

Theo Điều 286 Luật Thương Mại năm 2005, quyền lợi của bên nhượng quyền và bên nhận quyền được quy định rất rõ.

Quyền lợi của bên nhượng quyền

Nếu cả 2 bên không có thỏa thuận khác, bên nhượng quyền thương mại sẽ hưởng những quyền lợi cơ bản sau:

  • Nhận đầy đủ tiền nhượng quyền theo cam kết hợp đồng.
  • Có thể triển khai quảng cáo cho hệ thống đại lý nhận quyền thương mại.
  • Được phép kiểm tra định kỳ, giám sát hoạt động của bên nhận quyền nhằm duy trì sự thống nhất về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ hàng hóa.

Quyền lợi của bên nhận quyền

Về phía bên nhận quyền thương mại, quyền lợi sẽ dựa theo căn cứ tại Điều 228 Luật Thương Mại năm 2005.

  • Yêu cầu bên nhượng quyền thương mại cung cấp đầy đủ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để triển khai hoạt động kinh doanh.
  • Hưởng quyền bình đẳng như tất cả các bên nhận quyền khác trong cùng hệ thống đại lý nhận quyền.

3.2. Nghĩa vụ

Song song với quyền lợi là nghĩa vụ mà cả hai bên phải tuân thủ khi ký kết hợp đồng nhượng quyền.

Nghĩa vụ của bên nhượng quyền

Căn cứ theo quy định tại Điều 287 Luật Thương mại 2005, bên nhượng quyền thương mại cần thực thi đầy đủ nghĩa vụ sau đây.

  • Cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn liên quan đến sản phẩm, dịch vụ nhượng quyền cho đối tác nhận quyền.
  • Hỗ trợ đào tạo trong giai đoạn đầu và cập nhật kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền trong suốt thời gian hợp đồng còn hiệu lực.
  • Hỗ trợ khâu thiết kế, lựa chọn địa điểm đặt đại lý nhượng quyền phù hợp cho bên nhận quyền.
  • Thực hiện hỗ trợ bình đẳng cho tất cả đối tác nhận quyền thương mại trong cùng hệ thống.

hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai

Bên nhượng quyền phải cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn cho bên nhận quyền

Nghĩa vụ của bên nhận quyền

Theo quy định tại Điều 289 Luật Thương mại 2005, bên nhận quyền thương mại cần thực thi các nghĩa vụ sau đây.

  • Thanh toán đầy đủ tiền cho bên nhượng quyền thương mại theo cam kết.
  • Tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực cần thiết phục vụ hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của bên nhượng quyền.
  • Đồng ý để bên nhượng quyền giám sát hoạt động, tuân thủ yêu cầu về thiết kế và địa điểm.
  • Giữ bí mật công thức kinh doanh được bên nhượng quyền cung cấp. Kể cả khi hợp đồng chấm dứt, bên nhận quyền vẫn phải giữ bí mật công thức.
  • Khi chấm dứt hợp đồng, bên nhận quyền không được tiếp tục sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng quyền vào mục đích kinh doanh.
  • Duy trì hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với các đại lý trong cùng hệ thống nhượng quyền.
  • Tuyệt đối không nhượng quyền khai thác thương hiệu cho bên thứ 3 nếu chưa được bên nhượng quyền cho phép.

4. Quy định về thời hạn và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Sau đây là phần cập nhật về thời hạn và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại.

4.1. Thời hạn hợp đồng

Thời hạn của hợp đồng nhượng quyền được quy định cụ thể trong Điều 13 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Tất cả các bên tham gia sẽ thỏa thuận về thời hạn của đồng nhượng quyền.
  • Hợp đồng nhượng quyền có thể kết thúc trước thời hạn (trường trường hợp theo quy định trong Điều 16 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).

hop-dong-nhuong-quyen-thuong-mai

Hợp đồng nhượng quyền thường bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hai bên ký kết

4.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

Thông thường, hợp đồng nhượng quyền chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm các bên chính thức ký kết. Nếu hợp đồng có điều khoản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thời hạn hợp đồng sẽ phụ thuộc vào quy định của cơ quan chuyên về quản lý quyền sở hữu trí tuệ.

5. Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Dưới đây là mẫu hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bạn có thể tham khảo:

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại kèm link download

FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam, ứng dụng tại hơn 2.000 doanh nghiệp. Phần mềm này được xem như chìa khóa cho phép doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng, giúp tiết kiệm hơn 80% thời gian, 70% chi phí.

Phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite vừa được FPT cho ra mắt vào tháng 5/2023. Bên cạnh đó, FPT vẫn triển khai nhiều gói phần mềm nâng cao, tích hợp chức năng hiện đại. Nếu có nhu cầu ứng dụng, bạn có thể tham khảo phần báo giá hợp đồng điện tử.

Hy vọng chia sẻ chia tiết trong bài viết này có thể giúp bạn cập nhật thêm thông tin về hợp đồng nhượng quyền thương mại! Nếu có nhu cầu và thắc mắc nào khác, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

TAGS

Tin liên quan

[Góc giải đáp] Chủ thể của hợp đồng lao động là ai?

Chủ thể của hợp đồng lao động là đối tượng tham gia trực tiếp vào giao kết trong hợp đồng. Mỗi chủ thể lại phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ kèm theo quyền lợi. Bộ Luật Lao Động năm 2019 đã đề cập chi tiết các quy định liên quan đến hợp đồng lao […]

Lợi ích của việc sử dụng chứng thư số

Chứng thư số có tác dụng như một hộ chiếu thông minh, cung cấp thông tin nhận dạng và chống giả mạo, trao đổi thông tin một cách an toàn.

Tổng hợp mẫu hợp đồng nguyên tắc song ngữ mới nhất

Hợp đồng nguyên tắc mang tính chất định hướng ban đầu. Chủ thể tham gia ở đây có thể đến từ một hoặc nhiều quốc gia. Trong đó, hợp đồng nguyên tắc song ngữ thường có sự tham gia của những chủ thể đến từ hai quốc gia khác nhau. Chính bởi vậy, cách thức […]