Thanh lý hợp đồng là gì? Nguyên tắc thanh lý hợp đồng
- 06/07/2023
- [post-views]
Trong quá trình thực hiện giao kết dân sự, cá nhân và doanh nghiệp đôi khi cần thanh lý hợp đồng, có những quy định hoặc nguyên tắc nào khi thanh lý cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi giữa hai bên. Bài viết được tổng hợp, phân tích trong Pháp Lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.
Thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng là thuật ngữ dùng để chỉ văn bản xác nhận việc hoàn thành hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia giao kết dân sự. Thông thường sau khi hoàn tất nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng, các chủ thể cần tiến hành ký kết xác nhận chấm dứt hợp đồng.
- Thanh lý hợp đồng có thể hiểu đơn giản là sự đồng thuận chấm dứt hợp đồng
Thực hiện chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định giúp tổ chức doanh nghiệp, cá nhân và cơ quan nhà nước tránh được nhiều tranh chấp nảy sinh không đáng có.
Nguyên tắc thanh lý hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
Điều 422 trong Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể về trường hợp áp dụng chấm dứt hợp đồng. Theo đó, việc chấm dứt một hợp đồng nào đó được áp dụng trong những trường hợp cụ thể dưới đây:
- Hợp đồng mà tất cả chủ thể tham gia đã hoàn thành nghĩa vụ cam kết.
- Chấm dứt hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận của chủ thể tham gia hợp đồng.
- Chấm dứt hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 420 Bộ Luật Dân sự.
- Hợp đồng có thể chấm dứt trong trường hợp một bên yêu cầu dừng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
- Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp chủ thể tham gia hợp đồng không còn (đã qua đời).
- Hợp đồng có thể thanh lý trong trường hợp các chủ thể đã hoàn thành nghĩa vụ
Quy trình và thủ tục thanh lý hợp đồng
Muốn thanh lý hay chấm dứt hợp đồng dân sự nào đó, bạn cần thực hiện theo đúng quy trình.
Thời điểm thực hiện
Về thời điểm thực hiện thanh lý hợp đồng, các chủ thể tham gia cần thỏa thuận, lựa chọn thời điểm phù hợp. Ngay cả khi chưa đến thời hạn hoàn thành nghĩa vụ, hợp đồng vẫn có thể được thanh lý nếu nhận được sự đồng thuận của tất cả chủ thể của hợp đồng.
Thể thức biên bản hợp đồng
Biên bản chấm dứt hợp đồng cần thể hiện theo đúng thể thức quy định. Trong biên bản này cần xác định chính xác tình trạng các chủ thể tham gia vào hợp đồng. Cụ thể như:
- Từng chủ thể đã hoàn thành nghĩa vụ nào.
- Từng chủ thể tham gia đã hưởng những quyền lợi gì từ bên thực hiện nghĩa vụ.
- Những nghĩa vụ chưa hoàn tất (nếu có).
- Biên bản chấm dứt hợp đồng cần trình bày theo đúng thể thức
Quy trình thủ tục
Việc thanh lý hợp đồng có thể thực hiện theo sự đồng thuận tất các bên hoặc yêu cầu đơn phương từ một bên.
Các bên đồng thuận chấm dứt hợp đồng
Trường hợp đã đồng thuận ý kiến, tất cả chủ thể tham gia sẽ thực hiện thủ tục cần thiết để chấm dứt hợp đồng. Nhìn chung, thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng không có gì phức tạp. Lúc này, các chủ thể của hợp đồng hoàn toàn đồng tình, không bị ép buộc mà tự nguyện đi đến quyết định thanh lý hợp đồng.
- Các bên đồng thuận chấm dứt hợp đồng
Biên bản thanh lý cần soạn thảo theo đúng thể thức văn bản quy định, đề cập chi tiết thỏa thuận chấm dứt giao kết hợp đồng. Ngay sau khi ký và biên bản thanh lý, tất cả chủ thể tham gia hợp đồng trước đó không còn bị ràng buộc với nhau, hợp đồng chính thức được thanh lý.
Một bên đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng
Trường hợp một trong các bên đơn phương yêu cầu thanh lý chấm dứt hợp đồng, việc chấm dứt hợp đồng cần thực hiện dựa theo thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng đã ký. Khi đó, bên đơn phương yêu cầu thanh lý hợp đồng thực hiện những công việc cụ thể sau:
- Thông báo yêu cầu chấm dứt cho tất cả chủ thể còn lại. Việc chấm dứt hợp đồng chỉ thực hiện sau 15 ngày kể từ thời điểm thông báo hoặc theo thỏa thuận các bên đã ký kết.
- Nếu hợp đồng bị thanh lý ngoài quy định thỏa thuận, bên đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng cần dựa vào quy định tại Điều 424 đến Điều 426 của Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Ngoài ra, mặc dù đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng nhưng bên đơn phương vẫn phải tuân thủ điều khoản ký kết trong hợp đồng. Trong đó:
- Trường hợp tất cả bên tham gia đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng cần dựa vào điều khoản thỏa thuận để gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên còn lại. Thông báo này cần gửi theo đúng thỏa thuận hoặc gửi trước một thời gian nhất định để bên còn lại có thời gian chuẩn bị.
- Trường hợp các bên tham gia không thỏa thuận trong hợp đồng, bên đơn phương yêu cầu chấm dứt hợp đồng vẫn phải gửi yêu cầu thanh lý cho tất cả bên còn lại. Tuy nhiên lúc này, hợp đồng chỉ chính thức được thanh lý nếu bên còn lại đồng ý.
FPT.eContract tiên phong, hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng. Giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 70% chi phí, 80% thời gian, triển khai mô hình văn phòng không giấy tờ.
Trong tháng 5/2023, phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite chính thức ra mắt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, cân nhắc lựa chọn giải pháp phù hợp.
Hiện nay, FPT.eContract vinh dự được đồng hành cùng 2000+ doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như: Vinamilk, Vietjet Air, Toyota Việt Nam, VietBank, 30Shine, VN Pay,.. Nếu có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về giải pháp hợp đồng điện tử của FPT, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.
>>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract
- Ký kết tài liệu xét duyệt thiết kế PCCC tiện lợi, đảm bảo pháp lý trên FPT.eContract
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Nghị định 13 về Bảo mật dữ liệu
- [CTKM] Miễn phí 100% dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho khách hàng FPT.eContract
- Hợp đồng điện tử là gì – Tính pháp lý & 5 điều cần lưu ý
- Webinar Ứng dụng hợp đồng điện tử đáp ứng Luật Giao dịch điện tử mới năm 2023