Tính pháp lý của Hợp đồng điện tử được quy định như thế nào?

Hợp đồng điện tử không thể hiện theo định dạng văn bản thông thường mà theo định dạng số. Chính bởi sự mới mẻ này mà tính pháp lý của hợp đồng điện tử luôn là mối quan tâm của không ít cá nhân, doanh nghiệp.

Vậy hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không? FPT.eContract sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này trong góc chia sẻ kiến thức sau đây.

Hợp đồng điện tử có tính pháp lý như hợp đồng truyền thống không?

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử không khác gì hợp đồng ở định dạng văn bản truyền thống.

Tính pháp lý của hợp đồng điện tử tương tự hợp đồng truyền thống

Theo Điều 14 của Luật Giao Dịch Điện Tử, tính pháp lý sẽ dựa trên mức độ tin cậy của hợp đồng. Cụ thể, cơ quan thẩm quyền cần xác định độ tin cậy dựa vào quá trình khởi tạo, lưu trữ, các bên tham gia vào hợp đồng.

Nói chung, mặc dù khác nhau về mặt thể hiện định dạng dữ liệu (dữ liệu số và dữ liệu văn bản) nhưng giá trị của hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống là giống nhau.

Như vậy, hợp đồng điện tử hội tụ đầy đủ điều kiện pháp lý, chúng luôn được pháp luật công nhận.

6 Điều kiện giúp hợp đồng điện tử đảm bảo tính pháp lý

Muốn xác định tính pháp lý của hợp đồng điện tử, người ta cần dựa vào 6 yếu tố cơ bản sau đây.

Không xuất hiện can thiệp chỉnh sửa

Một hợp đồng điện tử bất kỳ chỉ đảm bảo tính pháp lý khi không xuất hiện bất kỳ chỉnh sửa nào kể từ thời điểm các bên tham gia ký kết. Mặt khác, nếu xuất hiện chỉnh sửa thì toàn bộ lịch sử điều chỉnh đều phải lưu lại.

Kể từ thời điểm xác nhận giao kết, hợp đồng điện tử không được chỉnh sửa
Kể từ thời điểm xác nhận giao kết, hợp đồng điện tử không được chỉnh sửa

Sau quá trình điều chỉnh, các bên tham gia cần thống nhất bản hợp đồng cuối cùng. Kể từ thời điểm này, mọi chỉnh sửa đều làm mất đi giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử.

Có chữ ký số của tất cả bên liên quan

Trong mỗi hợp đồng điện tử luôn phải có đầy đủ chữ ký số của tất cả bên tham gia. Trường hợp thiếu bất kỳ chữ số của một bên nào thì hợp đồng đó lập tức bị vô hiệu lực, không còn giá trị pháp lý.

Đại diện chữ ký số theo đúng quy định

Chữ ký số của từng bên tham gia xuất hiện trong hợp đồng điện tử phải được cấp hoặc ủy quyền của cá nhân/cơ quan đủ thẩm quyền.

Chữ ký số của từng bên tham gia cần đảm bảo đúng luật
Chữ ký số của từng bên tham gia cần đảm bảo đúng luật

Khi xác định tính pháp lý của hợp đồng điện tử, phía cơ quan chức năng cần dựa vào thông tin chủ thể chữ ký số. Chính vì vậy, đại diện chữ ký số cần tuân thủ quy định.

Chứng từ số kèm theo của cơ quan thẩm quyền

Chứng từ số là cơ sở để xác định tính hợp pháp của chủ thể đại diện cho chữ ký số đề cập trong hợp đồng điện tử bất kỳ. Điều kiện bắt buộc là chứng từ này phải cấp bởi cơ quan đủ thẩm quyền.

Chi tiết cam kết của từng bên

Giao kết hay cam kết của từng bên đề cập trong hợp đồng điện tử cũng là yếu tố quyết định đến tính pháp lý của loại hợp đồng này.

  • Phương tiện cam kết: Chủ yếu là phương thức số dựa vào công nghệ, mạng internet.
  • Bên đưa ra cam kết: Mọi bên tham gia vào hợp đồng đều có quyền trao đổi, đồng thuận thay đổi điều khoản theo hướng bình đẳng, đúng luật.

Trách nhiệm của từng bên trong trường hợp rủi ro

Trong mỗi hợp đồng điện tử luôn phải đề cập rõ trách nhiệm của từng bên trong trường hợp xuất hiện rủi ro.

  • Vấn đề liên quan đến pháp lý: Các tham gia cần nắm rõ thông tin pháp lý, trách nhiệm cụ thể khi phát sinh rủi ro pháp lý.
  • Thông tin trong hợp đồng không đầy đủ: Dẫn đến hiểu nhầm, phát sinh rủi ro không mong muốn. Vì vậy, thông tin trong hợp đồng điện tử luôn phải cập nhật chi tiết.
  • Vấn đề kỹ thuật: Hợp đồng điện tử vẫn có nguy cơ bị lộ thông tin trong quá trình lưu trữ, quản lý bởi bên thứ 3. Do đó, mỗi bên tham gia cần thảo luận, thống nhất lựa chọn đơn vị quản lý hợp đồng uy tín.

Những lưu ý để sử dụng HDDT an toàn, hiệu quả

Sau đây là một vài lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ trong quá trình sử dụng hợp đồng điện tử.

  • Cập nhật quy định mới nhất: Mỗi bên tham gia cần cập nhật quy định mới nhất về tính pháp lý của hợp đồng điện tử, quy định liên quan đến đại diện chữ ký số, trách nhiệm của từng bên.
  • Đăng ký chữ ký số theo đúng quy định: Tất cả bên tham gia cần đăng ký, tạo chữ ký số theo quy định từng ngành nghề.
  • Tìm hiểu kỹ những bên tham gia hợp đồng: Cả bên soạn thảo và tham gia hợp đồng cần nắm bắt thông tin cụ thể của nhau, tiến hành trao đổi và đề xuất điều chỉnh bình đẳng.
  • Chọn đơn vị soạn thảo, lưu giữ uy tín: Bạn hãy chọn đơn vị hỗ trợ quản lý, soạn thảo, báo giá hợp đồng hợp điện tử đáng tin cậy. Nhằm tránh tình trạng thông tin trong hợp đồng bị rò rỉ.
Hợp đồng điện tử cần lưu trữ trên nền tảng bảo mật tốt
Hợp đồng điện tử cần lưu trữ trên nền tảng bảo mật tốt

Những câu hỏi thường gặp về hợp đồng điện tử

Cần làm gì nếu xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia?

Trả lời: Khi xuất hiện tranh chấp, tất cả bên tham gia nên tiến hành hòa giải thương lượng. Không thể thương lượng thì mới nhờ đến cơ quan tòa án phân xử.

Hợp đồng điện tử bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm nào?

Trả lời: Nếu như trong hợp đồng không đề cập gì thêm, thì mặc định hợp đồng điện tử chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm tất cả bên tham gia đồng ý với giao kết, xác nhận bằng chữ ký số.

Khi các bên không còn thỏa thuận và pháp luật không xuất hiện quy định khác, thì hợp đồng điện tử sẽ có hiệu lực vào ngay thời điểm ký kết. Thời điểm này thường là khoảng thời gian hai bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng. Bên đề nghị nhận được lời đáp chấp nhận hợp lệ từ bên được đề nghị.

Cần làm gì nếu muốn bảo mật thông tin trong hợp đồng điện tử?

Trả lời: Để bảo mật thông tin hợp đồng điện tử, bạn nên lựa chọn đơn vị hỗ trợ lưu trữ, quản lý uy tín. Mỗi hợp đồng chính thức luôn phải kèm theo file sao lưu khác.

Khi sử dụng Hợp đồng điện tử liệu có xảy ra tình trạng mất/thất lạc hợp đồng hay không?

Với trường hợp khách hàng sử dụng phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract, việc lưu trữ hoàn toàn được đảm bảo trên hệ thống Smart Cloud với cơ chế backup đầy đủ theo tần suất hàng ngày, đảm bảo không xảy ra việc thất lạc, mất dữ liệu hợp đồng.

FPT sở hữu trung tâm dữ liệu Data center ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, sao lưu back up dữ liệu liên tục. Data Center của FPT được xây dựng theo tiêu chuẩn Tier 3 Quốc tế, hoạt động theo tiêu chuẩn vận hành, quản lý chất lượng ITIL và ISO 9001:2015, tiêu chuẩn bảo mật thông tin ISO 27001:2013 và tiêu chuẩn quản trị năng lượng ISO 50001:2011.

FPT.eContract vừa giải đáp thắc mắc liên quan đến tính pháp lý của hợp đồng điện tử. FPT IS là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp đầu tiên và dẫn đầu thị trường về hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp Việt Nam, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

Hợp đồng điện tử E-contract là gì? Đặc điểm, lợi ích của hợp đồng điện tử

Hợp đồng Điện tử E-Contract là một thỏa thuận được tạo và ký kết dưới dạng điện tử, mà không cần sử dụng tới giấy tờ. Ví dụ như soạn một hợp đồng trên máy tính để gửi tới đối tác kinh doanh, đối tác sau đó sẽ email lại kèm chữ ký điện tử thể hiện đồng ý thỏa thuận. Hoặc hợp đồng điện tử cũng xuất hiện dưới dạng đính kèm khi người dùng tải một phần mềm: người dùng nhấp vào nút ‘Tôi đồng ý’ trong mục liệt kê các điều khoản, giấy phép phần mềm trước khi hoàn tất giao dịch. Ngoài ra, việc mua hàng trực tuyến cũng là một dạng hợp đồng điện tử. Tuy không có mục ký kết, nhưng người mua hàng đồng ý trả cho người bán một số tiền nhất định để đổi lấy một sản phẩm.

1. Đặc điểm của Hợp đồng điện tử

Thể hiện qua thông điệp dữ liệu điện tử

Hình thức trình bày là đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng điện tử. Trừ trường hợp các bên có trao đổi khác, đề nghị giao kết hợp đồng và đồng ý ký hợp đồng sẽ được thể hiện thông qua thông điệp dữ liệu điện tử.

Có ít nhất 3 bên tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng

Có ít nhất 3 bên tham gia vào quá trình ký kết hợp đồng. Ngoài hai phần chữ ký phổ biến như hợp đồng giấy là người bán và người mua, hợp đồng điện tử còn có bên thứ ba liên quan. Liên quan mật thiết đến hợp đồng điện tử là các nhà cung cấp dịch vụ mạng và tổ chức chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba không tham gia vào quá trình ký kết, mà chỉ tham gia với tư cách là một tổ chức hỗ trợ cung cấp môi trường đảm bảo tính hiệu lực và hợp pháp của việc thực hiện các hợp đồng điện tử.

Tính tức thời

Liên hệ trực tiếp giữa hai bên ký kết là không cần thiết, vì hợp đồng điện tử có dạng một thông điệp dữ liệu.  Hai bên có thể chủ động giao kết hợp đồng tại bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ địa điểm nào.

Phạm vi sử dụng

Hợp đồng giao dịch điện tử có thể áp dụng cho hầu hết các giao dịch hiện nay, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Cụ thể, theo Luật Giao dịch điện tử 2005, những giao dịch liên quan tới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và bất động sản, văn bản về thừa kế, Đăng ký kết hôn, Quyết định ly hôn, Khai sinh, Khai tử…thì không áp dụng giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, giao dịch điện tử cũng không áp dụng đối với một số giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Hiệu lực hợp đồng nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng đều tuân thủ theo quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, như được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015.

2. Vì sao nên sử dụng hợp đồng điện tử?

Tiết kiệm thời gian: Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp rút ngắn các quy trình ký kết. Doanh nghiệp sẽ không mất thời gian đi lại, đàm phán, chờ đợi so với hoá đơn truyền thống.
Tiết kiệm chi phí cho việc in ấn văn bản, hợp đồng, chi phí đi lại, lưu trữ hợp đồng.
Hiện đại hoá quá trình lưu trữ, quản lý hồ sơ, dữ liệu hợp đồng bởi tất cả các dữ liệu, nội dung đều được thể hiện bằng văn bản điện tử và lưu trữ trên hệ thống điện tử của doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực cạnh tranh: việc tìm kiếm đối tác và thực hiện việc ký kết hợp đồng nhanh chóng, thuận tiện trong môi trường phi biên giới là lợi thế không thể thiếu với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển.
Kết hợp với chữ ký số tạo nên môi trường giao dịch an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, đem lại niềm tin cho các bên thực hiện giao kết hợp đồng.
Trao đổi thông tin dễ dàng, thuận tiện trên môi trường internet ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, loại bỏ hoàn toàn những trở ngại về khoảng cách, không gian, thời gian.
Để được tư vấn chi tiết về hợp đồng điện tử FPT.eContract, vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System
Tư vấn sản phẩm
Tổng đài 24/7: 1900.636.191- ext 1
Miền Bắc: 0934.583.499; 0919.626.829
Miền Nam: 0934.453.466; 0932.991.468
Email: FPT.eContract@fpt.com.vn
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài 24/7: 1900.636.191 – ext 3
Email: customersupport@fpt.com.vn

Ký kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử như thế nào?

Ký kết hợp đồng điện tử là phương thức ngày càng trở nên thông dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về phương thức ký kết hợp đồng, tài liệu điện tử, FPT.eContract tổng hợp lại những thông tin cần biết:

1. Định nghĩa về hợp đồng điện tử

Về cơ bản, hợp đồng điện tử chỉ đơn giản là một phiên bản kỹ thuật số của hợp đồng thông thường. Tuy nhiên, không chỉ là một hợp đồng thông thường, mà phải là hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
Hợp đồng điện tử bao gồm: Sự đề nghị và chấp thuận; Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện; Năng lực pháp lý;Giao kết hợp pháp.
Các điều kiện này nhằm đảm bảo hai bên tham gia có đủ năng lực pháp lý để thực hiện, giao kết hợp đồng tự do và hợp pháp, và đủ độ tuổi giao kết. Ngoài ra, hợp đồng phải bao gồm một lời đề nghị và một phương thức có thể xác minh được để đạt được thỏa thuận hai bên. Một hợp đồng điện tử đáp ứng các tiêu chí này sẽ được coi là hợp lệ, và có thể được công nhận trước tòa án.

2. Đặc điểm của Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử với Hợp đồng giấy truyền thống được phân biệt bởi sự tồn tại vật chất – một trong những đặc điểm khác biệt quan trọng nhất.
Đối với Hợp đồng điện tử, các bên có thể không cần tiếp xúc trực tiếp hoặc ở cùng một nơi và có thể được định nghĩa: Bên A đưa ra lời đề nghị. Bên B có thể chấp nhận hoặc không với cùng một cách thức giao tiếp và ở cùng một địa điểm.
Hợp đồng điện tử trước đây thường được hiểu là  được sử dụng trong thương mại hoặc tiêu dùng, đó là lý do cho tên gọi “Thương mại điện tử”, nơi hầu hết các hợp đồng điện tử liên quan đến giao dịch mua bán. Tuy nhiên, hợp đồng hay tài liệu điện tử hiện này được sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống, nơi đâu cần giao kết, nơi đó có thể thực hiện việc ký kết điện tử, từ thương mại dịch vụ, đến bất động sản, y tế, bảo hiểm, nhân sự… Các loại tài hiệu hợp đồng có thể ứng dụng như Ủy quyền bán hàng; Xác nhận Đại lý; Công văn gửi khách hàng/cơ quan nhà nước, Giao nhận chứng nhận chất lượng, các chứng từ kế toán, hợp đồng vay tài chính, tạo tài khoản tín dụng

3. Lợi ích của Hợp đồng điện tử

Tính thuận tiện, nhanh chóng, minh bạch

Hợp đồng điện tử có thể được ký kết ở bất kì địa điểm và thời điểm nào mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Không vướng mắc bởi giám đốc, quản lý vắng mặt làm gián đoạn giao dịch của doanh nghiệp.
Hợp đồng điện tử có quy trình, thủ tục thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và minh bạch chỉ trong vài phút với các luồng ký tự động, có thể ký theo lô đảm bảo yêu cầu pháp lý và tính bảo mật, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và góp phần bảo vệ môi trường

Thuận tiện trong quản lý, lưu trữ, tra cứu, báo cáo

Hợp đồng giấy có thể gây tốn kém chi phí bởi việc quản lý, lưu trữ, gây mất thời gian với việc tra cứu, báo cáo, thì hợp đồng điện tử đã giải quyết được hầu hết toàn bộ các vấn đề trên. Với những tính năng hiện đại, hợp đồng có thể dễ dàng truy cập, theo dõi, tra cứu các hợp đồng đã ký, hợp đồng đang chờ hay hợp đồng trả lại nhờ vào chức năng lọc của hệ thống. Tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tất cả những ưu điểm trên đều dựa trên một mục đích cao nhất, đó là giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
Với hợp đồng điện tử, mọi thao tác của người dùng từ tạo lập, kiểm duyệt, ký kết, gửi và nhận hợp đồng được xác thực qua internet một cách nhanh chóng, không cần phải tốn kém chi phí thời gian cho việc in ấn, quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng hay di chuyển đến địa điểm để ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng.

4. Nhược điểm Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử vẫn có một vài nhược điểm đi kèm, có thể kể đến như:
Tính phi biên giới: Các bên có thể ký kết hợp đồng mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải ở cùng một địa điểm. Tuy nhiên, nếu xảy ra tranh chấp sẽ rất khó xác định địa điểm giao kết hợp đồng, nhất là đối với các giao dịch quốc tế. Giải pháp tốt nhất, là các bên cần có thêm thỏa thuận điều khoản trong hợp đồng xác định rõ vấn đề này, đảm bảo rủi ro được giải quyết bởi cơ quan tài phán hoặc có một cơ chế xử lý rõ ràng.
Tính vô hình phi vật chất : với đặc điểm này, khi có tranh chấp cũng khó chứng minh được đâu là bản gốc và chữ ký gốc. Giải pháp tốt nhất cũng là các bên cần có sự xác định rõ ràng về bên thứ 3 trong việc xác định chữ ký số, hoặc các điều kiện tương tự để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.
Ngoài ra, có thể xảy ra việc mất hoặc bị tiết lộ dữ liệu do hacker mạng tấn công. Đây cũng là một rủi ro cho các bên trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử.
Là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp đầu tiên và dẫn đầu thị trường về hợp đồng điện tử và kí số, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý. FPT.eContract là nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến hợp đồng điện tử hàng đầu dành cho cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

FPT.eContract  cùng doanh nghiệp kích hoạt trải nghiệm kinh doanh số và đảm bảo kinh doanh không gián đoạn trong mọi hoàn cảnh.
Để được tư vấn chi tiết về hợp đồng điện tử FPT.eContract, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System
Tư vấn sản phẩm
Tổng đài 24/7: 1900.636.191- ext 1
Miền Bắc: 0934.583.499; 0919.626.829
Miền Nam: 0934.453.466; 0932.991.468
Email: FPT.eContract@fpt.com.vn
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài 24/7: 1900.636.191 – ext 3
Email: customersupport@fpt.com.vn

FPT triển khai giải pháp hợp đồng điện tử cho Bộ Tài chính

(VNF) – Trong tháng 6, FPT và Trung tâm chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ kỹ thuật, Cục Tin học và thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) đã hoàn tất việc triển khai và chuẩn bị đưa vào ứng dụng giải pháp Hợp đồng điện tử FPT.eContract.

 

FPT triển khai giải pháp hợp đồng điện tử cho Bộ Tài chính
Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract.

Với sự hợp tác này, khoảng 5.000 hợp đồng giữa Trung tâm và các đơn vị hành chính trên toàn quốc sẽ được chuyển đổi hoàn toàn từ hợp đồng truyền thống sang hình thức hợp đồng điện tử, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, lưu trữ, chuyển phát hợp đồng…

Đặc thù nghiệp vụ của Trung tâm chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật là phải ký kết rất nhiều hợp đồng với các đơn vị hành chính trên toàn quốc. Quy trình ký kết truyền thống bao gồm các bước từ tạo hợp đồng, in ấn, trình ký, đóng dấu và gửi hợp đồng tốn kém không ít thời gian và nhân sự, chưa kể phát sinh thêm việc đôn đốc các đơn vị nhận hợp đồng, ký và gửi lại trung tâm để tiến hành lưu trữ.

Theo đại diện trung tâm, thông thường phải mất ít nhất một tuần cho quá trình này, chưa kể nhiều lần sai thông tin, nhầm lẫn, thất lạc hợp đồng,… dẫn đến việc phải lặp lại quy trình, tốn kém chi phí và thời gian không cần thiết.

Theo thỏa thuận, FPT triển khai giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract cho Trung tâm chuyển giao Cục Tin học Thống kê Tài chính – Bộ Tài chính với số lượng 5.000 hợp đồng. Hiện giải pháp đã được FPT hoàn thành việc triển khai, hướng dẫn và đang bước vào giai đoạn nghiệm thu để đưa vào ứng dụng.

Trước mắt, trung tâm chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật sẽ sử dụng hợp đồng điện tử FPT.eContract để ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng phần mềm Kế toán xã, phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp (IMAS).

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, lãnh đạo trung tâm cho biết việc ký hợp đồng tuy đơn giản nhưng lại rất tốn nguồn lực, nhất là khi phải ký liên tục hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hợp đồng. Ngoài ra, việc quản lý kho hợp đồng, lưu trữ, tổng hợp và tìm kiếm cũng là vấn đề không đơn giản.

“Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, chúng tôi kỳ vọng các đơn vị như FPT sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm công nghệ có tính đổi mới giúp thúc đẩy chuyển đổi số cho các tổ chức, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển nền kinh tế số”, ông Dũng nói.

Giải pháp này sẽ giúp trung tâm tinh gọn quy trình, giảm chi phí quản lý, lưu trữ hợp đồng. Ngoài ra, trung tâm sẽ tiết kiệm phần lớn chi phí cho việc chuyển phát hợp đồng, biên bản nghiệm thu, giấy tờ trung gian của dự án.

Nguồn: vietnamfinance

Link: https://vietnamfinance.vn/fpt-trien-khai-giai-phap-hop-dong-dien-tu-cho-bo-tai-chinh-20180504224241059.htm

Hợp đồng điện tử xác thực bởi Bộ Công Thương qua nền tảng ký FPT.eContract đã sẵn sàng

FPT IS kết nối thành công với trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam CeCA của Bộ Công Thương, cung cấp việc xác thực hợp đồng điện tử đến toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên cả nước.

Ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (thứ 6 từ trái sang) tham gia Lễ công bố Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam

Sáng ngày 16/6/2022, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Hội nghị Phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam triển khai Nghị định 85/2021/NĐ-CP và ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt nam. Là đơn vị tiên phong giải pháp ký kết và xác thực hợp đồng điện tử, FPT IS là một trong 6 đơn vị CeCA tham gia vào Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt nam.

Hợp đồng điện tử được bảo vệ và chứng thực với hành lang pháp lý hoàn thiện

Việc ra mắt Trục phát triển hợp đồng điện tử là một bước tiến lớn trong việc thúc đẩy thương mại điện tử và ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động giao thương, kinh doanh tại Việt Nam. Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân yêu cầu, việc phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam cần phải đáp ứng đủ các tiêu chí đóng vai trò xây dựng và phát triển thị trường ứng dụng thực tế của hợp đồng điện tử, từ đó giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả, giảm thiểu được việc lãng phí giấy tờ, tiết kiệm thời gian và tạo môi trường điều hành chuyên nghiệp. Đặc biệt là giúp kết nối các nền tảng công nghệ, các hạ tầng số tin cậy của Chính phủ đến các doanh nghiệp, tổ chức, người dùng thông qua các giao dịch thương mại.

Cùng Luật Giao dịch điện tử 2005, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, Nghị định số 85/2021/NĐ-CP, Thông tư số 01/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ Công Thương, trong năm 2022, người dân, doanh nghiệp sẽ có thể sử dụng hợp đồng điện tử với chứng thực của các Tổ chức cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Bộ Công Thương (CeCA). Cơ chế chứng thực bởi Bộ Công Thương qua các tổ chức CeCA nhằm hỗ trợ bên thứ 3 như ngân hàng, kiểm toán, cơ quan giải quyết tranh chấp, cơ quan thuế, các đơn vị liên quan khác; có thể kiểm tra, xác thực được giá trị như bản gốc của hợp đồng điện tử.

Cụ thể, mỗi giao dịch hợp đồng điện tử sẽ được truyền qua các CeCA đến Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam sẽ có gắn kèm với các quy chế về giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý các yếu tố phát sinh trong quá trình giao kết và thực thi hợp đồng. Điều này giúp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các bên thứ ba có một cơ quan trung gian đủ tin cậy để giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện giao kết, hợp đồng dưới dạng điện tử.

Quy trình ký kết và xác thực hợp đồng điện tử từ hệ thống FPT.eContract gửi thành công lên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam nhận được sự quan tâm của đông đảo các đại biểu tham dự

Hợp đồng điện tử xác thực bởi Bộ Công Thương qua nền tảng ký FPT.eContract đã sẵn sàng

FPT IS là một trong những đơn vị sát cánh cùng Bộ Công Thương trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn cũng như thử nghiệm, đấu nối luồng quy trình truyền nhận và xác thực hợp đồng điện tử. Chia sẻ tại sự kiện, ông Dương Dũng Triều, Chủ tịch công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT cho biết: “Cho đến nay, quy trình xác thực hợp đồng điện tử từ FPT.eContract và Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt nam CeCA đã hoàn thiện; hệ thống FPT.CeCA đã sẵn sàng cung cấp việc xác thực hợp đồng điện tử đến toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức và các nhân trên cả nước. FPT IS tự tin đồng hành cùng Cục Thương mại điện tử Bộ Công Thương cũng như các đơn vị CeCA tham gia vào Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt nam một cách toàn diện, đầy đủ hệ sinh thái công nghệ phục vụ việc ký kết với FPT Cloud, các dịch vụ ký số từ xa remote signing, eKYC,….”

Từ 2019, FPT IS tiên phong triển khai mô hình ký kết điện tử FPT.eContract tại Việt Nam ứng dụng cho tất cả các loại hợp đồng, tài liệu, văn bản với hơn 3000  tổ chức và cá nhân đã và đang thực hiện ký kết trên nền tảng. FPT IS có hệ thống liên kết chứng thực tài liệu điện tử với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (www.CeCA.gov.vn) gọi là FPT.CeCA, đã được ra mắt tại địa chỉ chungthucdientu.vn.

Nền tảng FPT.eContract cũng đã có sẵn chức năng lựa chọn hình thức xác thực với dấu xác thực của Bộ Công Thương, để truyền mã nội dung thông tin qua hệ thống xác thực tài liệu điện tử FPT.CeCA kiểm tra và truyền lên Trục CeCA. Các ngân hàng, tài chính và các tổ chức đã có hệ thống ký kết điện tử muốn xác thực tính pháp lý cho nội dung hợp đồng, có thể thông qua FPT.CeCA là truyền lên Bộ Công Thương để xác thực với dấu thời gian và chữ ký số của Bộ Công Thương.

Với kinh nghiệm và giải pháp toàn diện về ký kết điện tử, FPT IS sẵn sàng đồng hành cùng Bộ Công Thương, các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực hợp đồng điện tử, giúp doanh nghiệp, người dân hoàn toàn tin tưởng khi ứng dụng hợp đồng điện tử, yên tâm về  tính an toàn, bảo mật và pháp lý khi giao kết và vận hành kinh doanh từ xa.

Nguồn: diendandoanhnghiep

Link: https://diendandoanhnghiep.vn/hop-dong-dien-tu-xac-thuc-boi-bo-cong-thuong-qua-nen-tang-ky-fpt-econtract-da-san-sang-225355.html

FPT IS tổ chức thành công webinar trực tuyến “Ký kết điện tử vượt giãn cách – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh”

Vừa qua, Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) đã tổ chức Webinar trực tuyến “Ký kết điện tử vượt giãn cách – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh”.
Ảnh: FPT

Đây là hội thảo đầu tiên về hợp đồng điện tử với chia sẻ đa chiều từ đại diện cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn luật, nhà cung cấp giải pháp và các doanh nghiệp ứng dụng ký kết điện tử trong thực tiễn hoạt động, tháo gỡ các thắc mắc của cộng đồng doanh nghiệp với giải pháp ký kết điện tử.

Hội thảo thu hút sự tham dự của hơn 500 khách mời là các doanh nghiệp trên cả nước, bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với ký kết điện tử, bởi đây là nhu cầu bức thiết trong đại dịch COVID-19, đồng thời là xu hướng dịch chuyển tất yếu trong tương lai.

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt trong bối cảnh giãn cách vì đại dịch, các doanh nghiệp cần nhanh chóng giải bài toán duy trì ký kết các tài liệu với đối tác, cũng như tài liệu nội bộ.

Đây là lý do nhu cầu với giải pháp ký kết điện tử tăng vọt trong thời gian vừa qua. Theo ghi nhận của FPT, số lượng hợp đồng điện tử trên hệ thống FPT.eContract năm 2021 tăng trưởng hơn 300% so với 2020. Lượng hợp đồng, hồ sơ luỹ kế được xử lý thông qua nền tảng này lên tới 500.000 bản.

Dù nhu cầu ký kết điện tử rất cấp bách và tăng trưởng nhanh, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn nhiều lo ngại. Tham gia khảo sát tại Webinar, 94% doanh nghiệp trả lời cho biết, họ gặp khó khăn trong việc ký kết hợp đồng với đối tác, tài liệu nội bộ do giãn cách. 92% doanh nghiệp đồng ý ký kết điện tử sẽ là xu hướng dịch chuyển tất yếu nhưng phần lớn doanh nghiệp cũng bày tỏ e ngại về tính pháp lý, chưa hiểu rõ giải pháp ký kết điện tử.

Thấu hiểu những băn khoăn này, tại Webinar “Ký kết điện tử vượt giãn cách – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh”, các diễn giả đã lần lượt tháo gỡ những vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp với phương thức ký kết điện tử.

Tham dự hội thảo, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đã ban hành luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 với các điều khoản đầy đủ về chứng từ điện tử/hợp đồng điện tử hay Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.

“Hành lang pháp lý về hợp đồng nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng đã đồng bộ. Chứng từ điện tử được công nhận tính pháp lý theo Luật Giao dịch điện tử; trong đó, hợp đồng điện tử cũng là một dạng chứng từ điện tử”, ông Lê Đức Anh cho biết.

Đặc biệt. Đại diện Bộ Công Thương chia sẻ thêm, Chính phủ và Bộ Công thương đang nỗ lực hoàn thiện các cơ chế giúp hình thức ký kết điện tử được công nhận rõ nét và có thể liên kết chéo để kiểm tra, xác thực thông tin.

Chỉ trong vài tuần tới, Nghị định sửa đổi, bổ sung của Nghị định 52/2013/NĐ-CP sắp ban hành sẽ chính thức quy định quy trình cấp đăng ký cho các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority).

“Việc này chắc chắn sẽ thúc đẩy xu hướng ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Điều cần làm lúc này là sự đồng hành của các doanh nghiệp để thúc đẩy nhu cầu và việc ứng dụng mạnh mẽ phương thức này” – ông Đức Anh khẳng định

Là luật sư có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm tư vấn pháp lý và hỗ trợ thành công một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam áp dụng Hợp đồng điện tử trong thời gian gần đây, ông Lưu Xuân Vĩnh, luật sư điều hành Công ty Luật TNHH Asia Legal cho biết, theo quy định của pháp luật Việt Nam, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử là không thể bị phủ nhận.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật hiện hành về chứng thực chữ ký số cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định tính toàn vẹn và đảm bảo của thông điệp dữ liệu, góp phần củng cố thêm giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử.

“Với việc có thêm đơn vị chứng thực hợp đồng điện tử trong thời gian tới, doanh nghiệp có thể yên tâm hơn khi sử dụng hợp đồng điện tử trong quá trình làm việc với cơ quan thuế, ngân hàng, tòa án hoặc bên thứ ba”, ông Lưu Xuân Vĩnh cho biết thêm.

Trên thực tế, đã có hàng trăm doanh nghiệp tiên phong ứng dụng phương thức ký kết điện tử và xem đây là “liệu pháp” hiệu quả không chỉ trong bối cảnh giãn, mà còn là xu hướng chuyển đổi tất yếu trong tương lai gần.

Ông Nguyễn Tá Anh, Giám đốc Giải pháp ký kết hợp đồng tài liệu điện tử FPT eContract chia sẻ nhiều ví dụ thực tiễn cho thấy, giải pháp ký kết hợp đồng/hồ sơ điện tử FPT.eContract đang giúp rất nhiều doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ đạt được 4 lợi ích vượt trội gồm: đảm bảo kinh doanh không gián đoạn; tiết kiệm chi phí; nâng cao trải nghiệm khách hàng và chiếm lĩnh thị phần.

Đặc biệt, bài học kinh nghiệm ứng dụng FPT eContract của đại diện Ford Việt Nam và Công ty cổ phần xây dựng số 1 (COFICO) đã truyền cảm hứng rõ nét trong việc ứng dụng hợp đồng điện tử trong thực tế.

Ảnh: FPT

Ông Mai Vị Hoàng, Giám đốc công nghệ thông tin, Công ty TNHH Ford Việt Nam cho biết, là thương hiệu sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm về ô tô hàng đầu Việt Nam, với hệ thống đại lý, trung tâm dịch vụ trên toàn quốc, thông thường công ty cần 5-7 ngày để ký một hồ sơ/hợp đồng, nhân với số lượng ký hàng nghìn bản mỗi tháng. Chưa kể, việc thuê kho lưu trữ hợp đồng tốn kém chi phí, gây ra nhiều bất tiện. Ford đã nghiên cứu tìm hiểu phương án ký kết điện tử và chính thức áp dụng nền tảng FPT.eContract từ tháng 6/2021.

“Việc sử dụng FPT eContract chỉ yêu cầu một buổi đào tạo và triển khai giải pháp trong 1 ngày. Cho tới nay, hoạt động ký kết điện tử đã được sử dụng rộng rộng tại Ford Việt Nam với số lượng hàng chục nghìn hồ sơ/năm. Thời gian ký kết cho một hợp đồng chỉ còn trung bình 5 phút, tiết kiệm hàng chục nghìn đô la mỗi năm”, ông Mai Vị Hoàng cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Tuân, Trưởng phòng Phát triển ứng dụng của COFICO cho rằng, đảm bảo hoạt động tại công trường là yếu tố mang tính sống còn với công ty. Do đó, các quy trình  ký kết, phê duyệt hồ sơ/hợp đồng, đề nghị thanh toán hay đơn giản như thanh toán lương phải được đảm bảo dù trong hoàn cảnh nào.

Đứng trước bài toán cấp bách và phải ứng phó ngay, công ty đã xây dựng một quy trình bài bản xác định nhu cầu, đề xuất thay đổi và đưa vào triển khai ký kết điện tử. Hiện tại, công ty đang tiếp tục mở rộng phạm vi ký kết điện tử, cải tiến, điều chỉnh để tích hợp với hệ thống nội bộ, cũng như với các bên liên quan.

Hành lang pháp lý đầy đủ, giải pháp sẵn sàng, các diễn giả tham dự Webinar tin tưởng việc ứng dụng ký kết điện tử sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19, hiện FPT đang triển khai 2 chương trình tiếp sức lớn.

Cụ thể, Chương trình “FPT.eContract – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh” miễn phí một năm sử dụng hợp đồng điện tử FPT.eContract với 50 lần ký kèm bản quyền cùng với chính sách mua 1 tặng 1.

Đồng thời, FPT eContract cũng là 1 trong 4 giải pháp thuộc chương trình FPT eCovax – liệu pháp số giúp doanh nghiệp vận hành, kinh doanh không gián đoạn. FPT dành tặng 1 năm sử dụng gói sản phẩm FPT eCovax cho các doanh nghiệp./.

Nguồn: bnews

Link: https://bnews.vn/giai-phap-van-hanh-tang-toc-canh-tranh-cho-doanh-nghiep-viet/213391.html

Webinar trực tuyến “Ký kết điện tử vượt giãn cách – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh”.

[BY FPT IS] WEBINAR: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ GIỮA DOANH NGHIỆP & NGƯỜI LAO ĐỘNG: TỪ PHÁP LÝ ĐẾN THỰC THI 

  • Ngày tổ chức: Thứ Sáu, 14.10.2022
  • Thời gian diễn ra: 14:00 – 16:30
Hybrid Working và làm việc từ xa đang trở thành xu hướng của thời đại mới. Với sự phát triển của công nghệ số, lãnh đạo, nhân viên không cần tới văn phòng vẫn xử lý tốt mọi việc, tối ưu trải nghiệm và mang tới nhiều tiện lợi. Ký kết điện tử, đặc biệt là hợp đồng lao động điện tử là một trong những giải pháp mang tới trải nghiệm xuất sắc cho nhân viên. Từ ngày 01/01/2021, Bộ Luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực thi hành, cho phép người sử dụng lao động và người lao động được giao kết hợp đồng lao động điện tử. Từ những chuyên gia hàng đầu về Luật & Chính sách, cùng công nghệ, FPT IS phối hợp cùng CLB Nhân sự Việt Nam – VNHR tổ chức Hội thảo “Hợp đồng lao động điện tử giữa doanh nghiệp và người lao động: từ pháp lý đến thực thi”, đồng hành cùng người lao động và doanh nghiệp ứng dụng cách hiệu quả hợp đồng lao động điện tử trong hoạt động của mình.
 
Chương trình có sự tham gia của đại diện Bộ Lao Động Thương binh & Xã hội, Luật Phước & Partners cùng đại diện của các doanh nghiệp: Tiki, 30Shine, FPT IS để cùng cách số hóa quy trình tiếp nhận nhân sự. Từ doanh nghiệp truyền thống hay start-up năng động, mọi tổ chức, doanh nghiệp ở mọi quy mô đều có thể ứng dụng hợp đồng điện tử dễ dàng, bảo mật và pháp lý.
 
NỘI DUNG CHIA SẺ:
 Định hướng doanh nghiệp số ứng dụng hợp đồng lao động điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số
– Tính pháp lý của Hợp đồng lao động điện tử
– Trình bày thực tế ứng dụng hợp đồng lao động điện tử tại doanh nghiệp
– Ứng dụng hệ sinh thái ký kết điện tử với hợp đồng lao động
 
Thảo luận ngay cùng chuyên gia trong Webinar tới!
Nguồn: Vnhr
Link: https://vnhr.vn/by-fpt-is-webinar-hop-dong-lao-dong-dien-tu-giua-doanh-nghiep-nguoi-lao-dong-tu-phap-ly-den-thuc-thi-p1336

Webinar ứng dụng hợp đồng lao động điện tử cho doanh nghiệp cùng FPT.eContract

Từ ngày 01/01/2021, Bộ Luật Lao động 2019 chính thức có hiệu lực thi hành với nhiều điểm thay đổi về hợp đồng lao động để đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động. Đặc biệt, Điều 14 của Bộ luật cũng nêu rõ người sử dụng lao động và người lao động được giao kết hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu. 

Giải pháp hợp đồng điện tử đang dần được tin tưởng sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, đặt biệt là từ khi Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (CeCA) được ra mắt, tạo bước tiến lớn trong việc thúc đẩy thương mại điện tử và ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động giao thương, kinh doanh. Theo dữ liệu hệ thống FPT.eContract, đã có hơn 1,2 triệu giao dịch được ký kết qua nền tảng, kết nối hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cá nhân là đối tác ký trên toàn quốc. Giải pháp hợp đồng điện tử như FPT.eContract có thể ứng dụng rộng rãi nhằm chuyển đổi phương thức từ ký trên giấy sang ký trên nền tảng số trong nhiều loại hình ký kết như hợp đồng kinh tế, mua bán, hợp đồng cho thuê, các hồ sơ phê duyệt nội bộ, và hợp đồng lao động.

Hiện nay, tuy số lượng ứng dụng hình thức ký kết hợp đồng lao động điện tử còn khiêm tốn nhưng hiệu quả mang lại đã được nhiều doanh nghiệp thừa nhận, trong đó có các doanh nghiệp lớn như Be, Tiki, 30Shine, KFC, Sonion,…Việc sử dụng hợp đồng lao động điện tử giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian, tối giản quy trình tiếp nhận nhân sự mới. Người lao động sẽ được trải nghiệm hội nhập số với sự đơn giản, tiện lợi; trong khi đó doanh nghiệp có thể tối ưu nguồn lực nhân sự, lưu trữ so với khi sử dụng hợp đồng lao động giấy.

 

Webinar ứng dụng hợp đồng lao động điện tử cho doanh nghiệp cùng FPT.eContract - Ảnh 1.
Các diễn giả tham dự Webinar hợp đồng lao động điện tử do FPT IS tổ chức.

Trên thực tế, vẫn còn tồn tại nhiều băn khoăn từ các tổ chức trong việc ứng dụng hợp đồng lao động điện tử như tính pháp lý, khả năng bảo mật và quy trình triển khai. Từ thực tế đó, ngày 14/10 tới đây, FPT IS tổ chức hội thảo với chủ đề “Hợp đồng lao động điện tử giữa doanh nghiệp và người lao động: Từ pháp lý đến thực thi”, đồng hành cùng người lao động và doanh nghiệp ứng dụng cách hiệu quả hợp đồng lao động điện tử trong hoạt động của mình.

Chương trình có sự tham gia của đại diện Bộ Lao Động Thương binh & Xã hội, Công ty Luật Phước & Partners cùng đại diện của các doanh nghiệp: Tiki, 30Shine, FPT IS, để cùng mở lối cho tổ chức cách thức số hóa quy trình tiếp nhận nhân sự. Tại hội thảo, các diễn giả sẽ chia sẻ nhiều định hướng giúp doanh nghiệp ứng dụng hợp đồng lao động điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số; tính pháp lý của Hợp đồng lao động điện tử, trình bày thực tế ứng dụng hợp đồng lao động điện tử tại doanh nghiệp và các thức ứng dụng hệ sinh thái ký kết điện tử với hợp đồng lao động.

Là tổ chức CNTT có cơ hội đồng hành cùng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong triển khai các dự án CNTT ngành liên tục trong nhiều năm qua, FPT IS cũng đồng thời tiên phong phát triển hệ sinh thái ký kết điện tử tại Việt Nam với các giải pháp nền tảng ký kết điện tử FPT.eContract, chữ ký số FPT.CA, hệ thống chứng thực hợp đồng điện tử FPT.CeCA ứng dụng cho các loại hợp đồng trong đó có hợp đồng lao động điện tử. Hệ sinh thái ký kết điện tử, số hóa quy trình ký kết hợp đồng do FPT IS phát triển giúp tiết kiệm tới 70% chi phí, 80% thời gian ký kết.

Các doanh nghiệp quan tâm tới hình thức ký kết hợp đồng lao động điện tử có thể tham dự hội thảo bằng cách đăng ký tại đây.

Nguồn:cafef

Link: https://cafef.vn/webinar-ung-dung-hop-dong-lao-dong-dien-tu-cho-doanh-nghiep-cung-fptecontract-20221012153651953.chn

Xác thực minh bạch, độ bảo mật cao – FPT.eContract đang trên đà tăng trưởng

Việc Bộ Công Thương ra mắt hệ thống xác thực hợp đồng điện tử tạo thêm sự bảo đảm của cơ quan Nhà nước đối với các tài liệu đã ký kết; giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thêm căn cứ và cơ sở triển khai hình thức ký kết điện tử, từ xa một cách rộng rãi…

FPT IS đã phối hợp cùng Cục Kinh tế số Bộ Công thương và Dell Technologies tổ chức Webinar “Xác thực và bảo vệ dữ liệu hợp đồng điện tử”, qua đó khẳng định tính pháp lý, bảo mật và tính xác thực của giải pháp FPT.eContract.

HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ TRONG MẮT DOANH NGHIỆP VIỆT

Hợp đồng điện tử tại Việt Nam với tính ưu việt về hiệu quả giao kết không giới hạn bởi không gian, thời gian, các bên có thể hoàn thành ký kết ngay đã và đang dần được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên toàn quốc. Chỉ riêng trên nền tảng FPT.eContract, chỉ từ 2019 đến nay đã có trên 1,2 triệu giao dịch được ký kết trên nền tảng, kết nối hàng trăm nghìn người dùng và doanh nghiệp.

Khảo sát từ hơn 400 khách tham dự hội thảo trực tuyến tổ chức bởi công ty Hê thống thông tin FPT và Dell Technologies cho thấy 71% đã biết đến hình thức ký kết điện tử, 55% sẵn sàng ứng dụng hình thức ký kết này trong thời gian tới. Bên cạnh đó, top 3 vấn đề mà các tổ chức, doanh nghiệp còn băn khoăn lần lượt là tính pháp lý, khả năng bảo mật và sự kết hợp sẵn sàng của đối tác ký.

HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ TĂNG CƯỜNG XÁC THỰC, BẢO MẬT DỮ LIỆU

Hợp đồng điện tử đã có đủ căn cứ pháp lý tương đương với hợp đồng giấy theo Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, Nghị định số 130/2018 về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số… Và nay, việc Bộ Công Thương ra mắt hệ thống xác thực hợp đồng điện tử tạo thêm sự bảo đảm của cơ quan Nhà nước đối với các tài liệu đã ký kết; giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thêm căn cứ và cơ sở triển khai hình thức ký kết điện tử, từ xa một cách rộng rãi.

Việc ký kết không chỉ được đảm bảo toàn vẹn và chống chối bỏ nội dung hợp đồng với chữ ký số, còn được xác định bởi dấu thời gian và chữ ký số của Bộ Công thương để các bên liên quan có thể tra cứu xác thực tài liệu sau ký bất kỳ lúc nào.

Tại Hội thảo, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương cho biết, tính hợp lệ của hợp đồng điện tử dựa trên hai điều kiện kiên quyết là “Khả năng xác minh danh tính của chủ thể ký” và “Ứng dụng chữ ký số và chống giả mạo nội dung hợp đồng”. Đây là hai điều kiện không thể thiếu để Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử xác nhận chứng thực đối với một hợp đồng điện tử. So với hợp đồng điện tử không được chứng thực, những hợp đồng được chứng thực bởi CECA và Bộ Công Thương mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

 

Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chia sẻ.
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chia sẻ.

Ông Nguyễn Hoàng Tùng – Giám đốc Công ty VVN AI & Trusting solution chia sẻ tại Hội thảo về tầm quan trọng của việc xác nhận tập trung của hợp đồng điện tử. Trước những khó khăn khi ký kết hợp đồng điện tử mà nhiều bên gặp phải như vấn đề chuẩn hóa trong ký chéo; vấn đề xử lý, trao đổi, tra cứu dữ liệu tập trung; vấn đề giải quyết tranh chấp, bảo mật dữ liệu, Bộ Công thương đã nghiên cứu và phát triển CECA, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân ứng dụng hợp đồng điện tử theo chuẩn pháp lý và minh bạch.

Từ vai trò là nhà cung cấp dịch vụ chứng thực CeCA, nhà cung cấp giải pháp nền tảng ký kết FPT.eContract, ông Nguyễn Tá Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ điện tử chia sẻ hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề chứng thực hợp đồng điện tử. Tất cả các hợp đồng điện tử ký trên FPT.eContract sẵn sàng được chứng thực với con dấu điện tử của Bộ Công thương qua trục CECA. Đội ngũ FPT IS luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp để hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp trong quy trình chứng thực.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Đức Thuận – Giám đốc Công ty Giải pháp số Bách Khoa cho biết: “Hợp đồng điện tử là xu hướng tất yếu của xã hội, mang lại nhiều lợi ích về thời gian, không gian, chi phí không chỉ cho doanh nghiệp mà còn thuận lợi cho các nhà cung cấp, nhà phân phối trong quá trình giao dịch, ký kết. Sau khi ứng dụng giải pháp FPT.eContract, chúng tôi nhận thấy việc ký kết hợp đồng trở nên rất nhanh chóng và thuận tiện.”

Ông Nguyễn Đức Thuận - Giám đốc Công ty Giải pháp số Bách Khoa chia sẻ về lợi ích của hợp đồng điện tử.
Ông Nguyễn Đức Thuận – Giám đốc Công ty Giải pháp số Bách Khoa chia sẻ về lợi ích của hợp đồng điện tử.

Bên cạnh đó, những lo ngại liên quan tới tấn công dữ liệu, an toàn thông tin là điều mà nhiều doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử luôn lo ngại. Ông Nguyễn Sĩ Nguyên – Chuyên gia tư vấn giải pháp, Dell Technologies cho biết thiệt hại về tấn công mạng trong năm 2021 là 6000 tỷ đô la và cứ 11 giây lại có 1 cuộc tấn công mạng xảy ra với các động cơ, phương thức và mục tiêu khác nhau. Các doanh nghiệp không chỉ cần chú trọng vào việc phòng tránh nguy cơ xâm nhập mà còn cần quan tâm đến quá trình phục hồi sau sự cố.

“Quá trình phục hồi của doanh nghiệp sau khi bị tấn công là vô cùng quan trọng, vì vậy, Dell Technologies đã nghiên cứu và giới thiệu tới nhiều doanh nghiệp giải pháp Cyber Recovery. Đây là giải pháp bảo vệ dữ liệu giúp cô lập dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công. Dữ liệu quan trọng được lưu trữ bất biến trong một nền tảng cho phép khôi phục với tính toàn vẹn của dữ liệu với tính bảo mật cao”, ông Nguyễn Sĩ Nguyên chia sẻ.

Mới đây, FPT IS và Dell Technologies đã tổ chức Webinar “Xác thực và bảo vệ dữ liệu hợp đồng điện tử tại Việt Nam”. Sự kiện nằm trong chuỗi Hội thảo DX Quick-win Series do FPT IS cùng các đối tác thực hiện, tập trung mang đến doanh nghiệp, tổ chức góc tiếp cận nhanh về chuyển đổi số cũng qua giải pháp hợp đồng điện tử và các giải pháp bảo mật trong kỷ nguyên số.

Nguồn: vneconomy

Link: https://vneconomy.vn/xac-thuc-minh-bach-do-bao-mat-cao-cua-fpt-econtract-dang-tren-da-tang-truong.htm

FPT miễn phí 3 tháng cho giải pháp toàn diện ký hợp đồng điện tử FPT.eContract

Ngày 25/5, FPT chính thức ra mắt FPT.eContract – giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử từ xa 24/7 đầu tiên trên thị trường.

Giải pháp Hợp đồng điện tử toàn diện FPT.eContract hướng tới xây dựng doanh nghiệp không giấy tờ, tối ưu vận hành, tiết kiệm tới 70% thời gian và chi phí so với phương thức truyền thống. Đây cũng là một trong số các sản phẩm nổi bật trong bộ giải pháp chuyển đổi số của FPT, hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục, bứt phá trong tương lai và đặc biệt trong giai đoạn Bình thường mới.

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp vẫn đang áp dụng ký kết và quản lý quy trình ký hợp đồng theo cách thức truyền thống, bao gồm việc in ấn, chuyển phát trao đổi các bên, dẫn đến rất nhiều hạn chế về thời gian và gián đoạn với trường hợp bất khả kháng.

Đại dịch COVID-19 vừa qua là một ví dụ điển hình khi mọi hoạt động bị ngưng trệ và chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ công việc đang triển khai. Ngoài ra, việc quản lý, tổng hợp, lưu trữ và trích xuất kho dữ liệu vật lí truyền thống cũng gây mất rất nhiều thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.

FPT miễn phí 3 tháng cho giải pháp toàn diện ký hợp đồng điện tử FPT.eContract - 1

Giao diện làm việc trang chủ FPT.eContract

Nhằm giải quyết vấn đề một cách triệt để cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn Bình thường mới đang thành hình và diễn ra mạnh mẽ, FPT chính thức triển khai Giải pháp Hợp đồng điện tử opFPT.eContract – giải pháp tiên phong số hóa và tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp/đối tác/cá nhân, giúp tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Giải pháp này được kỳ vọng tạo nên cuộc cách mạng phương thức ký kết trong hoạt động kinh doanh và thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới.

FPT.eContract là hệ thống đầu tiên tại Việt Nam cho phép thực hiện toàn bộ quy trình từ khởi tạo hợp đồng, xác định vai trò ký, ký kết và lưu trữ, quản lý hợp đồng trên cùng một nền tảng số. Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng đơn lẻ hay ký hàng loạt không giới hạn số lượng hợp đồng cùng lúc chỉ trong thời gian tính bằng phút.

Với hợp đồng yêu cầu nhiều cấp phê duyệt và ký, FPT.eContract cũng có thể giúp tạo luồng ký tự động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ký kết bằng cách sử dụng chữ ký số USB token, chữ ký số trên nền tảng đám mây (Cloud) hay ký bằng ảnh (áp dụng cho các tài liệu nội bộ hoặc theo nhu cầu).

Hợp đồng điện tử FPT.eContract có thể áp dụng với mọi mô hình doanh nghiệp, mọi loại hợp đồng, tài liệu, chứng nhận điện tử. Với việc chuyển đổi từ phương thức ký truyền thống sang ký hợp đồng điện tử từ xa nhờ FPT.eContract, doanh nghiệp có thể giảm tới 70% chi phí, 70% thời gian ký kết nhờ những lợi ích sau:

 

Ký kết không giấy tờ – Không gián đoạn

Hướng tới xây dựng doanh nghiệp không giấy tờ, giải pháp hỗ trợ tạo ra các hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý trong thời gian ngắn nhất, phù hợp với mọi công nghệ ký số hiện đại. Doanh nghiệp không mất chi phí in ấn, chuyển phát cũng như lưu trữ hợp đồng, loại trừ rủi ro thất lạc hợp đồng, từ đó không làm gián đoạn việc ký kết vì bất cứ lý do khách quan nào.

Tự động hóa – Đơn giản hóa toàn bộ quy trình

Doanh nghiệp và đối tác có thể dễ dàng tùy chỉnh, điền các nội dung trực tiếp, phê duyệt trên nhiều cấp/đồng cấp trực tuyến trên nhiều thiết bị. Đặc biệt, quy trình ký kết được thông báo tự động tới người tham gia ký mà không cần có tài khoản trên hệ thống. Ngoài ra, các hợp đồng được lưu lại trên nền tảng số, tạo sự tiện lợi trong quản lý, lưu trữ và tìm kiếm.

FPT miễn phí 3 tháng cho giải pháp toàn diện ký hợp đồng điện tử FPT.eContract - 2

 

Bảo đảm giá trị pháp lý và bảo mật tối đa

Giải pháp FPT.eContract được FPT xây dựng trên nền tảng nghiên cứu đầy đủ các Luật và Nghị định, Quy định liên quan. Từ năm 2005, Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 đã thừa nhận tính pháp lý của hợp đồng điện tử, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực về chữ ký số. Bên cạnh đó, hệ thống áp dụng các biện pháp bảo mật chống tấn công và mất mát dữ liệu 24/7, doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm khi thực hiện quy trình ký hay lưu trữ quản lý hợp đồng trên nền tảng.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng giám đốc Công ty Hệ thống thông tin FPT (đơn vị phát triển FPT.eContract, thuộc Tập đoàn FPT) khẳng định: “Hàng chục năm đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt giúp FPT thấu hiểu nhu cầu doanh nghiệp trong quá trình hoạt động cũng như cách tháo gỡ các khó khăn bằng giải pháp công nghệ. Với FPT.eContract, FPT tin tưởng mang đến nhiều lợi ích về thúc đẩy kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả hơn, đem lại những trải nghiệm số và xây dựng doanh nghiệp số, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng dẫn dắt trạng thái Bình thường mới”.

FPT.eContract là một trong những sản phẩm nổi bật trong bộ giải pháp chuyển đổi số của FPT (https://solutions.fpt.com.vn/) nhằm đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số để cắt giảm chi phí, tối ưu hoạt động, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, rút ngắn thời gian. Từ đó, tạo bước đệm và động lực cho doanh nghiệp Việt phục hồi và bứt phá trong Bình thường mới.

Nguồn: VTCNEWS

Link: https://vtc.vn/fpt-mien-phi-3-thang-cho-giai-phap-toan-dien-ky-hop-dong-dien-tu-fptecontract-ar548253.html