FPT.eContract tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu với Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021

Chiều ngày 09/12, Phần mềm Hợp đồng điện tử – FPT.eContract do Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) phát triển đã vinh dự được Hội Truyền thông số Việt Nam trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2021. Đây là giải thưởng uy tín thứ 3 của FPT.eContract trong năm 2021, góp phần khẳng định chất lượng vượt trội của một phần mềm “Made by FPT IS” chỉ sau hơn một năm ra mắt.

Dựa trên những tiêu chí về tính toàn diện, tính sáng tạo, tính hiệu quả…, FPT.eContract đã xuất sắc được trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 ở hạng mục Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu. Ra mắt vào giữa năm 2020 – đúng vào thời điểm đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, FPT.eContract trở thành giải pháp tiên phong trên thị trường ký kết điện tử tại Việt Nam, giúp các tổ chức, doanh nghiệp không chỉ nhanh chóng chuyển đổi phương thức ký kết để kịp thời ứng phó với đại dịch, mà còn từng bước chuyển đổi số, bứt phá trong thời đại 4.0.

FPT.eContract được trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 ở hạng mục Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu.
So với các giải pháp khác hiện nay, FPT.eContract không đơn thuần là công cụ ký số, mà còn cho phép người dùng khởi tạo, thiết lập luồng xem xét/ký, quản lý toàn bộ quy trình ký kết online trên một hệ thống duy nhất. Nhờ những tính năng vượt trội kết hợp với sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ FPT IS, chỉ sau hơn một năm ra mắt, FPT.eContract đang được hơn 700 tổ chức, doanh nghiệp tin dùng với gần 1.000.000 tài liệu được ký kết thành công qua hệ thống, và trở thành giải pháp có số lượng khách hàng lớn hàng đầu trên thị trường ký kết điện tử Việt Nam.
Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam là giải thưởng thứ 3 của FPT.eContract giành được trong năm 2021. Trước đó, giải pháp “Made by FPT IS” đã vinh dự được trao Giải thưởng Sao Khuê và Giải thưởng Stevie Awards Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Stevie Awards 2021). Sự ra đời của FPT.eContract vừa mang đến cho các tổ chức, doanh nghiệp một loại “vaccine” chống dịch hiệu quả, đảm bảo kinh doanh liên tục trong đại dịch, vừa góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Giải pháp được kỳ vọng sẽ tạo nên cuộc cách mạng về phương thức ký kết trong hoạt động kinh doanh và thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới.

Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021 vinh danh 53 cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân.
2021 là năm thứ 4 Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam nhằm tôn vinh những thành tựu chuyển đổi số xuất sắc, từ đó góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Năm nay, Giải thưởng thu hút sự tham dự của hơn 300 đề cử đến từ các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân. Trải qua nhiều vòng đánh giá, Hội đồng chung khảo gồm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số đã quyết định trao Giải thưởng cho 53 đề cử xuất sắc nhất ở 4 hạng mục gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc; Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu; Sản phẩm, giải pháp thu hẹp khoảng cách số.
Ngoài FPT.eContract, “Nền tảng tự động hóa quy trình toàn diện cho doanh nghiệp akaBot” và “Nền tảng Trí tuệ Nhân tạo toàn diện FPT.AI” của Tập đoàn FPT cũng xuất sắc được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021.

Nhựa Bình Minh sử dụng Hợp đồng điện tử FPT.eContract

Vừa qua, Nhựa Bình Minh (BMP) đã tiếp tục tin tưởng lựa chọn FPT IS với dịch vụ hợp đồng điện tử FPT. eContract và chữ ký số FPT CA. Sau hơn 4 tháng hoạt động sản xuất ngừng trệ vì đại dịch, BMP đã bắt tay vào nghiên cứu và có những bước chuyển mình chuyển đổi số để thích ứng với tình hình mới. Các hoạt động quản trị dần được đưa lên số hoá, bước đầu là số hoá việc ký kết hợp đồng (chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử), và đang nghiên cứu thêm các bước tiếp theo cho việc số hoá văn phòng, nhà máy, tối ưu sản xuất.

Giải pháp FPT.eContract giúp Nhựa Bình Minh thực hiện kí nhanh một cách linh hoạt trên đa dạng thiết bị điện tử, giải quyết số lượng lớn các hợp đồng chứng từ trong cùng một thời điểm. Bên cạnh đó, với không gian lưu trữ dữ liệu “khủng”, hệ thống góp phần hỗ trợ điện tử hóa các công việc trong công tác quản lý, tìm kiếm, lưu trữ dữ liệu nhằm giảm thiểu chi phí in ấn và quản trị hàng loạt chứng từ, hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp


Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP) là một thương hiệu lâu năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chế tạo thiết bị máy móc và thi công các sản phẩm, công trình từ chất dẻo và cao su.
——————————–
FPT.eContract – Dẫn đầu nền tảng kí hợp đồng số
Hotline tư vấn 0934.453.466 – 0919.626.829 – 1900 636 191
Đăng kí đại lý: 0981826663 (Mr.Tùng)
Website: https://econtract.fpt.com.vn
Email: FPT.eContract@fpt.com.vn | customersupport@fpt.com.vn 

Ký kết hợp đồng điện tử: Pháp lý rõ ràng, xác minh sau ký trong 3 giây

Quy định pháp lý và các nền tảng số hóa quy trình ký, chữ ký điện tử, cũng như công cụ xác minh tính hợp pháp của tài liệu điện tử tại Việt Nam đã hoàn thiện. Trong đó, FPT IS đang cung cấp hệ sinh thái các giải pháp ký kết toàn diện giúp doanh nghiệp an tâm sử dụng hợp đồng điện tử.

Ký kết điện tử để tối ưu vận hành

Tại webinar Xác minh tính hợp pháp của hợp đồng, tài liệu điện tử sau ký do Công ty Hệ thống Thông tin FPT tổ chức, ông Nguyễn Nhật Huy, Giám đốc CNTT Công ty NewViet Dairy  – doanh nghiệp thuộc Top 50 VNR500 đã chia sẻ những trải nghiệm thực tế trong quá trình ứng dụng ký kết điện tử.
Với hệ thống chi nhánh và đại lý trải dài từ Bắc – Nam, từ ba năm trước, NewViet Dairy đã ứng dụng giải pháp ký kết điện tử nhằm tối giản quy trình ký từng mất 5-10 ngày với nhiều cấp phê duyệt, khó kiểm soát tiến trình ký, vận chuyển và lưu trữ tốn thời gian và chi phí. Tuy vậy, giải pháp ký điện tử của tổ chức nước ngoài vẫn tồn tại nhiều bất cập trong vận hành: khó được hỗ trợ kịp thời do khác múi giờ, bất tiện trong ngôn ngữ, giao diện không có tiếng Việt. Hệ thống dần chậm trong khi nhu cầu ký kết hàng ngày lên đến hàng trăm tài liệu, thời gian mở file lớn mất đến 10-20 phút, chi phí cao. Cuối cùng, giải pháp ‘Make in Vietnam’ FPT.eContract do FPT phát triển trong bộ “eCovax doanh nghiệp” trở thành lời giải cho doanh nghiệp này. Ứng dụng từ tháng 2/2021 đến nay, gần 15,000 bản tài liệu đã được Công ty ký kết thành công, nhân viên và lãnh đạo hài lòng với quy trình dễ dàng.
Cùng với NewViet Dairy, hàng trăm doanh nghiệp ở nhiều quy mô và lĩnh vực hoạt động đã tự tin, chủ động áp dụng phương thức ký kết mới như Ford Việt Nam, Vinamilk, COFICO…… Ký kết trong 10 phút thay vì 5-10 ngày, không cần in ấn, vận chuyển tài liệu, các quy định pháp lý đầy đủ và dễ dàng tra cứu mọi lúc mọi nơi là những lợi ích rõ ràng khi ký kết điện tử. Theo thống kê từ FPT, chỉ trong 1 năm qua, số lượng hợp đồng điện tử được ký kết gia tăng với tốc độ nhanh chóng, đạt con số gần 700.000 nghìn tại Việt Nam chỉ riêng trên nền tảng ký FPT.eContract.

Ký kết điện tử tại Việt Nam: Hệ sinh thái được hoàn thiện 

Ký kết điện tử là xu hướng không thể đảo ngược trong bình thường mới, nhưng không ít doanh nghiệp còn băn khoăn, nhất là về vấn đề pháp lý và việc xác minh tính hợp pháp của hợp đồng điện tử sau ký. Về vấn đề này, ông Lê Đức Anh – Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công thương chia sẻ: “ngày 25 tháng 9 năm 2021 vừa qua, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử trong đó đã quy định cụ thể hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Bộ Công thương và các đơn vị đang gấp rút hoàn thiện quy trình, nền tảng để Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) tham gia thị trường. Bộ phối hợp làm việc với các đơn vị liên quan như Bộ Tư pháp, Thuế, ngân hàng nhà nước để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên thông trong xác thực và công nhận hợp đồng điện tử, giúp doanh nghiệp yên tâm khi ứng dụng”.
Xu hướng ký kết điện tử tại Việt Nam hiện đang được Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ và có sự đóng góp của nhiều bên tham gia, tạo nên một hệ sinh thái hoàn thiện bao gồm các đơn vị cung cấp nền tảng ký, các đơn vị cung cấp giải pháp ký số, các tổ chức CeCA…

Cổng xác minh tài liệu, hợp đồng điện tử – FPT.eDA

Là đơn vị đang sở hữu hệ sinh thái các giải pháp ký kết điện tử từ giải pháp số hoá quy trình ký, chữ ký số và đồng hành chặt chẽ cùng Bộ Công thương, FPT thấu hiểu và nỗ lực giúp doanh nghiệp tháo gỡ những rào cản khi áp dụng phương thức ký kết điện tử.
Hiện tại, FPT cung cấp công cụ hỗ trợ xác minh tính hợp lệ và hợp pháp cơ bản của chữ ký trên tài liệu ký điện tử, tại cổng xác minh Chungthucdientu.com – được thiết kế và xây dựng hoàn toàn theo quy chuẩn Thông tư 22/2020/TT-BTTTT quy định rõ yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số, phần mềm kiểm tra chữ ký số.
Mọi tổ chức cá nhân đều có thể truy cập miễn phí và xác minh thông tin tài liệu hợp đồng điện tử bằng cách truy cập cổng xác minh FPT.eDA tại chungthucdientu.com. Chỉ chưa tới 3 giây, hệ thống hỗ trợ hiển thị thông tin về người ký, đơn vị cung cấp chữ ký số, hiệu lực chứng thư số, nội dung văn bản có bị thay đổi hay không…không giới hạn văn bản được ký kết trên nền tảng nào và sử dụng chữ ký số của nhà cung cấp nào.

Ký kết hợp đồng điện tử: Pháp lý rõ ràng, xác minh sau ký trong 3 giây - Ảnh 1.
 

Ông Lê Thanh Bắc, Giám đốc Giải pháp xác minh tài liệu điện tử FPT.eDA cho biết: “Sự khác biệt của FPT.eDA là khả năng kết nối thông tin đến các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số để kiểm tra chứng thư số ký kết tại thời điểm trước đây còn hiệu lực hay không, có bị thu hồi hay không. Giải pháp này đã được triển khai từ 2018 phục vụ các tổ chức ngân hàng và bảo hiểm…”.
Nền tảng pháp lý và công nghệ tại Việt Nam hiện đã trợ lực hiệu quả cho toàn bộ chu trình ký kết. Doanh nghiệp có thể yên tâm áp dụng quá trình ký kết liên tục không giới hạn địa lý và thời gian với ưu đãi từ FPT.eContract. Chi tiết tại đây.
Nguồn: CafeF

Công ty xây dựng tự tin duy trì hoạt động và kinh doanh trong giãn cách ứng dụng ký điện tử FPT.eContract

Ký kết điện tử để thích ứng linh hoạt với tình hình giãn cách xã hội gây khó khăn trong việc chuyển phát hồ sơ, rủi ro trong tiếp xúc và quá nhiều cản trở trong kết nối trình ký hồ sơ

Đơn vị tổng thầu xây dựng có quy mô lớn tại Việt Nam với các công trình hiện diện khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Đối với một công ty xây dựng, việc duy trì hoạt động phục vụ cho công trường là sống còn, chính vì vậy các hoạt động ký kết, phê duyệt hồ sơ hợp đồng, đề nghị thanh toán…hay đơn giản như hồ sơ thanh toán lương vẫn phải duy trì, dù trong hoàn cảnh nào.

Đứng trước bài toán cấp bách, phải ứng phó ngay trong thời điểm đại dịch và tưởng chừng như không có lời giải, công ty đã xây dựng cho mình một quy trình bài bản bắt đầu từ việc xác định những hoạt động phải duy trì liên tục phục vụ công trường đến việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp công nghệ & ứng dụng nhằm đáp ứng việc duy trì hoạt động trình ký phê duyệt hồ sơ trong điều kiện không thể đến công ty hoặc không thể chuyển phát.

Từ thử nghiệm đến quản lý thay đổi để ký kết điện tử thành công trên toàn hệ thống với FPT.eContract

Sau khi tiếp cận với giải pháp FPT.eContract, COFICO bắt đầu đánh giá giải pháp bằng việc thử nghiệm ngay với một mẫu hồ sơ, đồng thời tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả và chi phí để trình ban lãnh đạo phê duyệt triển khai giải pháp.

Theo phân tích của ông Tuân, tổng chi phí cho một hợp đồng (ký kết theo cách thức truyền thống) là khoảng 300.000 VNĐ/hợp đồng – 350.000 VNĐ/hợp đồng sẽ giảm xuống còn 100.000 VNĐ/hợp đồng – 120.000 VNĐ/hợp đồng (theo cách thức ký kết điện tử) và chi phí chỉ tính trên hồ sơ hoàn tất.

Ngoài việc tiết kiệm chi phí thì giải pháp cũng giúp tiết kiệm về thời gian như không cần thời gian chờ đợi, đi lại, chuyển phát, theo dõi tiến trình ký kết và đặc biệt là xoá bỏ rủi ro thất lạc hợp đồng đã thuyết phục ban lãnh đạo để đưa giải pháp vào ứng dụng quy mô rộng.

Ông Tuân cũng chia sẻ kinh nghiệm “khi chuyển đổi một phương thức mới, thì việc quản lý thay đổi là trọng tâm vì vậy việc thiết lập kênh trao đổi, tiếp nhận ý kiến và kịp thời hỗ trợ là yếu tố quan trọng để các bộ phận cảm nhận việc thay đổi dễ dàng, từ đó tạo được tâm thế tiếp nhận tích cực, hào hứng”.

Hiện tại, doanh nghiệp đang tiếp tục mở rộng, cải tiến, điều chỉnh để tích hợp với hệ thống nội bộ cũng như tham khảo tính pháp lý để xem xét việc ký với đối tác liên quan đến các quy định nhà nước như biên bản nhà thầu, nghiệm thu, ký kết với đối tác nước ngoài….

FPT.eContract cùng doanh nghiệp kích hoạt trải nghiệm kinh doanh số và đảm bảo kinh doanh không gián đoạn trong mọi hoàn cảnh. Để được tư vấn chi tiết về hợp đồng điện tử FPT.eContract, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System
Tư vấn sản phẩm
Tổng đài 24/7: 1900.636.191- ext 1
Miền Bắc: 0934.583.499; 0919.626.829
Miền Nam: 0934.453.466; 0932.991.468
Email: FPT.eContract@fpt.com.vn
Hỗ trợ khách hàng
Tổng đài 24/7: 1900.636.191 – ext 3
Email: customersupport@fpt.com.vn

Ngân hàng TMCP tự động hóa quá trình ký kết hợp đồng mở thẻ VISA bằng FPT.eContract

Một ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam với hơn 113 chi nhánh trên toàn quốc, hoạt động trên toàn bộ các mảng thuộc ngân hàng tài chính đã quyết định số hóa quá trình ký kết nội bộ cũng như với đối tác từ xa bằng FPT.eContract từ 2020.

Các giao dịch giữa ngân hàng và dân sự cho các khoản vay, mở thẻ tín dụng thực hiện từ xa

Cùng với đó, ngân hàng còn tích hợp với một loạt các hệ thống back-end để hỗ trợ cho quá trình xác thực, ký kết, đồng bộ quy trình luồng ký cùng chữ ký số thông minh FPT CA.

Các giao dịch giữa ngân hàng và dân sự cho các khoản vay, mở thẻ tín dụng… nay sử dụng dịch vụ FPT.eContract và chữ ký số FPT.CA đã trở lên thuận tiện và nhanh gọn lược bỏ khâu chuyển phát, tránh mất mát, lưu trữ hợp đồng bảo mật và tập trung, giúp tiết kiệm 70% thời gian và chi phí so với trước đây.

Việc thay đổi cách thức giao kết mới tạo thêm thuận lợi cho khách hàng trong trải nghiệm trực tiếp đến từng cá nhân giúp mở rộng và tăng khả năng cạnh tranh, thu hút lượng khách hàng mới.

Các cấp phê duyệt chứng từ thủ tục mở thẻ xem xét ký số hay ký bằng hình ảnh chỉ với 1 thao tác

Các hoạt động xác thực nguồn vốn, thủ tục quản lý trong ngân hàng được phê duyệt nội bộ qua nhiều cấp cũng đã được thực hiện chuẩn luồng ký. Dù ở bất kỳ đâu, đêm khuya hay sáng ngày, chỉ cần mở email trên thiết bị di động kết nối internet, các cấp phê duyệt luôn có thể xem xét ký số hay ký bằng hình ảnh chỉ với 1 thao tác.

Hợp đồng/tài liệu bắt đầu từ khi khởi tạo cho đến kết thúc quá trình ký duyệt cuối cùng đều được đảm bảo toàn vẹn về dữ liệu với các bước xác thực do pháp luật Việt Nam công nhận (Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác).

Kết quả sau ứng dụng ký kết điện tử cùng FPT.eContract

  • Thời gian ký hợp đồng từ 2 ngày xuống còn 20 phút
  • Giảm 80% thời gian khách hàng chờ đợi
  • Tiết kiệm 60% nguồn nhân lực

FPT.eContract cùng doanh nghiệp kích hoạt trải nghiệm kinh doanh số và đảm bảo kinh doanh không gián đoạn trong mọi hoàn cảnh. Để được tư vấn chi tiết về hợp đồng điện tử là gì, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System

Tư vấn sản phẩm

Tổng đài 24/7: 1900.636.191- ext 1

Miền Bắc: 0934.583.499; 0919.626.829

Miền Nam: 0934.453.466; 0932.991.468

Email: FPT.eContract@fpt.com.vn

Hỗ trợ khách hàng

Tổng đài 24/7: 1900.636.191 – ext 3

Email: customersupport@fpt.com.vn

FPT.eContract đạt giải Stevie Awards Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Stevie Awards 2021)

giải pháp ký hợp đồng điện tử từ xa

Trải qua 2 tháng đánh giá bởi 100 giám khảo là các Giám đốc Điều hành trên khắp thế giới, phần mềm Hợp đồng điện tử – FPT.eContract của FPT IS đã xuất sắc giành giải Đồng – Giải thưởng Stevie Awards Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Stevie Awards 2021), hạng mục Sáng tạo trong Sản phẩm & Dịch vụ B2B, nhờ các tính năng mới mẻ, hiện đại, đáp ứng tốt xu hướng thị trường.
FPT.eContract được FPT IS ra mắt thị trường vào tháng 05/2020, giữa thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19 nhằm giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi không thể ký kết hợp đồng trực tiếp theo cách truyền thống, đảm bảo vận hành liên tục và bứt phá trong kinh doanh.
FPT.eContract là giải pháp đầu tiên tại Việt Nam giúp doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện khởi tạo, tự thiết lập luồng xem xét và ký điện tử để tạo ra các hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý trong thời gian ngắn nhất với công nghệ ký số hiện đại nhất, từ đó thay thế phương thức giao kết hợp đồng truyền thống bằng phương thức điện tử, xây dựng doanh nghiệp “không giấy tờ”, doanh nghiệp số. Doanh nghiệp không mất chi phí in ấn, chuyển phát, lưu trữ hợp đồng, loại trừ rủi ro thất lạc hợp đồng, từ đó không làm gián đoạn việc ký kết vì bất cứ lý do khách quan nào.

Với FPT.eContract, người dùng dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng đơn lẻ hay ký hàng loạt không giới hạn số lượng hợp đồng cùng lúc chỉ trong thời gian tính bằng phút. Với hợp đồng yêu cầu nhiều cấp phê duyệt và ký, FPT.eContract cũng hỗ trợ tạo luồng ký tự động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Người dùng có thể ký kết bằng chữ ký số USB token, chữ ký số trên nền tảng đám mây (Cloud) hay ký bằng hình ảnh. Giải pháp phù hợp với mọi mô hình doanh nghiệp, mọi loại hợp đồng, tài liệu, chứng nhận điện tử.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt, gần 40.000 hợp đồng điện tử đã được ký thành công qua nền tảng FPT.eContract, giúp doanh nghiệp giảm tới 70% chi phí, 80% thời gian ký kết so với phương thức ký truyền thống. Sản phẩm đang được tin tưởng và sử dụng bởi nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Cục Tin học và Thống kê tài chính – Bộ Tài chính, Telehouse Vietnam, Vinamilk, Vietjet Air, 247Express, Ford Việt Nam, Be Group, VietBank, AIZEN Credit, NEWVIET Dairy, YOBE…

Sự tin dùng của ngày càng nhiều khách hàng chính là minh chứng cho chất lượng và uy tín của một giải pháp Made by FPT. Điều đó càng được khẳng định rõ ràng hơn khi sản phẩm liên tục nhận được những giải thưởng lớn như Asia-Pacific Stevie Awards 2021. Đây là giải thưởng kinh doanh duy nhất ghi nhận thành tích đổi mới, sáng tạo tại các doanh nghiệp thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời là một trong 8 Chương trình nằm trong khuôn khổ Giải thưởng danh giá “Stevie Awards” – vốn được mệnh danh là “Oscar của giới kinh doanh” – với lịch sử 19 năm tuổi. Trước đó, vào tháng 04/2021, FPT.eContract cũng vinh dự được trao Giải thưởng Sao Khuê 2021 – một trong những giải thưởng uy tín hàng đầu của ngành Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam.
“FPT.eContract là giải pháp được chúng tôi đầu tư, nghiên cứu bài bản, không chỉ giúp các tổ chức, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong thời kỳ giãn cách xã hội, mà còn là một công cụ đắc lực thúc đẩy kinh doanh hiệu quả. Sản phẩm được chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo nên cuộc cách mạng về phương thức ký kết trong hoạt động kinh doanh và thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới”, ông Dương Dũng Triều – Chủ tịch FPT IS – khẳng định.

Đến nay, gần 40.000 hợp đồng điện tử đã được ký thành công qua nền tảng FPT.eContract

FPT.eContract là một trong 4 sản phẩm thuộc bộ giải pháp “Dịch vụ điện tử FPT.eServices”, đồng thời là một trong những sản phẩm CNTT nổi bật trong hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp Made by FPT của Tập đoàn FPT nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực chuyển đổi số toàn diện và hiệu quả bằng cách tối ưu các hoạt động kinh doanh và vận hành, từ đó phục hồi và bứt phá trong thời kỳ “Bình thường mới”. Đồng thời, với tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 50% năm 2020, hệ sinh thái Made by FPT là một trong những động lực tăng trưởng mũi nhọn dài hạn của Tập đoàn.
Cùng với FPT.eContract, một giải pháp khác của FPT là akaSAFE – Giải pháp giúp bảo mật thông tin trên Cloud cũng giành được giải Bạc – Giải thưởng Asia-Pacific Stevie Awards 2021, hạng mục Sáng tạo trong Sản phẩm & Dịch vụ B2B. Như vậy, tính đến thời điểm này, FPT đã có 05 giải pháp, nền tảng xuất sắc giành được giải thưởng Asia-Pacific Stevie Awards, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, vì một Việt Nam hùng cường và khẳng định trí tuệ Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.
Để nhận thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ email: contact@fis.com.vn.
Nguồn: https://cafef.vn/hop-dong-dien-tu-fptecontract-gianh-giai-oscar-cua-gioi-kinh-doanh-20210519120313826.chn?fbclid=IwAR3ad3yyZDg6uRydsGJ-yaGJipk9tLQdlN7QDCNrgjEznDwbNIsZ2k5FkhM

FIS lần đầu ra mắt sản phẩm ký điện tử dẫn đầu nền tảng hợp đồng số

Giải pháp Hợp đồng điện tử FPT.eContract là giải pháp tiên phong số hóa và tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp/đối tác/cá nhân, giúp tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Giải pháp này được kỳ vọng tạo nên cuộc cách mạng phương thức ký kết trong hoạt động kinh doanh và thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới.
FPT.eContract là hệ thống đầu tiên tại Việt Nam cho phép thực hiện toàn bộ quy trình từ khởi tạo hợp đồng, xác định vai trò ký, ký kết và lưu trữ, quản lý hợp đồng trên cùng một nền tảng số. Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng đơn lẻ hay ký hàng loạt không giới hạn số lượng hợp đồng cùng lúc chỉ trong thời gian tính bằng phút.
Với hợp đồng yêu cầu nhiều cấp phê duyệt và ký, FPT.eContract cũng có thể giúp tạo luồng ký tự động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ký kết bằng cách sử dụng chữ ký số USB token, chữ ký số trên nền tảng đám mây (Cloud) hay ký bằng ảnh (áp dụng cho các tài liệu nội bộ hoặc theo nhu cầu).

Giải pháp Hợp đồng điện tử FPT.eContract là giải pháp tiên phong số hóa và tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp/đối tác/cá nhân, giúp tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Giải pháp này được kỳ vọng tạo nên cuộc cách mạng phương thức ký kết trong hoạt động kinh doanh và thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới.
FPT.eContract là hệ thống đầu tiên tại Việt Nam cho phép thực hiện toàn bộ quy trình từ khởi tạo hợp đồng, xác định vai trò ký, ký kết và lưu trữ, quản lý hợp đồng trên cùng một nền tảng số. Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng đơn lẻ hay ký hàng loạt không giới hạn số lượng hợp đồng cùng lúc chỉ trong thời gian tính bằng phút.
Với hợp đồng yêu cầu nhiều cấp phê duyệt và ký, FPT.eContract cũng có thể giúp tạo luồng ký tự động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ký kết bằng cách sử dụng chữ ký số USB token, chữ ký số trên nền tảng đám mây (Cloud) hay ký bằng ảnh (áp dụng cho các tài liệu nội bộ hoặc theo nhu cầu).

Giải pháp Hợp đồng điện tử FPT.eContract là giải pháp tiên phong số hóa và tự động hóa quy trình ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp/đối tác/cá nhân, giúp tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Giải pháp này được kỳ vọng tạo nên cuộc cách mạng phương thức ký kết trong hoạt động kinh doanh và thương mại tại Việt Nam trong thời gian tới.
FPT.eContract là hệ thống đầu tiên tại Việt Nam cho phép thực hiện toàn bộ quy trình từ khởi tạo hợp đồng, xác định vai trò ký, ký kết và lưu trữ, quản lý hợp đồng trên cùng một nền tảng số. Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện ký kết các hợp đồng đơn lẻ hay ký hàng loạt không giới hạn số lượng hợp đồng cùng lúc chỉ trong thời gian tính bằng phút.
Với hợp đồng yêu cầu nhiều cấp phê duyệt và ký, FPT.eContract cũng có thể giúp tạo luồng ký tự động phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ký kết bằng cách sử dụng chữ ký số USB token, chữ ký số trên nền tảng đám mây (Cloud) hay ký bằng ảnh (áp dụng cho các tài liệu nội bộ hoặc theo nhu cầu).

Với FPT.eContract, doanh nghiệp tự tin duy trì hoạt động và tăng tốc cạnh tranh

Hai câu chuyện thực tế ứng dụng ký kết điện tử từ Ford Việt Nam và COFICO đã được chia sẻ tại hội thảo trực tuyến “Ký kết điện tử vượt giãn cách – chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh” vừa diễn ra do FPT IS tổ chức. Qua đó, doanh nghiệp có được cho mình hình dung về việc chuyển đổi sang phương thức ký kết hiệu quả và những lợi ích thực tiễn mà giải pháp có thể đem lại.

Dù vẫn là phương thức khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng ký kết điện tử đã được Ford Việt Nam và Công ty cổ phần xây dựng số 1 (COFICO) cùng hàng trăm doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng để giải quyết lập tức những trở ngại trong bối cảnh giãn cách, từ đó tin tưởng ứng dụng lâu dài làm nền tảng tăng tốc cạnh tranh.

Ford Việt Nam quyết liệt đi tìm lời giải cho việc ký kết từ xa

Là thương hiệu sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm về ô tô hàng đầu tại Việt Nam, Ford có hệ thống văn phòng đại diện, nhà máy lắp ráp tại Hải Dương, trung tâm phụ tùng cùng hệ thống các đại lý ủy quyền và trung tâm dịch vụ trên toàn quốc. Theo ông Mai Vị Hoàng, Giám đốc Công nghệ thông tin, công ty TNHH Ford Việt Nam:

“Với quy mô đó, thông thường, Ford mất tới 5-7 ngày để ký một hồ sơ/hợp đồng, nhân với số lượng ký hàng nghìn bản mỗi tháng. Chưa kể việc thuê kho lưu trữ gây ra sự bất tiện hay việc lãnh đạo kí phải đi lại nhiều giữa văn phòng và nhà máy. Trong bối cảnh giãn cách, những điều đó trở thành cản trở rất lớn”.

Nằm trong định hướng chuyển đổi số chung, Ford xác định quyết liệt thay đổi bằng việc ứng dụng ký kết điện tử.
Sau quá trình phân tích về tính pháp lý, nhà cung cấp giải pháp ký hồ sơ tài liệu trực tuyến cùng các phương án kỹ thuật phù hợp, Ford Việt Nam quyết định áp dụng sản phẩm hợp đồng điện tử FPT.eContract do FPT IS cung cấp từ tháng 6/2021. “Chỉ sau một buổi đào tạo và triển khai sử dụng trong ngày, hiện việc ký kết điện tử đang và sẽ được sử dụng rộng rãi tại Ford Việt Nam tại các phòng ban như Mua sắm, Pháp chế, Kinh doanh, Marketing, Dịch vụ, Hải quan, QA và nhân sự…với hàng chục nghìn hồ sơ/năm. Thời gian ký kết cho một hợp đồng chỉ còn trung bình 5 phút, tiết kiệm hàng chục nghìn đô la cho doanh nghiệp trong năm. Hệ thống sử dụng dễ dàng và ổn định, gần như không cần yêu cầu hỗ trợ”, theo ông Hoàng.

Doanh nghiệp tự tin duy trì hoạt động và tăng tốc cạnh tranh với ký kết điện tử - Ảnh 1.
 
Ông Mai Vị Hoàng, Giám đốc Công nghệ thông tin, Công ty TNHH Ford Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm tại webinar Ký kết vượt giãn cách.

 

Thành lập từ năm 1975, Công ty cổ phần Xây dựng số 1 (COFICO) là đơn vị tổng thầu xây dựng có quy mô lớn tại Việt Nam với các công trình hiện diện khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. COFICO cũng là điển hình cho việc tiên phong ứng dụng việc ký kết điện tử để thích ứng linh hoạt với tình hình giãn cách xã hội.

“Đối với một công ty xây dựng, việc duy trì hoạt động phục vụ cho công trường là sống còn đối với COFICO, chính vì vậy các hoạt động ký kết, phê duyệt hồ sơ hợp đồng, đề nghị thanh toán, hồ sơ thanh toán lương… vẫn phải duy trì, dù trong hoàn cảnh nào”

Theo ông Nguyễn Mạnh Tuân – Trưởng phòng Phát triển ứng dụng của COFICO.

Sau khi tiếp cận với FPT.eContract, COFICO bắt đầu đánh giá giải pháp bằng việc thử nghiệm ngay với một mẫu hồ sơ, đồng thời tiến hành phân tích đánh giá hiệu quả và chi phí. Theo phân tích của ông Tuân, tổng chi phí cho việc ký kết một hợp đồng theo cách thức truyền thống là khoảng 300.000 – 350.000 VNĐ/hợp đồng sẽ giảm xuống còn 100.000 – 120.000 VNĐ/hợp đồng nếu ký kết điện tử. Bên cạnh chi phí, giải pháp cũng giúp tiết kiệm về thời gian như không cần thời gian chờ đợi, đi lại, chuyển phát, theo dõi tiến trình ký kết và đặc biệt là xoá bỏ rủi ro thất lạc hợp đồng.
Những điều trên đã thuyết phục ban lãnh đạo phê duyệt đưa giải pháp vào ứng dụng quy mô rộng. Hiện tại, doanh nghiệp đang tiếp tục mở rộng, cải tiến, điều chỉnh để tích hợp với hệ thống nội bộ cũng như tham khảo tính pháp lý để xem xét việc ký với đối tác liên quan đến các quy định nhà nước như biên bản nhà thầu, nghiệm thu, ký kết với đối tác nước ngoài….
Không chỉ với Ford Việt Nam hay COFICO, bài toán ký kết hiện đang là mối quan tâm lớn được đặt ra đối với đa số doanh nghiệp. Trên thực tế, hơn 350 doanh nghiệp thuộc hơn 10 lĩnh vực hoạt động đã và đang triển khai việc ký kết trên giải pháp FPT.eContract. Ông Hoàng và ông Tuân cùng đồng quan điểm ký kết điện tử là xu hướng chuyển đổi tất yếu và kỳ vọng “khi nhiều doanh nghiệp cùng đồng thuận và quyết liệt chuyển đổi thì sẽ thúc đẩy xu hướng này mạnh mẽ”.
Đồng hành cùng doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19, hiện FPT đang triển khai hai chương trình tiếp sức lớn.

Chương trình “FPT.eContract – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh” miễn phí một năm sử dụng hợp đồng điện tử FPT.eContract với 50 lần ký kèm bản quyền cùng với chính sách mua 1 tặng 1.

Giải đáp 3 câu hỏi pháp lý lớn về hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử đang trở thành “hàng thiết yếu” với doanh nghiệp để ký kết từ xa trong bối cảnh giãn cách vì đại dịch Covid-19, đồng thời là công cụ giúp cải thiện hiệu suất, đón đầu cơ hội khi kinh tế phục hồi. Vậy nhưng, với nhiều doanh nghiệp, vẫn còn băn khoăn về tính pháp lý và khả năng ứng dụng thực tiễn tại đơn vị mình.

HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ ĐƯỢC PHÁP LUẬT CÔNG NHẬN?

Câu hỏi lớn nhất và cũng được các doanh nghiệp đặt ra nhiều nhất là liệu hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng truyền thống, có được pháp luật công nhận giá trị?
Trả lời câu hỏi này, tại Webinar Ký kết điện tử vượt giãn cách do Công ty Hệ thống Thông tin FPT tổ chức gần đây, ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh Tế Số, Bộ Công Thương cho biết, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được công nhận theo Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11), trong đó hợp đồng điện tử cũng là một dạng chứng từ điện tử.
Đồng thời, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử cũng nêu rõ chứng từ điện tử có giá trị như bản gốc nếu đảm bảo 2 yếu tố: (1) Đảm bảo đủ tin cậy và toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử thời điểm thông tin được khởi tạo đầu tiên của chứng từ điện tử; (2) thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập đầy đủ khi cần thiết. Ngoài ra, Bộ Luật dân sự 91/2015/QH13, Bộ luật lao động 45/2019/QH14, Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 165/2018/NĐ-CP…cũng có rất nhiều nội dung về áp dụng hợp đồng điện tử.

Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh Tế Số, Bộ Công Thương.

Ông Lê Đức Anh cho rằng: “Việt Nam đã có định hướng đúng đắn về giao dịch điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng nhưng quá trình phát triển của hoạt động này cần có thời gian. Bộ Công thương đã tìm hiểu và nghiên cứu việc áp dụng mô hình này từ nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc. Gần đây, chúng tôi chứng kiến sự gia tăng mạnh của thị trường Việt Nam trong việc ứng dụng hợp đồng điện tử.

Ngay cả khi không có dịch bệnh và giãn cách xã hội thì hợp đồng điện tử cũng là phương thức giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí và có thể ký kết bất cứ lúc nào. Giá trị của hợp đồng điện tử không phải chỉ trong giãn cách mà là câu chuyện mang tính quốc gia và xu hướng chuyển đổi tất yếu”.

Đặc biệt, ông Đức Anh chia sẻ, Chính phủ và Bộ Công thương đang nỗ lực hoàn thiện các cơ chế giúp hình thức ký kết điện tử được công nhận rõ nét và có thể liên kết chéo để kiểm tra, xác thực thông tin. Nghị định sửa đổi, bổ sung của Nghị định 52/2013/NĐ-CP hiện đang được trình Chính phủ phê duyệt sẽ chính thức quy định quy trình cấp đăng ký cho các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority). Doanh nghiệp, tổ chức đủ điều kiện có thể đăng ký trở thành đơn vị chứng thực hợp đồng điện tử.
Khi có CeCA cung cấp dịch vụ, việc tra cứu chéo tính chính xác, xác minh thông tin hợp đồng trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Khi đó, việc ứng dụng hợp đồng điện tử chắc chắn sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, nhưng theo ông Đức Anh “lúc này rất cần sự đồng hành, chủ động chuyển đổi của các doanh nghiệp để đưa việc ứng dụng hợp đồng điện tử trở thành xu hướng tại Việt Nam”.

TÍNH BẢO MẬT CỦA HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

Là luật sư có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm tư vấn pháp lý và hỗ trợ thành công một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam áp dụng Hợp đồng điện tử trong thời gian gần đây, ông Lưu Xuân Vĩnh, Luật sư Điều hành, Công ty Luật TNHH Asia Legal cho biết, theo quy định của pháp luật Việt Nam, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được đảm bảo bởi các quy định pháp luật hiện hành về chứng thực chữ ký số.

Ông Lưu Xuân Vĩnh, Luật sư Điều hành, Công ty Luật TNHH Asia Legal chia sẻ tại webinar Ký kết vượt giãn cách.

Với chữ ký số, doanh nghiệp có thể xác định được chính xác sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ thời điểm thực hiện việc biến đổi thông điệp dữ liệu đó, qua đó góp phần vào việc đảm bảo tính bảo mật và an toàn của một văn bản điện tử. Khi được ký kết bằng chữ ký số và chứng thực chữ ký số, hợp đồng điện tử có thể đảm bảo được tính toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu, và dữ liệu tạo chữ ký số gắn với một chủ thể duy nhất, trong bối cảnh dữ liệu được sử dụng, chỉ thuộc kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Mọi thay đổi sau ký đều có thể bị phát hiện. Điều này đồng nghĩa với việc các bên khó có thể thay đổi thông điệp dữ liệu trong hợp đồng điện tử..
Thông tư 22/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông đã quy định rõ các về yêu cầu kỹ thuật đối với phần mềm ký số nhằm tối ưu công năng của nhà cung cấp dịch vụ ký kết điện tử, không chỉ là nền tảng ký mà còn kiểm chứng được hiệu lực của chứng thư số tại thời điểm ký số tài liệu, hợp đồng.
Còn theo ông Lê Đức Anh, hợp đồng điện tử có thể chia thành 3 nhóm theo từng mức bảo mật từ cao đến thấp. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức tuỳ theo nhu cầu của mình.

  • Nhóm 1 là “Qualified contract”: Các bên tham gia đều sử dụng chữ ký số CA, áp dụng chủ yếu với các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp.
  • Nhóm 2 là “Advanced contract” – kết hợp giữa chữ ký số và xác thực eKYC, áp dụng đối với những hợp đồng mẫu đã được đăng ký với Bộ Công thương như hợp đồng bảo hiểm, khi sử dụng chỉ cần một bên chữ ký của khách hàng được chứng thực eKYC.
  • Nhóm 3 là “Basic contract” – bên cung cấp dịch vụ sử dụng chữ ký số và bên mua còn lại có thể sử dụng loại hình giao kết hợp đồng trên môi trường trực tuyến, ví dụ như các giao dịch mua bán qua thương mại điện tử.

ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CẦN LƯU Ý GÌ?

Theo phân tích của ông Vĩnh, giao dịch điện tử có thể áp dụng cho hầu hết các giao dịch hiện nay, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Cụ thể, theo Luật Giao dịch điện tử 2005, những giao dịch liên quan tới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và bất động sản, văn bản về thừa kế, Đăng ký kết hôn, Quyết định ly hôn, Khai sinh, Khai tử…thì không áp dụng giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, giao dịch điện tử cũng không áp dụng đối với một số giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Từ những án lệ và bản án có hiệu lực pháp luật về giao kết hợp đồng thường gặp, ông Vĩnh cũng lưu ý rằng các cơ quan tài phán như Tòa án hiện nay thiên về cách tiếp cận chú trọng nội dung giao kết hợp đồng (tức là chú trọng ý chí thực sự của các bên trong giao dịch) hơn là hình thức thể hiện sự chấp thuận đối với nội dung đó (như hình thức ký hợp đồng và chữ ký). Hiệu lực hợp đồng nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng đều tuân thủ theo quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, như được quy định trong Bộ Luật Dân sự 2015.
Về phương thức áp dụng, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng cho rằng nên tiến hành ngay với các hồ sơ nội bộ trước để làm quen, điều chỉnh và hiểu cách làm, từ đó ứng dụng dần cho các hồ sơ, tài liệu với bên ngoài. Chỉ riêng việc áp dụng cho các hồ sơ ký kết trong nội bộ chắc chắn cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu nhiều chi phí và thời gian, từ đó làm quen dần và khi các doanh nghiệp cùng chuyển đổi thì việc thực hiện ký kết các hợp đồng điện tử sẽ trở thành phương thức thay thế cho phương thức ký kết truyền thống.
Theo ghi nhận trên thực tế của FPT, trong 3 tháng tâm điểm của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, nhu cầu sử dụng hợp đồng điện tử và chữ ký số của các doanh nghiệp, tổ chức tăng 100% so với thời điểm dịch chưa bùng phát trở lại. Nhiều doanh nghiệp và đơn vị đã sớm chuyển đổi và áp dụng hiệu quả như Vinamilk, Vietjetair, Vietbank, Ford Việt Nam, Sony Việt Nam, Toyota Financial Group, Be, ACS…Những doanh nghiệp này hiện đang ứng dụng ký kết điện tử trên FPT.eContract trong rất nhiều loại hình tài liệu, hồ sơ, hợp đồng trong nội bộ, với người lao động, khách hàng, đối tác.
Hành lang pháp lý đã trợ lực, giải pháp ký kết điện tử hợp quy chuẩn theo luật Việt Nam đã sẵn sàng. Có thể nói, đây là thời điểm vàng để doanh nghiệp chuyển đổi sang ký kết điện tử để tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội và tăng tốc phát triển, thuận lợi ngay từ điểm khởi đầu là ký kết hợp đồng.

Đồng hành cùng doanh nghiệp trong bối cảnh Covid-19, hiện FPT đang triển khai chương trình tiếp sức lớn. Chương trình “FPT.eContract – Chuyển đổi phương thức, tăng tốc cạnh tranh” miễn phí một năm sử dụng hợp đồng điện tử FPT.eContract với 50 lần ký kèm bản quyền cùng các ưu đãi khác.

Đăng kí khuyến mãi TẠI ĐÂY

Doanh nghiệp tăng cường sức đề kháng với gói giải pháp vận hành giao dịch số miễn phí của FPT IS

FPT ra mắt giải pháp toàn diện FPT.eContract hỗ trợ doanh nghiệp ký hợp đồng điện tử
Giao dịch số không gián đoạn với Bộ giải pháp miễn phí của FPT IS

Dịch bệnh Covid-19 phức tạp diễn ra trên diện rộng, bao phủ 40 tỉnh thành trên toàn quốc đã tiếp tục gây ra những tác động không nhỏ cho hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Công ty Hệ thống Thông tin FPT – FPT IS triển khai gói trợ lực 0 đồng giúp doanh nghiệp vận hành giao dịch số với trọn bộ giải pháp Hóa đơn điện tử, Hợp đồng điện tử, Trích xuất dữ liệu và Quản lý hóa đơn đầu vào và Chữ ký số.
Trọn bộ 04 giải pháp giúp doanh nghiệp “không chạm” trong quá trình tương tác, giao dịch với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo thực hiện các giao dịch một cách kịp thời, thông suốt, minh bạch, chính xác và an toàn bảo mật. Bộ giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm lên tới 70% thời gian và chi phí cho việc chuyển phát, in ấn, ký duyệt cũng như tổng hợp dữ liệu so với phương cách truyền thống. Những công cụ này đặc biệt hữu ích cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay khi việc trao đổi, tương tác, giao dịch trực tiếp với khách hàng bị hạn chế, thậm chí tại nhiều khu vực, tỉnh thành có mức độ lây nhiễm cao trở thành việc bất khả thi.
Cụ thể từ 15/6 đến ngày 15/09/2021, doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng gói giải pháp hoàn toàn miễn phí tại giaodichso.fpt.com.vn. Chỉ cần đăng ký, doanh nghiệp có thể sở hữu ngay: 500 hóa đơn điện tử FPT.eInvoice và miễn phí bản quyền sử dụng trong vòng 1 năm; 50 hợp đồng điện tử FPT.eContract và miễn phí bản quyền sử dụng trong vòng 1 năm; Trích xuất dữ liệu và quản lý hóa đơn đầu vào FDA cho 200 hóa đơn và miễn phí bản quyền sử dụng trong vòng 1 năm; 03 tháng sử dụng miễn phí chứng thư số FPT.CA và giảm 40% chi phí token ký.
Gói giải pháp nằm trong hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ Made by FPT được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ lõi như AI, Cloud…và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất góp phần giúp các doanh nghiệp tối ưu vận hành, đột phá hiệu suất, tăng cường trải nghiệm khách hàng.
Ông Lê Thanh Bắc – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ điện tử – FPT IS chia sẻ: “Chúng tôi sẵn sàng đồng hành, chia sẻ kinh nghiệm, hợp lực giúp các doanh nghiệp bằng các giải pháp đơn giản, có thể áp dụng được ngay trong ngày và tối ưu chi phí rõ rệt. Việc ứng dụng các giải pháp sẽ tạo ra được những thay đổi căn bản trong cách vận hành không chạm, không giấy tờ, phi khoảng cách, giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng, duy trì kinh doanh đồng thời tiết kiệm chi phí”.

Với giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract – nền tảng hợp đồng điện tử đạt giải thưởng Stevie Awards Châu Á Thái Bình Dương giúp gần 50,000 hợp đồng/hồ sơ ký kết thành công, doanh nghiệp có thể số hoá quy trình ký kết, chuyển tiếp hợp đồng đến đối tác, thông báo nhắc ký và lưu trữ toàn bộ hồ sơ, hợp đồng trên một nền tảng duy nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức ký số như ký bằng ảnh hay bằng chữ ký số token như FPT.CA. Với FPT.eInvoice, việc xuất hóa đơn, ký duyệt, gửi email cho khách hàng được thực hiện tự động theo đúng chuẩn cấu trúc hóa đơn điện tử theo khuyến nghị của Tổng cục Thuế. Với FDA, các doanh nghiệp chỉ mất 8s cho việc thu thập thông tin hóa đơn từ điện thoại, email tập trung, trích xuất dữ liệu cho mỗi hóa đơn đầu vào.
Đơn cử, một ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam với hơn 113 chi nhánh trên toàn quốc đã triển khai số hóa quá trình ký kết nội bộ cũng như với đối tác từ xa bằng FPT.eContract từ 2020. Các giao dịch giữa ngân hàng và dân sự cho các khoản vay, mở thẻ tín dụng…sử dụng dịch vụ FPT.eContract đã lược bỏ khâu chuyển phát, tránh mất mát, lưu trữ hợp đồng bảo mật và tập trung, giúp tiết kiệm 70% thời gian và chi phí so với trước đây. Chỉ cần mở email trên thiết bị di động kết nối internet, các cấp phê duyệt luôn có thể xem xét ký số hay ký bằng hình ảnh chỉ với 1 thao tác. Hợp đồng/tài liệu bắt đầu từ khi khởi tạo cho đến kết thúc quá trình ký duyệt cuối cùng đều được đảm bảo toàn vẹn về dữ liệu với các bước xác thực tuân thủ Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
Hay công ty Logistics Hàng không đã áp dụng xuất hóa đơn điện tử với FPT.eInvoice trên toàn bộ hệ thống 8 công ty con trên toàn quốc. Sau khi ứng dụng hệ thống mới, doanh nghiệp đã có thể đơn giản hóa việc xử lý xuất và hiển thị hóa đơn với dữ liệu lớn, có hóa đơn lên đến hàng chục nghìn dòng một cách nhanh chóng chỉ trong vòng chưa đến 1 phút. Cùng với việc tích hợp FPT.eInvoice đồng bộ cùng hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP sẵn có, công ty có thể xử lý hàng triệu giao dịch phục vụ xuất hóa đơn trong tháng nhanh chóng và thuận tiện. Việc ứng dụng giải pháp giúp tổ chức tiết kiệm chi phí in ấn, vận chuyển hóa đơn đến 80% cũng như giúp nâng cao 75% hiệu suất vận hành.
Một đại lý cung cấp dịch vụ Kế toán và kê khai Thuế cho gần 150 doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhập liệu lên tới 15 nhân viên. Sau khi áp dụng FPT Digital Accounting, thời gian xử lý của toàn bộ quy trình, thu thập hóa đơn đã được rút ngắn xuống chỉ còn 10s so với 5-6 phút theo quy trình cũ. 100% hóa đơn được thu thập và ghi nhận vào hệ thống đầy đủ qua các kênh Mobile app và email. Mức độ tin cậy về hóa đơn cũng được đảm bảo do 100% hóa đơn đều được kiểm tra tính pháp lý đầy đủ với Cổng thông tin của Tổng cục thuế. Kết quả, vẫn với số lượng nhân viên như cũ, đơn vị này đã mở rộng dịch vụ cung cấp từ 150 khách hàng lên 230 khách hàng.
Thông tin chi tiết về chương trình cũng như cách thức đăng ký để doanh nghiệp có thể sở hữu bộ giải pháp miễn phí có tại đây.
Nguồn: cafeF