4 cơ sở xác định tính pháp lý của hợp đồng điện tử

Ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử là một tiện ích rất hữu hiệu trong thời đại ngày nay với sự trợ lực từ công nghệ. Các bên ký không cần gặp nhau trao đổi hay chuyển phát mới có thể ký hợp đồng, mà chỉ cần đơn giản là ký số vào file tài liệu văn bản (Word, Excel, PDF…) đã nhận thông báo qua mail là hoàn thành quá trình giao kết.  Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn tồn tại nhiều băn khoăn từ người sử dụng về cách xác định tính pháp lý của hợp đồng điện tử.
Là đơn vị tiên phong trong phát triển nền tảng ký kết hợp đồng điện tử online, FPT.eContract giới thiệu đến người dùng những căn cứ để Hợp đồng điện tử được coi là có giá trị pháp lý.

Đầu tiên, ta cần nắm rõ định nghĩa thế nào là một hợp đồng điện tử.

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật, cụ thể theo quy định tại Luật giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử

– Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử (phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự) trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
– Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng.
– Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
– Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
– Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

Theo đó, các điều kiện khi xem xét tính hợp pháp của một hợp đồng điện tử như sau:

  1. Hợp đồng đầy đủ chữ ký số của các Bên trong hợp đồng

Cũng như cách xem xét hợp đồng giấy, điều đầu tiên cần lưu ý là hợp đồng điện tử cần phải đầy đủ chữ ký số của các bên trong hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng điện tử ký giữa tổ chức với tổ chức: cần phải có đầy đủ chữ ký số của các bên trong hợp đồng.
Trường hợp Hợp đồng điện tử ký giữa tổ chức với cá nhân: cần phải có ít nhất 01 chữ ký số của tổ chức và chữ ký số/chữ ký ảnh của cá nhân (tùy theo thỏa thuận của các bên tham gia).

  1. Hợp đồng toàn vẹn, không bị chỉnh sửa kể từ thời điểm ký số

Điều kiện thứ hai cần kiểm tra ngay là tính toàn vẹn về nội dung hợp đồng, đảm bảo hợp đồng Hợp đồng toàn vẹn, không bị chỉnh sửa kể từ thời điểm các bên hoàn tất ký số.
Trên nền tảng ký số hợp đồng điện tử FPT.eContract, mọi thay đổi của bất kỳ chi tiết nào, từ bên tham gia ký hợp đồng nào tác động đều được ghi nhận lại. Và sau khi ký số, file tài liệu ký sẽ là nội dung cuối cùng và không thể thay đổi. FPT.eContract được thiết kế bảo mật tối ưu từ trong ra ngoài. Hệ thống cài đặt các phương thức và kịch bản phòng chống tấn công mạng được cập nhật liên tục và áp dụng các tiêu chuẩn mã hóa cao. Hệ thống áp dụng các biện pháp chống tấn công và mất mát dữ liệu, đồng thời lưu trữ tại trung tâm dữ liệu đạt chuẩn an ninh thông tin chuẩn quốc tế.

  1. Đại diện ký số là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện được ủy quyền hợp pháp;

Chủ thể ký số là yếu tố chắc chắn cần xem xét trong xác thực hợp đồng điện tử được ký đúng pháp nhân. Tất cả các bên trong hợp đồng phải cùng ký điện tử trên hợp đồng đó.
Một điểm cần lưu ý là trong ký số thì có hai chữ ký số. Chữ ký số của người ký hợp đồng tương ứng với chữ ký người đại diện pháp luật trong hợp đồng giấy; và chữ ký số của doanh nghiệp/tổ chức thay thế con dấu trong hợp đồng giấy. Tùy theo thỏa thuận của các bên ký, có thể dùng chữ ký số doanh nghiệp, nhưng tốt nhất cần có đủ hai chữ ký số này trong hợp đồng của các bên ký.

  1. Chứng thư số được cấp bởi tổ chức được cấp phép và chứng thư số còn hiệu lực tại thời điểm ký số.

Khung pháp lý điều chỉnh chữ ký điện tử gồm: Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015); Luật Giao dịch điện tử năm 2005 (Luật GDĐT 2005) và các nghị định hướng dẫn bao gồm: Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật GDĐT 2005 về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số (Nghị định 130) và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (Nghị định 52). BLDS 2015 điều chỉnh tất cả các loại giao dịch và hợp đồng, bao gồm cả các giao dịch và hợp đồng được ký kết bằng chữ ký sống và các giao dịch và hợp đồng được ký kết thông qua phương tiện điện tử. Luật GDĐT 2005, Nghị định 130 và Nghị định 52 điều chỉnh cụ thể vấn đề chữ ký điện tử và các giao dịch điện tử.
Chứng thư số ký trên tài liệu/hợp đồng phải được cấp bởi tổ chức được cấp phép và chứng thư số còn hiệu lực tại thời điểm ký số. Để kiểm tra tính xác thực chữ ký số, bạn chỉ cần thực hiện theo 1 trong 2 cách đơn giản:

  • Kiểm tra bằng “Signature Panel”:  Mở file mềm hợp đồng điện tử bằng ứng dụng PDF reader (như Adobe reader, Foxit reader…). Đầu tiên, bạn click vào “Signature Panel” bên phải màn hình, menu Digital Panel hiển thị những chữ ký số trên hợp đồng. Tiếp theo, bạn double click vào chữ ký số cần kiểm tra. Ở bước này, bạn chỉ cần click vào “Signature Detail” để kiểm tra certificate chứng thư số, trạng thái chữ ký số trên hợp đồng: Hợp đồng toàn vẹn, thông tin chữ ký số, ngày giờ ký số
  • Kiểm tra bằng cách click trực tiếp vào chữ ký số:  Sau khi mở file mềm hợp đồng điện tử bằng ứng dụng PDF reader, bạn click trực tiếp vào chữ ký số cần kiểm tra => hiện menu “Signature Validation Status” => Click “Signature properties” hiển thị trạng thái chữ ký số trên hợp đồng: Hợp đồng toàn vẹn, thông tin chữ ký số, ngày giờ ký số. Click “Signature Properties” => click “Show Certificate”=> Certificate Details hiển thị tên chứng thư số, tổ chức cung cấp chứng thư số, hiệu lực chứng thư số.

Hợp đồng điện tử FPT.eContract – giải pháp số hoá hợp đồng, đáp ứng tiêu chuẩn pháp lý và kỹ thuật về chữ ký số tại Việt Nam. Người dùng có thể sử dụng bất kỳ chữ ký số bất kỳ nhà cung cấp nào, chứ không cần phải sử dụng chữ ký số FPT.CA để tiến hành giao kết hợp đồng điện tử trên nền tảng FPT.eContract.
Để được tư vấn chi tiết về phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT – FPT Information System
Tầng 22 tòa nhà Keangnam Landmark 72 Tower, E6 Phạm Hùng, Hà Nội
Hotline: 0934.453.466 – 0934.583.499
Website: https://econtract.fpt.com.vn

Giải pháp mới trong số hóa quá trình ký kết với hợp đồng điện tử FPT: Truyền hình Hà Nội

Làm thế nào để việc ký kết hợp đồng hợp tác giữa các doanh nghiệp, tổ chức diễn ra cách nhanh gọn thuận tiện mà vẫn đảm bảo tính bảo mật cao? Khi dữ liệu in giấy tốn thời gian, kinh phí, yêu cầu nhiều sức người và vẫn tiềm ẩn không ít rủi ro. Đặc biệt trong bối cảnh mà việc gặp gỡ giao thương trực tiếp đang là cản trở. Giải pháp nào có thể đáp ứng được những yêu cầu này trong quá trình xây dựng một nền kinh tế số?
 
Ưu điểm nổi trội của hợp đồng điện tử:
  • Quá trình ký kết hợp đồng : bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu
  • Toàn bộ quá trình lưu trữ tìm kiếm: hoàn toàn dễ dàng với hình thức điện tử
  • Quá trình ký giảm hơn 80% thời gian.
  • Sản phẩm, giải pháp chạy trên mô hình cloud và web-based
  • Quy trình ký kết linh hoạt theo xu hướng công nghệ flowable
  • Bảo mật: cài đặt các Phương thức và kịch bản phòng chống tấn công mạng được cập nhật liên tục và áp dụng các tiêu chuẩn mã hóa cao.
Doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân trong phát triển nền kinh tế số, và hợp đồng đang là đầu vào cho mọi quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, hợp đồng điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh và nâng cao trải nghiệm của đối tác, khách hàng trong việc thực hiện ký kết hợp đồng điện tử.
Link đăng ký trải nghiệm hợp đồng điện tử FPT.eContract và nhận tư vấn miễn phí
https://econtract.fpt.com.vn
 
Hợp đồng điện tử FPT.eContract – Dẫn đầu nền tảng ký hợp đồng số
——————————————————-
Công ty Hệ thống Thông tin FPT
 0934.453.466 – 0934.583.499
 FPT.eContract@fpt.com.vn
 econtract.fpt.com.vn
 Trụ sở: Tầng 22, toà nhà Keangnam Landmark 72, E6 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
 VP Hồ Chí Minh: Toà nhà FPT Tân Thuận 3, Lô B3, Đường Sáng Tạo, Khu chế xuất Tân Thuận, P. Tân Thuận Đông, Q.7, TP.HCM.

Pháp lý chữ ký số?

Pháp lý chữ ký số căn cứ theo

  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP–Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và dịch vụ Chứng thực chữ ký số.
  • Nghị định 165/2018/NĐ-CP – Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thúc đẩy giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính
  • Điều 33 Chương IV Luật giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 số 51/2005/QH11

Hợp đồng điện tử được ký bởi chữ ký số điện tử.

Chữ ký số là gì?

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử. Đây là thông tin được mã hóa bằng khóa riêng của người gửi, được đính kèm theo văn bản nhằm đảm bảo cho người nhận định danh và xác thực đúng nguồn gốc, tính toàn vẹn của dữ liệu nhận được.
Chữ ký số được hiểu như con dấu điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức.

Áp dụng Hợp đồng điện tử trong hợp đồng lao động thế nào

Căn cứ áp dụng Hợp đồng điện tử trong hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 45/2019/QH14
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

  • Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Điều 220. Hiệu lực thi hành

  • Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực.
  • Kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực thi hành, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận hợp pháp đã giao kết có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung để phù hợp và để áp dụng quy định của Bộ luật này.
  • Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

Áp dụng Hợp đồng điện tử trong thương mại thế nào

Hợp đồng điện tử trong thương mại căn cứ theo Luật thương mại: 36/2005/QH11

  • Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại. Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Áp dụng Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự thế nào?

Hợp đồng điện tử trong giao dịch dân sự được áp dụng căn cứ theo Bộ luật dân sự: 91/2015/QH13

  • Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Áp dụng Hợp đồng điện tử trong kế toán thế nào

Căn cứ Luật kế toán: 88/2015/QH13
Điều 17. Chứng từ điện tử

  • Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật này và được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
  • Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ; phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định. Chứng từ điện tử được quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản mà nó được tạo ra, gửi đi hoặc nhận nhưng phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng.
  • Khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

Điều 18. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán

  • Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 của Luật này. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

Điều 19. Ký chứng từ kế toán
Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.

Sự khác biệt giữa Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống

STT Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống
1 Căn cứ pháp lý Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005. Bộ luật Dân sự mới nhất 2015
2 Phương thức giao dịch – Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản
– Được ký bằng chữ ký điện tử
Thông thường, hợp đồng truyền thống có các phương thức sau:
– Bằng văn bản
– Bằng lời nói
– Bằng hành động
– Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận
3 Nội dung Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:
– Yêu cầu kỹ thuật
– Chứng thực chữ ký điện tử
– Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật
– Đối tượng của hợp đồng;
– Số lượng, chất lượng;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
– Quyền, nghĩa vụ của các bên;
-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Phương thức giải quyết tranh chấp

Pháp lý của Hợp đồng điện tử

  • Luật mẫu của UNCITRAL (Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc) về Thương mại điện tử năm 1996 (sửa đổi năm 1998)
  • Luật Giao dịch điện tử 2005:

Định nghĩa về Hợp đồng điện tử
Thừa nhận tính pháp lý của Hợp đồng điện tử
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hiện hợp đồng điện tử

  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

Giá trị của chữ ký số trên thông điệp dữ liệu là tương đương với chữ ký trên văn bản giấy
Giá trị của chữ ký số của cơ quan/tổ chức trên thông điệp dữ liệu là tương đương với con dấu.

  • Luật mẫu về Chữ ký điện tử năm 2001: Ngày 05 tháng 7 năm 2001, UNCITRAL đã thông qua Luật mẫu về Chữ ký điện tử và sách huớng dẫn về việc áp dụng.
  • Công ước Liên hợp quốc về sử dụng các giao dịch điện tử trong các hợp đồng quốc tế năm 2005: Đuợc bắt đầu từ năm 2001, ngay sau Luật mẫu về Chữ ký điện tử được ban hành. Việc xây dựng Công ước quốc tế về sử dụng các giao dịch điện tử trong các hợp đồng quốc tế đã hoàn tất vào ngày 23/11/2005 sau khi được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua. Công ước này bao gồm các điều khoản quy định về những vấn đề liên quan đến hợp đồng điện tử nhằm mục đích tăng cuờng tính an toàn pháp lý và khả năng tiên lượng trong thương mại khi mà các giao dịch hợp đồng quốc tế được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử.