Chữ ký số là gì?
Theo Nghị định 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ: “ “Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác.” Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Đơn giản hơn có thể hiểu chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý. Chữ ký số số được ký trên các loại văn bản và tài liệu số như: word, excel, pdf… Những tài liệu này dùng để nộp thuế qua mạng, khai hải quan điện tử và thực hiện các giao dịch điện tử khác. Nó không cần phải sử dụng giấy và mực, nó gắn xác định đặc điểm của các bên ký một cam kết nhất định.
Chữ ký điện tử sẽ làm trơn tru quá trình ký bất kỳ tài liệu nào và giữ mọi thứ an toàn và bảo mật. … Có thể xác thực tài liệu trong khi vẫn bảo mật, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí là lý do tại sao việc sử dụng chữ ký điện tử là rất quan trọng đối với các tổ chức ngày nay. Thêm vào đó, bạn không thể cắt giấy từ chữ ký điện tử!
Chữ ký số trong giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử Chữ ký số được cung cấp và xác thực bởi FPT.eContract Theo đó, khi khách hàng hoàn thành các bước điền thông tin và thanh toán thành công, cán bộ có thẩm quyền sẽ thẩm định và ký số. Ngay lập tức, Giấy chứng nhận điện tử sẽ được lưu trữ trên ứng dụng và đường link tải xuống Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử cũng sẽ được gửi qua tin nhắn SMS. Chữ ký số trong giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử được cung cấp cho người mua bảo hiểm qua có vai trò như sau: – Xác nhận người ký thông điệp dữ liệu là công ty bảo hiểm – Xác nhận sự chấp thuận với nội dung thông điệp dữ liệu được ký Đồng thời, chữ ký số cũng là một bằng chứng xác minh giá trị pháp lý của giấy chứng nhận bảo hiểm được cung cấp bởi đơn vị xác thực trên ứng dụng.
Các nguyên tắc đảm bảo đủ tin cậy của hợp đồng điện tử trong giao dịch thương mại điện tử Quy trình hình thành, lưu trữ, quản lý hợp đồng điện tử đảm bảo không gây lộ lọt thông tin hợp đồng (ON-PREMISE, HASH-SIGNING) Hợp đồng điện tử có dấu điện tử xác thực bởi Bộ Công Thương Đảm bảo quy trình xác minh nội dung hợp đồng theo thời gian tồn tại theo quy định pháp luật mà không phụ thuộc vào yếu tố thay đổi của công nghệ, kỹ thuật
Các loại hình hợp đồng điện tử Các bên tham gia đều sử dụng Chữ ký số Kết hợp giữa Chữ ký số và eKYC 1 bên sử dụng chữ ký số và bảo đảm cho bên còn lại theo quy trình giao kết hợp đồng thỏa thuận
– Việc giao kết và soạn thảo hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
– Khi giao kết và soạn thảo hợp đồng điện tử, các bên có quyền trao đổi về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính vẹn toàn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
FPT.eContract hay hợp đồng điện tử được sử dụng cho các trường hợp dưới đây:
Tài chính Ngân hàng:
– Mở tài khoản tại nhà
– Thông báo thay đổi thỏa thuận dịch vụ
– Làm thủ tục vay từ xa Bảo hiểm
– Mở hợp đồng bảo hiểm
– Ký kết Chứng từ đóng phí, thay đổi hạn mức, làm mới
– Ký kết Chứng từ thay đổi hạn mức
– Ký kết Chứng từ gia hạn hợp đồng Bất động sản
– Ký kết và thanh toán hợp đồng cho thuê
– Thỏa thuận đặt cọc
– Hợp đồng mua bán Hợp đồng lao động
– Ký hợp đồng lao động cho các nhà máy, tổ chức số lượng nhân công lớn
– Ký hợp đồng dịch vụ nhân sự đối với các vị trí thời vụ
Khám chữa bệnh
– Đăng ký khám chữa bệnh
– Đóng phí, ký xác nhận hóa đơn dịch vụ
– Ký kết với đối tác và nhà cung cấp dịch vụ cho bệnh viện
Đa ngành
– Hợp đồng mua bán
– Hợp đồng môi giới
– Đơn đặt hàng
– Biên bản nghiệm thu
Giáo dục
– Hợp đồng ký kết giữa Nhà trường và giáo viên
– Hợp đồng ký kết giữa Nhà trường và Phụ huynh học sinh
– Hợp đồng ký kết giữa Nhà trường và đối tác cung cấp dịch vụ: ăn uống, sách, vở, ngoại khóa…
– Hợp đồng ký kết giữa Nhà trường và cơ quan các cấp
Du lịch
– Hợp đồng khung với các nhà cung ứng, đơn vị cung cấp dịch vụ nhà hàng ăn uống khu vui chơi – đối tác truyền thống , dịch vụ xe, khách sạn, nhà hàng.
– Hợp đồng hợp tác cùng các đối tác du lịch giao dịch trong và ngoài nước hình thức inbound, outbound
– Hợp đồng tour cá nhân ký theo từng sự vụ
– Hồ sơ giấy tờ nội bộ đa dạng luồng quy trình ký nhiều bên, nhiều hình thức bao gồm xem xét, ký nháy, ký ảnh cá nhân có xác thực, ký số
Vì sao thế giới ký kết điện tử?
Ký kết điện tử nhanh chóng phát triển do những lợi điểm vượt trội
• Cho phép các hoạt động thương mại dịch vụ xuyên biên giới, xuyên quốc gia.
• Các công ty bắt đầu hành trình chuyển đổi số với việc áp dụng chữ ký điện tử và các công nghệ kỹ thuật số khác đạt được 70% -80% trong việc cải tiến hiệu quả.
• Doanh nghiệp dùng ký kết điện tử chốt nhiều giao dịch hơn 17% so với người không dùng.
Các yếu tố thúc đẩy phát triển ký kết điện tử
1. Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tính pháp lý của việc ký kết điện tử
2. Internet và điện toán đám mây cho phép các tổ chức và người dùng thực hiện các giao dịch trực tuyến từ bất cứ đâu
3. Làn sóng chuyển đổi số áp dụng các công nghệ mới nhất giúp giải bải toán tối ưu vận hành và loại bỏ các thủ tục giấy tờ
4. Giãn cách xã hội và làm việc từ xa, gia tăng nhu cầu về kết nối an toàn và giao dịch trực tuyến trong bối cảnh Đại dịch COVID-19 5. Mối quan tâm về bảo mật và giúp giảm các hành vi gian lận Giải pháp ký kết điện tử giàu tính năng, dễ sử dụng trên đa dạng các loại thiết bị, đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật mới nhất và giúp tăng hiệu quả vận hành, tiết kiệm chi phí.
Số giao dịch ký kết điện tử Giao dịch Chữ ký điện tử đã tăng từ 89 triệu lên 754 triệu chỉ trong vòng 5 năm Thị trường ký điện tử toàn cầu Tăng trưởng với tốc độ CAGR là 26,6% trong giai đoạn dự báo (2021–2030). * Theo Revitas, 2015 * Theo FortunebusinessInsights, 2020
Trước tiên, việc phương thức này không cần sử dụng đến giấy tờ đã giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về chi phí, thời gian cũng như nguồn lực từ khâu in ấn, vận chuyển, cho đến ký kết, lưu trữ và bảo quản hợp đồng.
Thêm vào đó, mọi quy trình sẽ được thực hiện trên môi trường điện tử nên yếu tố bảo mật, an toàn sẽ được đảm bảo tối đa.
Một ưu điểm tiếp theo khi chuyển đổi sang hợp đồng điện tử, đó là khách hàng có thể thực hiện ký số đồng loạt, mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều thiết bị mà không cần gặp mặt, tiếp xúc trực tiếp. Chưa kể đến lợi ích tinh giản các thủ tục, phương thức này còn đặc biệt phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, đảm bảo cho việc ký kết có thể diễn ra thuận lợi, không lo gián đoạn, trục trặc.
Trong các giao dịch điện tử, bảo mật an toàn thông tin luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp vô cùng quan tâm. Với việc vận hành theo tiêu chuẩn, mọi dữ liệu về doanh nghiệp cũng như quá trình giao dịch đều được cam kết đảm bảo an toàn một cách tối đa.
Mặt khác, hình thức này cũng giúp hạn chế được tình trạng mạo danh, lừa đảo gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Tựu trung lại, khi thực hiện ký hợp đồng thông qua phương thức điện tử, doanh nghiệp có thể nhận được những lợi ích thiết thực như sau:
Ký số đồng loạt, mọi lúc, mọi nơi
Bảo mật tối đa dữ liệu, an toàn thông tin
Quy trình không chạm, không tiếp xúc
Quản lý dễ dàng – an toàn lưu trữ
Rút ngắn thời gian – giảm thiểu chi phí
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hợp đồng điện tử FPT:
Số điện thoại: 1900.636.191
Email: fpt.econtract@fpt.com.vn
Website: econtract.fpt.com.vn/
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract